Tràn lan thuốc “chữa mọi triệu chứng hậu Covid-19″ trên MXH: Bác sĩ cảnh báo!
Thời gian này, nhiều tài khoản mạng xã hội rao bán những loại thuốc, đơn thuốc với lời chào mời “chữa mọi triệu chứng hậu Covid-19″.
Trên nền tảng mạng xã hội Facebook, chỉ cần gõ từ khóa “Hậu Covid”, sẽ xuất hiện nhiều bài viết và hội nhóm liên quan.
Nhiều tài khoản thậm chí rao bán những loại thuốc, đơn thuốc với lời chào mời “chữa mọi triệu chứng hậu Covid-19″. Từ thuốc Đông y, Tây y, thực phẩm chức năng, thuốc bổ, “xịn” hơn là hàng “xách tay” từ Ấn Độ, Nga, Nhật… đều tràn lan trên chợ mạng online.
Những loại thuốc thường được đi kèm với chức năng hấp dẫn như “hư chỗ nào, thuốc sẽ chữa chỗ đó”, “nếu không uống, tình trạng sẽ nặng hơn nữa”, “thuốc này thấm sâu vào tế bào, trị tận gốc hậu Covid-19 mà không cần tập luyện”,… Điểm chung của những bài viết bán thuốc chữa hậu Covid-19 là đều không có nguồn gốc xuất xứ, bao bì chỉ toàn tiếng nước ngoài.
Những hội nhóm, bài đăng trên mạng xã hội rao bán tràn lan về thuốc hậu Covid-19 (Ảnh chụp màn hình)
Cách đây ít ngày, bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) nhận được đơn thuốc chữa hậu Covid-19 từ một người bệnh. Ông ngay lập tức khuyến cáo, trên thực tế không có đơn thuốc nào gọi là chữa hậu Covid-19, người dân hết sức bình tĩnh, không hoang mang và lo lắng thái quá.
Bác sĩ Khanh khuyến cáo, tùy theo triệu chứng hậu Covid-19, người bệnh chỉ cần tập luyện, nâng cao sức khỏe và đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
TS.BS Quan Thế Dân, Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa Cấp cứu và Điều trị Tích cực Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành (Thanh Hóa) cho biết, phần lớn các triệu chứng hậu Covid-19 sẽ tự giảm dần rồi hết, nên người bệnh không cần phải điều trị. Một số trường hợp còn ho kéo dài, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa thì có thể dùng thêm một số thuốc hỗ trợ thông thường như thuốc giảm ho long đờm, thuốc an thần thảo dược, men tiêu hóa…
Trên mạng xã hội xuất hiện những loại thuốc, thực phẩm chức năng đắt tiền với quảng cáo chữa hậu Covid-19, theo bác sĩ Dân là “không giúp ích gì nhiều, chỉ gây tốn tiền vô ích”.
Ngoài ra, ông cảnh báo việc tiếp tục dùng các thuốc chống viêm, kháng đông… cần được các bác sĩ khám cụ thể, có các xét nghiệm chuyên biệt, mới kê đơn cho dùng. Người bệnh không nên tự ý dùng các loại thuốc đó.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê chỉ có từ 10 – 20% người mắc Covid-19 có triệu chứng hậu Covid-19. Thường sau khoảng 4 tuần bị lây nhiễm, người bệnh sẽ có các triệu chứng hậu Covid-19. Tình trạng này cũng có thể xuất hiện ở cả những người không triệu chứng trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần sau khi bị lây nhiễm.
Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc Phòng cho biết, các triệu chứng hay gặp của Covid-19 kéo dài và hậu Covid-19 là:
- Mệt mỏi kéo dài, suy giảm thể lực.
- Hụt hơi, không hít thở sâu được.
- Ho khan, khàn tiếng.
- Tim đập nhanh, hồi hộp, cảm giác nhói ở tim.
- Sương mù não: phản ứng chậm, giảm trí nhớ, cảm thấy lơ mơ.
- Thiếu máu não: nặng đầu, ong đầu, đau đầu, mỏi mắt, ù tai, giảm tập trung, dễ cáu gắt.
- Lo lắng, căng thẳng, dễ xúc động, ngủ kém, không ngủ được.
- Tê bì, cảm giác râm ran, kiến bò, chân tay không yên, cảm giác kim châm, bỏng buốt.
- Rối loạn điều nhiệt: thường xuyên cảm thấy ớn lạnh (hoặc nóng), mồ hôi trộm.
- Mất hoặc giảm vị giác, khứu giác. Ăn nhạt miệng, ăn không thấy ngon. Khô miệng.
- Trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn co thắt đại tràng, đau vùng thượng vị.
- Đau cơ, đau khớp, đau cổ vai gáy.
- Mẩn ngứa, phát ban, dị ứng kéo dài.
- Rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc, da khô, sần sùi.
Bác sĩ Hoàng khuyến cáo, quan trọng nhất hậu Covid-19 là tinh thần thoải mái và “không có gì tốt hơn vận động”. Mỗi ngày, người bệnh nên vận động bằng các tập nhẹ nhàng, không quá sức như đi bộ, đạp xe tại chỗ, mỗi lần từ 15 đến 20 phút.
Người bệnh nên cố gắng ngủ đủ giấc kết hợp chế độ dinh dưỡng, giữ tinh thần thoải mái, không quá lo lắng, hạn chế đọc tin tức tiêu cực.
“Ăn uống đầy đủ, đa dạng món ăn, tập thể dục và ngủ đủ giấc, là “liều thuốc” tốt hơn nhiều các loại thuốc khác”, bác sĩ Hoàng nói.
Người bệnh đến khám hậu Covid-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn sáng 15/3
Nếu các triệu chứng hậu Covid-19 không thuyên giảm, người bệnh nên đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và tư vấn. Theo bác sĩ Hoàng, những đối tượng sau nên đi khám hậu Covid-19, gồm những người gặp triệu chứng ảnh hưởng nhiều việc sinh hoạt, làm việc thường ngày; người từng nhập viện để điều trị Covid-19; người có bệnh nền, dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc chưa tiêm đủ 2 liều vaccine.
“Nếu bạn không thuộc một trong các trường hợp trên, thì không cần phải đi khám hậu Covid-19, tuy nhiên nên đi kiểm tra sức khỏe sau khi âm tính khoảng 6-8 tuần”, bác sĩ Hoàng nói.
Khi đến bệnh viện khám hậu Covid-19, người bệnh sẽ được khám, xét nghiệm một hoặc vài nhóm chuyên khoa như đánh giá chức năng hô hấp, chức năng tim mạch, các triệu chứng thần kinh, các triệu chứng tiêu hóa, các triệu chứng về cơ – xương – khớp và các triệu chứng khác nếu đó. Người bệnh cũng sẽ được xét nghiệm công thức máu, chức năng gan, thận; xét nghiệm các chỉ số về đông máu, các chỉ số về tình trạng viêm.
F0 đâu rồi: triển ngay list bài tập thở và giãn cơ từ Lê Bống nếu muốn cải thiện sức khỏe hậu COVID-19
Chưa biết vận động cái gì để tăng cường sức khỏe khi là F0 thì bạn chắc chắn không nên bỏ qua bài tập này từ Lê Bống nhé!
Những ngày này đi đến đâu cũng nghe thấy nhắc tới F0 do tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Sau khi bị nhiễm COVID-19, dù đã khỏi bệnh nhưng một số người lại kêu than vì những di chứng như đau nhức cơ thể, mệt mỏi, khó thở... quấy rầy sức khỏe suốt cả ngày. Chính lúc này đây, bạn cần tìm ngay cho mình những bài tập hiệu quả để cải thiện sức khỏe hậu COVID-19. Và nếu chưa biết tập cái gì thì có thể tham khảo list bài tập thở và giãn cơ giúp phục hồi di chứng cho các F0 từ cô nàng Tiktoker Lê Bống nhé!
Bài tập thở và giãn cơ phục hồi di chứng cho F0 hậu COVID-19 từ Lê Bống
Theo Lê Bống chia sẻ, những bài tập vận động này vừa giúp kéo giãn cơ, cải thiện chức năng hô hấp, đồng thời còn ngăn chặn được các biến chứng hay suy giảm thể chất và giúp lấy lại tinh thần thoải mái, lạc quan hơn để trở lại với cuộc sống hàng ngày.
*Bài tập hít thở:
Với bài tập này, bạn chỉ cần chú ý đến nguyên tắc "hít vào bằng mũi" và "thở ra bằng miệng". Thời gian khi hít vào sẽ phải ngắn hơn so với thời gian bạn thở ra.
*Bài tập giãn cơ cân bằng cơ thể:
(Chú ý trong quá trình tập luôn nhớ siết chặt cơ bụng).
Động tác 1:
- Mở hai chân rộng hơn vai, thẳng lưng, hóp và siết chặt cơ bụng lại.
- Khi hít vào, bạn đứng thẳng người lên, thở ra thì hạ thấp người xuống.
Thực hiện thêm 4 lần nữa rồi chuyển sang động tác 2.
Động tác 2:
- Tương tự như động tác 1 nhưng khi hạ người xuống, bạn sẽ đưa tay ra phía trước để vẽ một nửa vòng tròn nhằm giãn toàn bộ phần cơ tay bên trong.
Thực hiện thêm 4 lần nữa rồi chuyển sang động tác 3.
Động tác 3:
- Mở hai chân rộng hơn vai, thẳng lưng, hóp và siết chặt cơ bụng lại.
- Khi hít vào, bạn đứng thẳng rồi vươn người lên, thở ra để vẽ một vòng tròn thật lớn cho toàn bộ cánh tay được kéo căng hết cỡ.
Thực hiện thêm 4 lần nữa rồi chuyển sang động tác 4.
Động tác 4 5:
- Mở hai chân rộng hơn vai, thẳng lưng, hóp và siết chặt cơ bụng lại.
- Khi hít vào, bạn di chuyển người sang hai bên, tưởng tượng như cơ thể đang luân chuyển một quả cầu không khí.
- Sau vài lần thì tiếp tục đẩy người ẩn quả cầu này ra xa, duy trì nhịp thở đều đặn trong quá trình tập.
Động tác 6:
- Tưởng tượng mình là một chiếc compa, vẽ một vòng tròn thật lớn khi chùng đầu gối xuống rồi đẩy tay sang bên.
- Làm luân phiên ở tay bên kia, thực hiện 8 lần cả hai bên cho động tác này.
Động tác 7:
- Hít một hơi thật sâu, vươn lên cao rồi thở ra hạ người xuống.
Động tác 8:
- Siết mông lại, hít vào rồi úp hai bàn tay vào nhau, sau đó vươn người lên thật cao, kéo giãn cơ thể.
- Thở ra, thẳng lưng hạ người, chống hai tay xuống sàn, từ từ bước từng chân ra sau, kéo giãn toàn bộ phần cơ đùi sau để trở về tư thế con mèo trong bộ môn yoga.
- Lại hít một hơi thật sâu, hạ người từ cằm xuống ngực rồi lại vươn người lên trong tư thế rắn hổ mang.
- Hít vào đồng thời bước chân phải lên, sau đó nâng tay phải lên, để mũi tay hướng lên cao.
- Sau đó đưa tay ra sau lưng rồi lại đặt tay xuống sàn, bước chân về phía trước.
- Chắp hai tay vào nhau, kéo người lên cao để kết thúc chuỗi động tác này.
Thực hiện chuỗi động tác này 8 lần.
Động tác 9:
- Hít một hơi thật sâu bằng mũi để căng phồng bụng, thở ra một hơi từ từ bằng miệng để xẹp bụng lại.
Động tác 10:
- Đưa chân phải lên cao, nhấc đầu hướng chân áp sát vào nhau.
Động tác 11:
- Hạ chân phải về bên trái, kéo giãn lưng, hai chân đặt sang ngang, đầu hướng sang bên phải.
- Sau đó đổi chân để kéo giãn phần cơ đùi sau bên trái.
Động tác 12:
- Mở rộng hai chân sang ngang để kéo giãn toàn bộ phần cơ háng.
Động tác 13:
- Úp hai lòng bàn chân vào nhau, hai tay nắm vào hai bàn chân.
- Mở đầu gối ra ngoài, dùng tay ấn cổ chân xuống.
Động tác 14:
- Đặt tay xuôi theo người, nằm ngửa thả lỏng cơ, loại bỏ suy nghĩ, muộn phiền trong cuộc sống để thư giãn rồi kết thúc bài tập.
Nguồn: Youtube Lê Bống
Bất chấp vừa mắc Covid-19, Độ Mixi vẫn chăm chỉ "nướng" livestream liền tù tì 9 tiếng đồng hồ chỉ vì lý do này! Hoá ra, tựa game mà nam streamer trông chờ nhất vừa ra mắt! Cách đây không lâu, Độ Mixi thông báo đã dương tính với Covid-19, trở thành F0 trong sự ngơ ngác, ngỡ ngàng của chính bản thân nam streamer và người hâm mộ. Nam streamer chính thức "hai vạch" Hiện tại, nam streamer đã chính thức rời "đường đua 2 vạch"...