Tràn lan đao, kiếm ở suối cá thần
Dọc đường vào suối cá thần Cẩm Lương ( H.Cẩm Thủy, Thanh Hóa), rất nhiều cung nỏ, đao, kiếm, bằng thép, thuộc danh mục hàng cấm, ngang nhiên được bày bán.
Những thanh kiếm hết sức sắc bén, tính sát thương cao được bày bán công khai trên đường vào suối cá thần – Ảnh: Trí Long
Con đường dẫn vào suối cá chỉ chừng hơn 100m nhưng hai bên đường nhiều hộ dân bày bán tràn lan đao, kiếm bằng thép sáng loáng, sắc bén với số lượng lên tới hàng trăm, chưa kể số cất giấu trong nhà.
Đao kiếm bày bán đủ các chủng loại: loan đao (loại đao cong như sừng trâu, dài chừng 30 cm), kiếm, kiếm Nhật, nỏ…Những thanh kiếm được bày trên giá, treo lủng lẳng nhằm chào hàng, hút khách. Vỏ kiếm được trang trí đẹp mắt, bên trong là một thanh kiếm bằng thép sáng loáng, nhọn đầu, rất sắc bén.
Bao nhiêu cũng có
Chị Tình, chủ cơ sở bán kiếm, nỏ kèm các đồ gỗ mĩ nghệ cho biết, ở đây có nhiều loại kiếm với độ dài khác nhau, khách muốn mua loại nào có loại ấy. Loại ngắn 20 – 30cm, loại dài nhất lưỡi đến 80cm. Kiếm dài 300 nghìn, ngắn 250 nghìn. Những thanh kiếm này chủ yếu được bán cho khách du lịch. Nếu khách mua với số lượng lớn, chủ cửa hàng sẵn sàng bớt cho khách cả triệu đồng.
Tại nhà của vợ chồng người đàn ông tên Tuân, ban đầu anh này khẳng định mình không bán kiếm nhưng khi được hỏi mua với số lượng lớn, anh Tuân đã tiết lộ nhiều tay chơi ở Hà Nội, Hòa Bình và các huyện trong tỉnh đến đặt hàng của anh khá nhiều. Anh Tuân cho hay: “Tôi không bày bán tại nhà nhưng cần thì số lượng mấy cũng có, giá đã có giá chung, chất lượng khỏi lo”.
Dù nói không để kiếm trong nhà nhưng thấy chúng tôi cần hàng, anh Tuân dẫn vào buồng trong xem lô hàng chuẩn bị giao cho khách. Đó là gần 20 lưỡi đao với độ dài 50 cm, không cán, không vỏ… Anh Tuân khẳng định chúng tôi muốn mua bao nhiêu cũng có. Để chứng minh, anh Tuân dẫn chúng tôi đến một cơ sở rèn kiếm, làm cung nỏ của một người quen.
Sau đó, chúng tôi được một thanh niên tên Ngọc dẫn đến nhà xưởng với ngổn ngang những lưỡi kiếm, vỏ bao và nhiều thân, cánh nỏ. Đây cũng chính là sản phẩm chủ yếu của xưởng mộc này. Lưỡi kiếm, vỏ kiếm bày xung quanh không chút giấu diếm. Tuy nhiên, họ từ chối dẫn khách hàng đến lò rèn kiếm vì là “vấn đề bí mật”. Xưởng mộc này chỉ là nơi lắp ráp cán, vỏ… để hoàn thiện sản phẩm. Ngọc cho biết, ở đây người làm đao kiếm không nhiều nhưng người bán thì không thiếu. Đao kiếm Ngọc làm theo yêu cầu của khách về độ dài, độ sắc bén do đó mà có sự khác nhau về giá cả, hình dáng.
Video đang HOT
“Qua mặt” cơ quan chức năng
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên thì tình trạng buôn bán hàng cấm đã diễn ra nhiều năm nay. Theo người thanh niên tên Ngọc thì trước kia bán thoải mái, nhưng có dạo công an cũng “càn quét” nhiều nên phải hoạt động bí mật. Băn khoăn về cách thức đem về với số lượng lớn như vậy sẽ bị công an thu giữ, anh Tuân mách nước rằng, nếu đi xe du lịch thì cứ bỏ vào xe, quấn giấy, nhét trong bì.
Còn đi xe máy thì bỏ vào bì chở sau xe hoặc để ngang thân xe, chỗ để chân bên phải và đi sát lề đường bên phải. Nếu ở xa và là khách quen thì những người này gửi xe khách cho khách hàng. Cứ theo cách làm như vậy, nhiều cơ sở sản xuất và buôn bán đao kiếm, cung nỏ ở đây bán mỗi tháng hàng trăm thanh kiếm với nhiều mục đích khác nhau.
Ông Bùi Trung Kiên, Trưởng công an xã Cẩm Lương (H.Cẩm Thủy, Thanh Hóa) cho biết: “Công an chúng tôi cũng đi kiểm tra liên tục, nhưng vì lực lượng mỏng, lại là người cùng làng cũng xã nên họ đã quá quen mặt chúng tôi, thấy bóng chúng tôi là họ điện báo cho nhau giấu kín hết. Vì thế tình trạng này như “bắt nhái bỏ đĩa”.
Anh Lê Dũng, đội trưởng Đội quản lý hành chính Công an H.Cẩm Thủy cho hay: “Mới vài hôm trước, chúng tôi cũng đã thu giữ 49 nỏ, 15 đao, kiếm, mã tấu các loại, 2 hộp tên bắn nỏ”. Ngoài ra, anh Dũng cũng khẳng định trên địa bàn có 4 – 5 hộ kinh doanh các mặt hàng trên; cơ quan công an huyện cũng thường xuyên kiểm tra, xử phạt, thu giữ và nhắc nhở các hộ dân, cho làm cam kết. Tuy nhiên, anh Dũng cũng cho biết chưa có hộ dân nào bị xử ở mức phạt nặng.
Trí Long
Theo Thanhnien
Hình ảnh khó tin ở suối cá thần nổi tiếng nhất VN
Những con "cá thần" ở suối cá thần Cẩm Lương có trọng lượng khá lớn và rất thân thiện với con người.
Nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy, suối cá thần Cẩm Lương là một thắng cảnh nổi tiếng cả nước của tỉnh Thanh Hóa. Dòng suối ở nơi đây là nơi sinh sống của hàng nghìn con cá lớn, nhỏ, phần lớn thuộc loài cá bỗng theo cách gọi của người dân địa phương. Những con "cá thần" ở nơi đây có trọng lượng khá lớn, chủ yếu từ 2 kg đến 8 kg. Cũng có những con nặng hàng chục kg. Cá có hình dạng khá bắt mắt với thân hình tròn lẳn, môi và vây đỏ tuơi. Một số chú cá có màu đỏ rực rất ấn tượng. Cá rất bạo dạn, sẵn sàng ăn thức ăn từ tay người. Thậm chí du khách còn có thể dùng tay vuốt nhẹ nhàng vào mình cá. Theo tín ngưỡng của bà con dân tộc Mường trong vùng, đây là giống cá thần đem lại sự bình yên no ấm cho cuộc sống của bản làng. Vì vậy, qua nhiều thế hệ người dân trong khu vực luôn gìn giữ nuôi nấng, không ai dám ăn thịt loại cá này, vì đó là hành động xúc phạm đến thần linh, chẳng những gây ra tai họa cho mình mà còn cho cả cộng đồng. Xuất phát từ tín ngượng đậm chất nhân văn trên, đền thờ Thủy Phủ Long Vương bên suối cá thần được xây dựng để bảo vệ đàn cá và mong cầu hạnh phúc cho dân cư. Cách suối cá không xa còn có động Cây Đăng, một hang động thiêng có liên quan đến nguồn nước của suối cá thần.
Nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy, suối cá thần Cẩm Lương là một thắng cảnh nổi tiếng cả nước của tỉnh Thanh Hóa.
Dòng suối ở nơi đây là nơi sinh sống của hàng nghìn con cá lớn, nhỏ, phần lớn thuộc loài cá bỗng theo cách gọi của người dân địa phương.
Những con "cá thần" ở nơi đây có trọng lượng khá lớn, chủ yếu từ 2 kg đến 8 kg. Cũng có những con nặng hàng chục kg.
Cá có hình dạng khá bắt mắt với thân hình tròn lẳn, môi và vây đỏ tuơi. Một số chú cá có màu đỏ rực rất ấn tượng.
Cá rất bạo dạn, sẵn sàng ăn thức ăn từ tay người.
Thậm chí du khách còn có thể dùng tay vuốt nhẹ nhàng vào mình cá.
Theo tín ngưỡng của bà con dân tộc Mường trong vùng, đây là giống cá thần đem lại sự bình yên no ấm cho cuộc sống của bản làng.
Vì vậy, qua nhiều thế hệ người dân trong khu vực luôn gìn giữ nuôi nấng, không ai dám ăn thịt loại cá này, vì đó là hành động xúc phạm đến thần linh, chẳng những gây ra tai họa cho mình mà còn cho cả cộng đồng.
Xuất phát từ tín ngượng đậm chất nhân văn trên, đền thờ Thủy Phủ Long Vương bên suối cá thần được xây dựng để bảo vệ đàn cá và mong cầu hạnh phúc cho dân cư.
Cách suối cá không xa còn có động Cây Đăng, một hang động thiêng có liên quan đến nguồn nước của suối cá thần.
Theo_Kiến Thức
Bắt thiếu niên 15 tuổi đâm dao xuyên gáy xe ôm Tối 15/11, trên con đường vắng thuộc huyện Thái Thụy, người dân phát hiện một người đàn ông lết tới kêu cứu trong tình trạng chân bị gãy, phía sau lưng cắm con dao. Cạnh hiện trường có chiếc xe máy bị đổ. Người đàn ông này sau đó được dân làng phát hiện đưa đi cấp cứu và vụ việc nhanh chóng...