Trận hỗn chiến tang tóc giữa 4 người nhiễm HIV giữa trung tâm Sài Gòn
Cả gia đình sống ở Mỹ, chỉ một mình thui thủi ở quê nhà, lại nhiều tiền bạc, bị bạn xấu rủ rê, Hạnh dần chìm vào khói thuốc của nàng tiên nâu…
Bị cáo phải ra tòa sau trận ẩu đả khiến một người bỏ mạng
Sau quãng thời gian ăn chơi sa đọa, chàng trai dính phải căn bệnh thế kỷ lúc nào không hay. Tới lúc gia đình chuẩn bị đưa Hạnh sang Mỹ định cư, mới tá hỏa phát hiện sự thật đau lòng.
Vợ đánh nhau, chồng mất mạng
Lê Quang Hạnh (SN 1982, ngụ TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) sinh ra trong một gia đình tương đối khá giả. Gia đình có 5 chị em, Hạnh là út và cũng là con trai duy nhất của gia đình. Chính vì vậy, dù cả nhà đều qua Mỹ làm ăn sinh sống, vẫn quyết để Hạnh ở lại quê nhà, để sau này khôn lớn còn lo việc khói nhang cho ông bà tổ tiên.
Cả gia đình cưng chiều “cậu ấm”, tạo mọi điều kiện tốt nhất mong Hạnh trở thành người tài, người tốt. Tuy nhiên, sẵn tiền lại thiếu sự kèm cặp của gia đình, học hết lớp 11, Hạnh đã nghỉ giữa chừng, đi theo đám bạn xấu. Dù được gia đình tiếp tục tạo điều kiện cho học nghề sửa chữa ô tô, Hạnh vẫn không thể bỏ ăn chơi sa đọa. Kết cục, “cậu ấm” này đã dính vào nghiện ma túy, nặng đến mức từ hút chuyển sang chích.
Trầy trật mãi, Hạnh cũng học nghề xong. Gia đình vui mừng, chuẩn bị mọi điều kiện cho Hạnh qua Mỹ định cư. Thế nhưng, mọi hy vọng đã hoàn toàn tan biến khi họ phát hiện con mình đã nhiễm HIV.
Đau buồn, tủi nhục, xấu hổ, Hạnh bỏ nhà xuống TP.Hồ Chí Minh lang thang rồi sống chung với một cô gái tên Mai Thu Uyên (SN 1982) cũng bị nhiễm HIV. Bệnh của cả hai dần tiến triển xấu, nhưng được sự động viên của mọi người nên họ cũng dần nguôi ngoai.
Nghĩ mình phải làm một việc gì đó có ích cho xã hội những ngày cuối đời, vợ chồng Hạnh đã tình nguyện xin vào làm “đồng đẳng viên” tại một trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn TP.HCM. Hàng ngày, hai người cùng tới trung tâm để vừa được uống thuốc cai nghiện, vừa đi động viên những người cùng cảnh ngộ. Đêm đêm, họ lại âm thầm tìm tới gầm cầu, nghĩa trang hoặc những cung đường nóng về nạn tiêm chích, mại dâm để phát bao cao su, bơm kim tiêm cho gái bán dâm và những người tiêm chích ma túy.
Video đang HOT
Công việc dù vất vả, vẫn khiến vợ chồng Hạnh khuây khỏa, có thêm niềm vui sống. Họ cũng dần tìm hiểu việc sinh nở trong điều kiện cả hai vợ chồng đều nhiễm HIV. Qua tư vấn, họ biết tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ là 3%, do vậy đều rất hy vọng có người nối dõi.
Giữa năm 2013, người vợ mang bầu. Hạnh phúc sắp có đứa con, hai người càng tích cực điều trị, để đủ sức khỏe làm việc và dưỡng thai. Tuy nhiên niềm vui chưa được bao lâu đã vụt lụi tàn bởi một biến cố xảy ra ngay trong chính những người cùng cảnh ngộ.
Giống với vợ chồng Hậu, vợ chồng Đoàn Đức Anh (SN 1974, ngụ quận Bình Thạnh) cũng là những người nghiện ma túy và nhiễm HIV. Hàng ngày họ cũng đến trung tâm để uống thuốc và đi làm đồng đẳng viên.
Ngày 11/8/2013, khi đến trung tâm uống thuốc, vợ chồng Hạnh được một số người cùng cảnh ngộ cho biết vợ chồng Anh nói xấu mình. Cảm thấy bị xúc phạm, vợ chồng Hạnh đã tìm gặp để nói chuyện. Hai bên xảy ra cãi vã, sau đó hẹn nhau ở một quán cà phê trên đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) giải quyết dứt điểm.
Vừa nhìn thấy nhau, hai người vợ đã lao vào đánh nhau chí tử. Không chịu đứng nhìn, Anh cũng chạy vào đánh hùa với vợ mình. Vợ Hạnh té ngã, còn bị Anh ngồi đè lên người. Quá bức xúc vì “hai đánh một”, hơn nữa để bảo vệ bào thai trong bụng vợ mình, Hạnh chạy vào can ngăn. Bị Anh hung hăng lấy tuốc nơ vít đâm, Hạnh tức giận rút dao giấu trong người, vung một nhát vào cổ đối thủ. Thấy nạn nhân gục ngã, Hạnh lên xe chở vợ tẩu thoát. Dính vết thương chí mạng, nạn nhân tử vong trên đường đi cấp cứu. Biết mình gây trọng tội, một ngày sau, Hạnh ra công an đầu thú.
Gia đình bị cáo đau đớn trước tội ác của kẻ giết người
Tuyệt vọng vì “tuyệt tự”
Hành vi giết người của bị cáo đã bị VKS TP.Hồ Chí Minh đề nghị mức án từ 13 đến 15 năm tù. Tuy nhiên tại phiên xử ngày 19/3, TAND TP.Hồ Chí Minh đã tuyên phạt bị cáo 17 năm tù, đồng thời yêu cầu bị cáo bồi thường cho gia đình nạn nhân 75 triệu đồng tiền mai táng, tổn thất tinh thần. Tại phiên tòa, bị cáo mắt nhắm nghiền, mặt cúi xuống đất với dáng vẻ hối lỗi. Khi được nói lời sau cùng, bị cáo quay lại xin lỗi gia đình bị hại, cảm ơn gia đình bị hại đã làm đơn bãi nại cho bị cáo.
Bào chữa cho bị cáo, luật sư Vũ Quang Đức, Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh đã đưa ra những câu chuyện đầy nước mắt về cuộc đời thân chủ mình. “Bị cáo là đứa con trai duy nhất trong gia đình. Bao nhiêu hy vọng về nối dõi tông đường gia đình đều mong chờ vào bị cáo. Thế nhưng chỉ vì không làm chủ được bản thân, bị cáo sa ngã vào con đường bệnh tật khiến cho bao hy vọng của gia đình tan biến. Vợ chồng bị cáo quyết chí trước lúc “đi xa” cũng phải có một đứa con. Khi vợ mang bầu, bị cáo đã cật lực làm lụng, cố gắng làm người tốt để bảo vệ giọt máu quý giá của mình. Chính vì vậy, khi thấy vợ chồng bị hại tấn công vợ mình, bị cáo bức xúc mới gây nên tội”, luật sư Đức phân tích.
Vị luật sư cũng tâm sự thêm: “Khi được chỉ định vụ này, tôi đã liên lạc với vợ Hạnh để tìm hiểu tình hình. Vợ Hạnh khóc lóc thảm thiết cho biết đã phá cái thai đó vì chồng phạm tội giết người phải đi tù, một mình bị nhiễm HIV giai đoạn cuối, khi sinh con ra sẽ không có ai chăm sóc. Nghe tôi nói lại chuyện đó, bị cáo đã trào nước mắt. Anh ta suy sụp hẳn bởi bao hy vọng có giọt máu để lại cuộc đời đã chấm hết”.
Gia cảnh bị hại cũng có nhiều điểm tương đồng với bị cáo. Bị hại sinh ra trong một gia đình đông anh chị em, bố mất sớm, mẹ đi thêm bước nữa. Các anh chị cũng đều qua Mỹ sinh sống, chỉ có Anh ở nhà với bố mẹ. Anh lấy vợ sớm, sau khi có hai con thì ly hôn. Thời điểm này, bố mẹ Anh cũng “đường ai nấy đi”, Anh về nhà cha dượng sống rồi đi phụ xe cùng cha dượng. “Chỉ được một thời gian nó rơi vào nghiện ngập. Trước lúc bị giết mấy tháng, nó quen với một cô gái cùng hoàn cảnh, rủ nhau ra ngoài sống chung như vợ chồng. Ai dè nó lại ra đi đột ngột như vậy”, bố dượng nạn nhân cho biết.
Phiên tòa khép lại với không ít lời bàn tán. Nạn nhân và hung thủ, hai con người ở hai nơi khác nhau nhưng lại có hoàn cảnh khá tương đồng. Cùng rơi vào nghiện ngập rồi nhiễm căn bệnh thế kỷ, vậy mà họ không biết cảm thông cho nhau, trái lại còn gây nên oán thù. Kết cục, người vĩnh viễn ra đi, kẻ phải ngồi tù trong sự đau đớn bệnh tật, sự giày vò tâm can về cuộc đời bất hạnh của mình.
* Tên của các nạn nhân đã được thay đổi theo quy định của Luật Phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người HIV/AIDS.
Theo Xahoi
Vụ án lừa đảo có dấu hiệu lọt tội
Một vụ án lừa đảo được điều tra trong suốt 20 tháng nhưng kết quả vẫn chưa làm sáng tỏ hết mọi vấn đề, đặc biệt là có dấu hiệu lọt người, lọt tội.
Vợ chồng ông Bảng với hồ sơ khiếu nại - Ảnh: Đ.H
Sửa ống nước "nhặt" được giấy tờ đất
Nhiều dấu hiệu chưa được làm rõ Luật sư Vũ Quang Đức (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng vụ án này còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Cụ thể, theo luật sư Đức phân tích, bà Phượng là giám đốc công ty kinh doanh bất động sản, nhiều lần liên hệ với các cơ quan chức năng làm thủ tục sang tên nhà, đất bằng hồ sơ giả do Tài đưa, bà Phượng sang tên không được mà "không phát hiện giấy tờ giả" là không hợp lý. Thứ hai, ông Phước đi làm giấy tờ nhà, đất phát hiện giấy tờ giả; khi yêu cầu bà Phượng và ông Tài trả lại tiền không lẽ lại không báo cho bà Phượng và ông Tài biết lý do hủy việc mua bán, đòi lại tiền vì giấy tờ nhà, đất giả? Lý do gì bà Phượng dễ dàng đứng ra trả nợ thay? Thứ ba, sau vụ việc ông Phước tố giác, nhiều dấu hiệu cho thấy có sự liên quan của bà Phượng trong việc bán đất cho ông Bảng như việc quyết định giá bán, thực hiện giao dịch tại công ty của Phượng... "Nếu chưa đủ cơ sở để kết luận Phượng đồng phạm với Tài về hành vi lừa đảo thì hành vi của Phượng đã có dấu hiệu cấu thành tội không tố giác tội phạm hoặc che giấu tội phạm. Cơ quan điều tra cần làm rõ hợp đồng giả ai đưa cho Thành và tại sao mọi việc đều chờ Phượng quyết định, thì mọi vấn đề mới được sáng tỏ", luật sư Đức nói.
Kết luận điều tra cho rằng, năm 2009, Nguyễn Tấn Tài đến nhà ông Khưu Bạch Sinh (Q.Bình Thạnh) sửa ống nước "nhặt" được 1 bản chính biên bản cắm mốc giao nền tái định cư lô đất số 14, lô O khu tái định cư 38 ha (P.Tân Thới Nhất, Q.12) của ông Sinh. Tài nảy sinh ý định làm hồ sơ giả đối với lô đất này để bán cho người khác. Sau đó, biết Tiến (chạy xe ôm, không rõ lai lịch) làm được giấy tờ giả, Tài nhờ Tiến làm một số giấy tờ giả với giá 35 triệu đồng thể hiện Tài là anh của ông Sinh và ông Sinh bị tâm thần, mất tích. Đồng thời, Tài cũng làm giấy những thành viên khác trong gia đình ưng thuận ủy quyền cho Tài bán đất nền tái định cư nói trên. Tuy nhiên, khi làm thủ tục tuyên bố ông Sinh mất tích trên báo thì sự việc bị phát hiện, ông Sinh làm đơn tố cáo.
Ngày 16.3.2009, Tài ký giấy tay bán đất cho bà Huỳnh Ngọc Phượng (Giám đốc Công ty TNHH Phúc An Khang) với giá 600 triệu đồng. Bà Phượng đặt cọc cho Tài 400 triệu đồng, số còn lại thanh toán khi làm xong thủ tục. Tài đưa cho bà Phượng toàn bộ giấy tờ giả nói trên. Do nhiều lần đi làm thủ tục sang tên không được nên bà Phượng yêu cầu Tài trả lại tiền đặt cọc.
Để có tiền, ngày 24.1.2010, Tài tiếp tục bán lô đất này cho ông Lê Thanh Phước với giá 900 triệu đồng. Ông Phước đặt cọc 700 triệu đồng. Tài lấy 300 triệu đồng, đưa cho bà Phượng 400 triệu đồng. Sau đó, ông Phước phát hiện giấy tờ giả nên yêu cầu Tài và Phượng trả tiền. Do Tài không có tiền nên bà Phượng đứng ra trả ông Phước 700 triệu đồng và giữ lại toàn bộ giấy tờ lô đất của Tài.
Tiếp đó, ngày 26.1.2011, Tài bán lô đất "ảo" này cho vợ chồng ông Nguyễn Xuân Bảng với giá 960 triệu đồng. Ông Bảng đã đưa cho Tài 910 triệu đồng. Tài trả Phượng 700 triệu đồng.
Căn cứ theo kết luận điều tra, cáo trạng truy tố Nguyễn Tấn Tài về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của vợ chồng ông Nguyễn Xuân Bảng.
Phát hiện giấy tờ giả mời lên... hòa giải
Trong thư kêu cứu gửi đi khắp nơi, ông Bảng cho biết tham gia bán đất cho ông, ngoài Tài còn có Đặng Ngọc Thành (nhân viên Công ty TNHH Phúc An Khang), Huỳnh Ngọc Phượng. Tuy Tài là chủ đất nhưng mọi giao dịch nhất cử nhất động và quan trọng nhất là giá bán, do Thành gọi điện thoại cho bà Phượng quyết định. Đặc biệt, mọi giao dịch, soạn thảo hợp đồng, phụ lục, giao tiền đều diễn ra ở công ty của bà Phượng.
Một chi tiết khá bất thường nữa là, sau khi ông Phước đi làm giấy tờ, phát hiện là giả nên đã làm đơn tố cáo Phượng và Tài đến Công an P.Tân Thới Nhất và Q.12. Theo trình bày của ông Phước, công an chỉ mời các bên lên hòa giải mà không tiến hành điều tra về việc làm hồ sơ giả. Sau đó, ông Phước phản ứng dữ dội thì bà Phượng đứng ra trả lại tiền. Rõ ràng, từ vụ việc này bộ hồ sơ giấy tờ giả không còn là "bí mật" của riêng Tài mà còn liên quan đến bà Phượng.
"Trước khi bị bắt, Tài đã viết đơn tố giác bà Phượng cùng y lừa bán đất cho tôi và ông Phước. Thậm chí Phượng còn giữ 700 triệu đồng của tôi. Nhưng cơ quan điều tra không bắt Phượng nộp lại để thu hồi trả cho vợ chồng tôi. Quan trọng hơn, trong quá trình điều tra không mời ông Phước và một số cò đất lên ghi nhận lời khai, cũng không mời vợ chồng tôi lên đối chất ...", ông Bảng bức xúc.
Thanh Niên
Theo TNO
Vụ án 'mổ bướu, liệt chân' Từng là chủ doanh nghiệp, có nhà mặt tiền, giờ đây sau 8 năm đi 'mổ bướu', ông Nguyễn Văn Nghệ không những đã liệt mất đôi chân mà hành trình chạy chữa cũng ngốn luôn hết gia sản. Ông Nghệ với hoàn cảnh bi đát sau khi phẫu thuật - Ảnh: Lê Nga Sau khi Hội đồng xét xử (HĐXX) phúc thẩm...