Trận hải quân Anh hủy diệt hạm đội tàu Trung Quốc trong một buổi chiều
Trung Quốc thời nhà Thanh và Anh từng là hai đế quốc hùng mạnh trong lịch sử thế giới, từng đụng độ trong cuộc chiến tranh thuốc phiện với kết cục thắng lợi dễ dàng của người Anh.
Tàu chiến vượt đại dương của Anh chiếm ưu thế hoàn toàn so với đối thủ. Anh minh họa.
Chiến tranh thuốc phiện lần 1 là một loạt những cuộc đụng độ quân sự giữa Anh và Trung Quốc thời nhà Thanh, trong giai đoạn năm 1839-1842.
Hệ quả của cuộc chiến này vẫn còn kéo dài đến tận ngày nay. Kết thúc cuộc chiến, nhà Thanh phải nhượng Hong Kong cho Anh. Hong Kong ngày nay là đặc khu hành chính của Trung Quốc và được trao quyền tự chủ cao.
Cuộc xung đột nổ ra khi hoàng đế Trung Hoa ra lệnh tịch thu kho hàng chứa thuốc phiện của Anh ở Quảng Châu, ban hành lệnh cấm buôn bán thuốc phiện, đe dọa tuyên án tử hình với những kẻ còn vi phạm.
Chính phủ Anh viện lý do bảo vệ quyền tự do thương mại, ngoại giao để bảo vệ hoạt động của thương nhân Anh ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Người dẫn chương trình Jeremy Paxman nói trong bộ phim tài liệu của BBC: “Người Anh đã sản xuất một lượng lớn thuốc phiện công nghiệp để bán sang Trung Quốc. Ở thời điểm đó, thuộc phiện không phải là mặt hàng bị cấm sản xuất và mua bán”.
“Năm 1839, hoàng đế Trung Hoa cảm thấy cần phải chấm dứt nạn thuốc phiện tràn ngập thị trường, nên đã ra lệnh tịch thu, đem tiêu hủy 1.000 tấn thuốc phiện nhập từ Anh”, Paxman nói. “Chính phủ Anh nổi giận vì đó là nguồn doanh thu chính, chiếm 1/5 doanh thu của Anh trên toàn cõi thuộc địa”.
Người dẫn chương trình Jeremy Paxman nói về Chiến tranh thuốc phiện trong bộ phim tài liệu của BBC.
“Hai đế quốc hùng mạnh, mỗi nước có một thế mạnh riêng, đụng độ nhau một cách không thể tránh khỏi”, Paxman nói.
Hải quân Hoàng gia Anh dễ dàng đánh bại Trung Quốc nhờ ưu thế vượt trội về công nghệ đóng tàu và vũ khí.
Paxman nhắc đến trận Xuyên Tỵ lần thứ hai, trong đó hạm đội tàu chiến Anh hủy diệt hạm đội Trung Quốc chỉ trong một buổi chiều.
Trung Quốc ghi nhận 277 người chết, 467 người bị thương, 100 người bị bắt sống, 11/15 tàu pháo bị phá hủy và 191 khẩu pháo bị thu giữ. Ngược lại, Anh chỉ ghi nhận 38 người bị thương.
Paxman giải thích: “ Hải quân Anh khi đó đem đến trận đánh một chiến hạm bọc sắt hoàn toàn mới, được thiết kế để vượt đại dương dễ dàng”. Không chỉ có hỏa lực mạnh, tàu Nemesis, sản xuất ở thành phố cảng Liverpool, Anh, còn được trang bị rocket (tên lửa không dẫn đường).
“Tàu Nemesis góp sức vào chiến thắng lớn của hải quân Anh, hủy diệt hạm đội tàu pháo Trung Quốc chỉ trong một buổi chiều. Đó là khi chiến hạm hiện đại đụng độ với những tàu pháo lỗi thời”, Paxman mô tả.
Một sĩ quan Anh có mặt trên tàu khi đó từng kể lại: “Quả rocket khai hỏa đầu tiên đánh trúng một tàu pháo lớn, tạo ra tiếng nổ đinh tai nhức óc, tất cả những người trên con tàu pháo đó đều thiệt mạng”.
Sau Chiến tranh thuốc phiện lần 1, Trung Quốc tuyên bố đầu hàng, mở 5 cảng biển để giao thương với người Anh. “Đó cũng là giai đoạn Trung Quốc bị buộc phải hội nhập với nền kinh tế toàn cầu”, Paxman nói trong bộ phim tài liệu.
Chiến thuật dùng tàu chiến và pháo thay cho lời nói của người Anh đã gây ảnh hưởng sâu rộng, được biết đến với tên gọi là “ngoại giao pháo hạm”.
Anh khoe nhóm tác chiến tàu sân bay
Anh lập nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth, gọi đây là lực lượng hải quân mạnh nhất do một nước châu Âu chỉ huy trong 20 năm qua.
"Nhóm tác chiến tàu sân bay thế hệ mới của hải quân Anh đã tập hợp lần đầu tiên, đánh dấu mở đầu giai đoạn vận hành tác chiến mới. Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth nằm ở trung tâm nhóm tác chiến với 9 chiến hạm, 15 tiêm kích, 11 trực thăng và 3.000 binh sĩ từ Anh, Mỹ và Hà Lan", Bộ Quốc phòng Anh ra thông cáo hôm 5/10.
Nhóm tác chiến HMS Queen Elizabeth di chuyển trên biển hôm 5/10. Ảnh: Royal Navy.
Hình ảnh do hải quân Anh công bố cho thấy HMS Queen Elizabeth di chuyển giữa đội hình gồm nhiều tàu hộ vệ tên lửa, khu trục hạm và tàu hậu cần, trong đó có hai tàu chiến của Mỹ và Hà Lan. "Nhóm tác chiến này là lực lượng hải quân lớn và mạnh nhất do một nước châu Âu chỉ huy trong gần 20 năm qua", thông cáo có đoạn viết.
Nhóm chiến hạm đang tiến hành huấn luyện làm quen, trước khi tham gia đợt diễn tập Joint Warrior trên Biển Bắc.
"HMS Queen Elizabeth được bảo vệ bởi những khu trục hạm, tàu hộ vệ, trực thăng và tàu ngầm tối tân. Nó được trang bị tiêm kích thế hệ 5, cho phép tấn công mục tiêu vào mọi thời điểm và địa điểm mà chúng tôi mong muốn. Nhóm tác chiến tàu sân bay là hiện thân của sức mạnh hải quân Anh, cũng là trọng tâm trong nỗ lực hiện đại hóa lực lượng", chuẩn tướng hải quân Steve Moorhouse, chỉ huy nhóm tác chiến, cho hay.
HMS Queen Elizabeth là tàu chiến lớn nhất trong lịch sử hải quân Anh, được đặt theo tên Nữ hoàng Anh Elizabeth II. Con tàu có diện tích mặt boong 16.000 mét vuông, gấp 2,5 lần sân vận động Wembley. Chiến hạm có khả năng chở tối đa 36 máy bay F-35B và 4 trực thăng cảnh báo sớm Crowsnest. Nó có thể được bổ sung tới 12 trực thăng Chinook hoặc Merlin và 8 trực thăng tấn công AH-64 Apache.
Lực lượng tiêm kích F-35B trên tàu hiện nay thuộc biên chế Phi đoàn tiêm kích số 211 thủy quân lục chiến Mỹ.
Vì sao thành phố Nga 160 năm tuổi bị dân Trung Quốc đòi chủ quyền? Vùng Primorsky Krai với thủ phủ là thành phố Vladivostok chính thức trở thành lãnh thổ Nga từ năm 1860, trước đó vùng đất này thuộc vùng Mãn Châu của nhà Thanh ở Trung Quốc. Vùng đất màu hồng nhạt từng được gọi là vùng Ngoại Mãn Châu của nhà Thanh. Theo tờ Indian Express, cư dân mạng Trung Quốc gần đây đã...