Tràn lan vi phạm trật tự đô thị tại khu vực đường Tôn Quang Phiệt, Hà Nội
Vỉa hè bị chiếm dụng vô tội vạ, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân, vi phạm trật tự đô thị, phớt lờ những quy định phòng chống dịch COVID-19…
là thực trạng đã và đang diễn ra trên đường Tôn Quang Phiệt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Người dân bức xúc khi vi phạm trật tự đô thị diễn ra trong một thời gian dài
Gần đây, báo SK&ĐS đã nhận được phản ánh của nhiều người dân sinh sống tại khu vực đường Tôn Quang Phiệt, phường Cổ Nhuế 1 quận Bắc Từ Liêm về những vi phạm, bất cập trong công tác quản lý trật tự đô thị.
Không chỉ tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh, tại đây, tình trạng phớt lờ các quy định của pháp luật về quản lý trật tự đô thị; phòng, chống dịch COVID-19 còn diễn ra thường xuyên.
Một số cơ sở kinh doanh bày bàn ghế lấn chiếm vỉa hè, vi phạm trật tự đô thị.
Theo phản ánh, tại vỉa hè đường Tôn Quang Phiệt gần đây đã xuất hiện một số hộ dân đến lấn chiếm vỉa hè, thậm chí còn quây tôn làm nhà tạm, quây rào để kinh doanh. Được biết, vỉa hè tại đường Tôn Quang Phiệt trước đây rộng 5m, nhưng đến nay chỉ còn khoảng 2m. Nhiều hộ dân đang sinh sống tại khu vực này, hàng ngày đi qua đây rất bức xúc.
Theo một cán bộ đã nghỉ hưu, sinh sống tại một chung cư trên đường Tôn Quang Phiệt cho biết, hàng ngày thường xuyên đi tập thể dục, đi bộ trên vỉa hè tại khu vực này. Thời gian qua, một số hộ dân đã đến lấn chiếm vỉa hè, tự ý dựng lều lán, quây tôn làm ki-ốt công khai… rất mất mỹ quan, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân nhưng vẫn chưa thấy cơ quan chức năng xử lý.
Khu nhà tạm tự ý quây tôn, lấn chiếm vỉa hè, vi phạm trật tự đô thị.
Theo phản ánh của một số người dân khác, tại khu vực tường rào của Công ty in Bộ Tài chính, một nhà tạm với kích thước rộng 1,5m và dài hơn 10m chiếm dụng một phần diện tích vỉa hè đã tồn tại trong nhiều năm qua. Được biết, đây là phần đất còn lại sau khi Khu đô thị Nam Cường tiến hành giải phóng mặt bằng mở đường trong khu đô thị.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau mở đường, phần diện tích còn lại bị một số đối tượng chiếm dụng, quây tôn, dựng nhà tạm để sinh sống. Thậm chí ngôi nhà này còn ngang nhiên dựng cọc chống đỡ rào tôn, chiếm dụng vỉa hè gây ảnh hưởng đến người dân khi đi lại qua đây, đặc biệt là ban đêm.
Theo phản ánh của người dân và ghi nhận của phóng viên, tình trạng này đã diễn ra trong một thời gian dài. Tuy nhiên đến nay chưa được các lực lượng chức năng tại địa phương quan tâm xử lý dứt điểm. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi, liệu chăng chính quyền địa phương không biết vi phạm đang xảy ra hay cố tình làm ngơ cho vi phạm này tồn tại ?
Vi phạm các quy định về phòng chống dịch COVID-19
Trong những ngày gần đây, số ca nhiễm COVID-19 tại TP. Hà Nội đã liên tục tăng cao. Thế nhưng, chợ cóc, quán ăn, quán nước vỉa hè trên đường Tôn Quang Phiệt vẫn vô tư hoạt động, bỏ qua những quy tắc phòng chống dịch COVID-19.
Khu nhà tạm quây tôn kinh doanh quán nước vỉa hè, nhiều người vô tư vi phạm các quy định phòng chống dịch COVID-19.
Chưa dừng lại ở đó, một số quán nước còn thản nhiên bày bàn ghế, căng bạt chiếm trọn vỉa hè… khiến người đi bộ chỉ còn cách đi xuống lòng đường. Có mặt tại quán nước vỉa hè tại đường Tôn Quang Phiệt (khu đất được quây tôn làm nhà tạm), rất đông người ra vào, ngồi uống nước, trò chuyện nhưng không đảm bảo quy định 5K.
Có thể thấy, trong khi TP Hà Nội đang căng mình phòng chống dịch COVID-19, khi nhiều khu vực của thành phố chuyển cấp độ từ “vàng” sang “cam”. Tuy nhiên, một số nơi, ý thức phòng chống dịch của người dân vẫn còn rất chủ quan, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Để đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông, thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch COVID-19, đề nghị các lực lượng chức năng phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm khẩn trương vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Báo SK&ĐS sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc khi nhận được thông tin phản hồi từ các cơ quan chức năng.
Khu nhà cổ mang kiến trúc Nam bộ xưa trị giá hơn 20 tỷ đồng ở Sài Gòn
Khu nhà cổ mang nét kiến trúc Nam bộ xưa, có căn đã gần 100 năm tuổi được gia chủ đi các tỉnh mua về xây dựng trên mảnh đất 3 ha ở Quận 9, TPHCM.
Khu nhà xưa của ông Đỗ Văn Dũng nằm trên mảnh đất rộng khoảng 3 ha của gia đình ở Quận 9, TPHCM. Để hoàn thành được khu nhà theo lối kiến trúc cũ, ông Dũng phải đi khắp các tỉnh thành để tìm mua các xác nhà rồi mang về xây dựng, lắp ráp theo nguyên bản.
Trong toàn bộ khu nhà, riêng căn nhà chính đã gần 100 năm tuổi. Căn nhà được ông Dũng mua vào năm 2002 ở tỉnh Bình Dương, có giá 25 cây vàng rồi mang về lắp đặt, sau đó ông mua thêm 2 xác nhà khác để bổ sung các chi tiết bị hư hỏng. Sau 4 năm thi công, ngôi nhà cơ bản hoàn thành. Toàn bộ diện tích căn nhà khoảng 200 m2.
Ngôi nhà mang lối kiến trúc chữ Đinh - kiểu nhà này có 2 căn, căn nhà trên nằm ngang và căn dưới nằm xuôi, đòn dông của 2 căn này thẳng góc với nhau, giống như chữ Đinh (chữ 丁) trong Hán tự. Khu vực nhà chính (phòng khách) có 3 gian, diện tích khoảng 60 m2.
Gian giữa được ông Dũng làm nơi thờ cúng, tiếp khách. Chính giữa nhà đặt bộ trường kỷ 50 năm tuổi được ông mua của người dân tại tỉnh Bình Dương nhiều năm trước.
"Ban đầu tôi chỉ dự tính làm căn nhà đơn giản để cuối tuần cả gia đình về nghỉ ngơi, vui chơi, nhưng càng làm lại càng say mê nên dồn hết tâm huyết vào để căn nhà trở nên hoàn thiện nhất", ông Dũng cho biết.
Khu vực 2 gian trái, phải của căn nhà được ông Dũng kê thêm bàn ghế, bộ phản gỗ. "Theo hiểu biết của tôi, trong căn nhà 3 gian của người dân Nam bộ thường được bố trí như vậy, mỗi dịp họp hành quan trọng của gia chủ, gian giữa dành cho các cụ lớn tuổi ngồi nói chuyện, bàn ghế và bộ phản gỗ ở 2 gian bên cạnh là nơi các bà, các mẹ ngồi", người đàn ông nói.
Ông Dũng lắp đặt trên trần nhà các giàn đèn để tạo nên vẻ đẹp cho ngôi nhà. Những giàn đèn trước đây sử dụng dầu để thắp sáng, sau này ông thay thế bằng bóng đèn điện.
Phần rui, kèo, cột nhà được ông Dũng giữ gần như nguyên bản với ngôi nhà ông mua.
Ngoài ra, ông Dũng còn ra Huế để sưu tầm các loại bình gốm, tủ gỗ để về trang trí.
Để tăng thêm diện tích sinh hoạt, ông Dũng mở rộng thêm phần chái bên phải và phía sau căn nhà. Toàn bộ căn nhà có 54 cột làm từ gỗ gõ mật.
Phần gạch được lắp mới toàn bộ, mái được lợp bằng ngói Đồng Nai. Khu vực sân phía trước trang trí thêm các chậu cảnh.
Ngoài không gian nhà chính, ông Dũng còn lấy vật liệu từ các xác nhà xưa để xây dựng thêm các khu vực xung quanh. Toàn bộ khu nhà của ông Dũng có kinh phí xây dựng hơn 20 tỷ đồng. Ngôi nhà này từng được nhiều đoàn làm phim mượn làm bối cảnh.
Cửa hàng Highlands Coffee ở Hà Nội bị chủ tòa nhà tố "chây ì" trả tiền thuê mặt bằng, đưa 70 nhân viên đến gây rối trật tự? Sự việc xảy ra tại tòa Trung tâm thương mại Artemis (phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội). Những ngày gần đây, người dân Hà Nội đi qua khu vực ngã tư Trường Chinh - Lê Trọng Tấn không khỏi tò mò khi quán cà phê Highlands Coffee (tại tòa nhà Trung tâm thương mại Artemis) vốn nổi tiếng đông khách...