Trận đụng độ đầu tiên của Mỹ với lực lượng thiết giáp Đức

Trải qua những sai lầm, vấp váp, hy sinh đầu tiên, tiểu đoàn diệt tăng của Mỹ cũng đã có chiến thắng quý giá trước những cỗ xe tăng Panzer của Đức.

Trận đụng độ đầu tiên của Mỹ với lực lượng thiết giáp Đức - Hình 1

Xe chiến đấu M6 gắn pháo diệt tăng của Mỹ trong Thế chiến 2. Ảnh: Wikimedia

Năm 1939-1940, khi những cỗ xe tăng Panzer của phát xít Đức càn quét trên chiến trường Ba Lan và Pháp với những chiến thắng như đi dạo, các chỉ huy quân đội Mỹ trở nên rất lo lắng. Trong trường hợp cuộc thế chiến lan sang nước Mỹ, quân đội cần tìm ra cách phá hủy những cỗ máy này, theo WarIsboring.

Do đó, Mỹ đã thành lập một đơn vị diệt tăng đầu tiên trong lịch sử quân sự của mình mang tên tiểu đoàn 601, theo sử gia Victor Failmezger kể lại trong cuốn Những hiệp sĩ của nước Mỹ.

Tiểu đoàn 601 của Mỹ được thành lập vào tháng 8/1941 với những trang thiết bị nghèo nàn chưa qua thử nghiệm như xe chiến đấu bộ binh M3, xe jeep M-6 lắp pháo 75 mm và 37 mm, những vũ khí không phải đối thủ của tăng Panzer.

Sau một thời gian huấn luyện cấp tốc ở North Carolina, đến tháng 12/1942, tiểu đoàn 601 gồm 111 binh sĩ được điều đến Bắc Phi, nơi đang diễn ra cuộc giao tranh giữa quân Đồng minh và quân đoàn Bắc Phi khét tiếng của thống chế Đức Erwin Rommel. Đây cũng là lần đầu tiên quân đội Mỹ tham chiến trong Thế chiến 2 chống lại phát xít Đức ở chiến trường châu Âu.

Ngay từ đầu, màn ra mắt của quân Mỹ đã không suôn sẻ. Tổn thất đầu tiên của tiểu đoàn này là Michael Syrko, trợ lý ban chỉ huy đại đội trong một cuộc không kích, theo Failmezger.

Một máy bay của Italy trong đội hình chiến đấu cơ Đức bay ngang qua đội hình của tiểu đoàn 601 đã nã đạn trúng Syrko. 10 phút sau, các đồng đội của Syrko trong cơn giận dữ đã bắn điên cuồng vào một chiếc máy bay trên bầu trời mà không hề biết rằng đó là chiếc Spitfire của đồng minh Anh đang đuổi theo máy bay phát xít. Bị trúng đạn, phi công Anh buộc phải nhảy dù và bị tiểu đoàn “bắt giữ”. Đây là kinh nghiệm thực chiến đầu tiên của tiểu đoàn 601.

Tiểu đoàn 601 sau đó chiến đấu trong hoảng loạn và thua liểng xiểng trong các cuộc đối đầu với quân đoàn châu Phi của Đức, thậm chí là các trận đụng độ với chính quân mình.

Tháng 1/1943, tiểu đoàn 601 đang di chuyển theo đội hình hàng dọc về hướng Tây thì một lính Mỹ bất ngờ khai hỏa khẩu súng máy 12,7 mm nhằm vào 4 máy bay phe Đồng minh, buộc họ phải không kích đáp trả vào đội hình tiểu đoàn. Tiếp đó, pháo của phát xít Đức nã vào đội hình hàng dọc của tiểu đoàn, khiến họ phân tán vào các khe nhỏ giữa những tàn tích La Mã. Pháo Đức chưa ngớt, pháo Mỹ bắt đầu dội vào các xe chiến đấu đang nằm im trên đường. Ngay lập tức, quân Đức ngừng bắn bởi họ cho rằng các xe này là của quân phát xít.

Sau những thất bại trên, tiểu đoàn 601 và các đơn vị khác của Mỹ đã rút ra được những kinh nghiệm quý giá, giúp họ giành được chiến thắng đầu tiên trước lực lượng thiết giáp của Đức tại El Guettar, Tunisia vào ngày 23/3/1943.

Trận đụng độ đầu tiên của Mỹ với lực lượng thiết giáp Đức - Hình 2

Diễn biến trận đánh ở El Guettar, nơi tiểu đoàn 601 đụng độ 100 xe tăng Panzer Đức. Đồ họa: Osprey Map

Ở địa hình đồng bằng tại El Guettar, xe tăng Panzer Đức dàn hàng ngang di chuyển xen kẽ cùng các khẩu pháo tự hành 88 mm và xe chở bộ binh. Phát hiện hướng di chuyển của quân địch, tiểu đoàn 601 quyết định chuẩn bị trận địa đương đầu với các xe tăng Panzer. Sau khi nã một loạt đạn vào chiếc Panzer số 10 đang lao đến, tổ trinh sát rút lui theo kế hoạch để tăng cường cho đại đội A và chuẩn bị ứng phó với đợt tấn công của tăng Panzer sắp diễn ra.

Lúc 5 giờ sáng ngày 23/3/1943, khi trời vẫn còn mờ tối, quân Đức với hơn 100 tăng Panzer phát động cuộc tấn công vào vị trí của tiểu đoàn 601. Tiểu đoàn lâm vào thế bất lợi vì đối phương có lực lượng mạnh hơn hẳn, với khoảng ba xe tăng Panzer đấu với một xe diệt tăng của Mỹ. Pháo binh Đức ở dưới thung lũng bất ngờ khai hỏa và các xe tăng của Đức hiệp đồng cùng bộ binh phía sau tiến công. Pháo binh Mỹ đáp trả nhưng hầu như không gây ảnh hưởng gì ngoài việc buộc các xe tăng Panzer tản ra.

Ở cự ly ngoài tầm bắn của các xe diệt tăng Mỹ, đội tăng Panzer Đức chia làm hai mũi tấn công. Khoảng 30 tăng Panzer vòng sang cánh trái để tiến lên con đường hướng về thị trấn El Guettar, với mục đích chiếm thị trấn quan trọng này, cắt đứt đường rút lui của tiểu đoàn Mỹ. Tuy nhiên quân Đức không ngờ rằng bên trái con đường là vùng đất lầy lội dễ lún, khiến các xe tăng Panzer không thể di chuyển, phơi mình ra trước những xe M3 trang bị pháo diệt tăng của Mỹ.

Các khẩu pháo của Đại đội A Mỹ liên tục khai hỏa vào đội hình quân Đức ở khoảng cách hai km, khiến 8 chiếc tăng Panzer bị chặn đứng trên đường và đà tiến công bị khựng lại. Quân Đức rút lui, kéo theo 4 chiếc tăng Panzer bị bắn hỏng ở phía sau.

Ở mũi còn lại, 70 xe tăng Panzer tấn công thọc sâu chia cắt đội hình đại đội B và C trước sườn núi. Quân Đức tiến công theo 5 hàng ngang, chia thành 5 hoặc 6 nhóm xe tăng với từ 15-20 xe tăng ở mỗi hàng. Các xe tăng Panzer cùng bộ binh Đức tiến công như thể đang thực hiện một cuộc diễu binh trên bộ.

Video đang HOT

Tiểu đoàn 601 kiên nhẫn đợi xe tăng Panzer tiến đến gần trước khi khai hỏa pháo xuyên giáp. Tổ cảnh giới phía trước thông báo một nhóm xe Panzer đang tiến tới và cung cấp cho chỉ huy khoảng cách, hướng di chuyển của nhóm tăng này. Sau khi nhận được thông tin, xe diệt tăng Mỹ di chuyển lên đỉnh đụn cát, nhanh chóng khai hỏa vào đội hình Panzer và lui xuống. Một lát sau, khi các tăng Panzer tiến lên ào ạt, các pháo thủ diệt tăng quyết định bám trụ trên đụn cát và bắn càng nhanh càng tốt.

Trận đụng độ đầu tiên của Mỹ với lực lượng thiết giáp Đức - Hình 3

Một xe tăng Panzer của Đức trong Thế chiến 2. Ảnh: Wikimedia

Các xe diệt tăng Mỹ hỗ trợ lẫn nhau chuyển sang thế phòng ngự, di chuyển nhịp nhàng giữa các vị trí, khiến pháo binh và xe tăng Đức khó bắn trúng họ hơn. Những người lính không trực tiếp điều khiển hỏa lực xe diệt tăng thì sử dụng các vũ khí hạng nhẹ và súng máy tấn công bộ binh Đức.

Kết thúc cuộc chiến, 27 trong tổng số 36 khẩu pháo của tiểu đoàn 601 bị hỏng với 72 lính thương vong, trong đó có 14 người thiệt mạng. Nhưng bù lại, tiểu đoàn 601 đã tiêu diệt 37 xe tăng Panzer của phát xít Đức. “Một số người cho rằng đây là trận chiến mang tính quyết định trong chiến dịch Tunisia. Rõ ràng, đó là chiến thắng đầu tiên của Mỹ trước lực lượng thiết giáp đối phương trong Thế chiến 2″, Failmezger nhấn mạnh.

Duy Sơn

Theo VNE

5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất sau Thế chiến 2

Các chiến dịch đắt đỏ, tốn kém nhất thế giới sau Thế chiến 2 này đều liên quan đến quân đội Mỹ.

Hồi tháng 3/2016 Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ chi phí của chiến dịch không kích IS ở Syria nằm ở mức 33 tỷ rouble (tương đương khoảng 464 triệu USD).

5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất sau Thế chiến 2 - Hình 1

Tiêm kích Mỹ bay trên các mỏ dầu Kuwait trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc. Ảnh: Wikipedia.

Nhân sự kiện này, hãng tin RIA Novosti của Nga đã xem xét lại một số chiến dịch quân sự "đắt đỏ nhất" thế giới kể từ sau Thế chiến thứ 2.

Theo công bố của Tổng thống Putin,chiến dịch không kích IS của Nga từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2016 tiêu tốn khoảng 3 triệu USD mỗi ngày.

Ông Putin khi đó nói rằng phần lớn chi phí cho chiến dịch này lấy từ ngân sách của Bộ Quốc phòng trong năm 2015 dành cho hoạt động tập trận và huấn luyện. "Chúng tôi chỉ đơn giản là dùng số tiền này để chống IS ở Syria".

5. Chiến dịch NATO không kích Nam Tư: 43 tỷ USD

Chiến tranh Kosovo kết thúc bằng cuộc không kích của NATO kéo dài trong 78 ngày. Chiến dịch này, NATO sử dụng máy bay tấn công các mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng dân sự trong Cộng hòa Liên bang Nam Tư.

Theo ước tính của các nhà báo BBC và chuyên gia của tạp chí quân sự Anh Janes, chi phí của chiến dịch này ở mức 43 tỷ USD.

5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất sau Thế chiến 2 - Hình 2

Hình ảnh Serbia bị bom NATO tàn phá trong cuộc chiến Kosovo 1999. Ảnh: Serbia TV.

Trong chiến dịch này, liên quân của NATO ném hơn 23.000 trái bom, phá hủy một nửa năng lực sản xuất kinh tế của Nam Tư. Serbia ước tính mình chịu thiệt hại tới 29,6 tỷ USD. Theo giới chức Nam Tư, cuộc không kích của NATO khiến hơn 1.700 dân thường thiệt mạng và khoảng 10.000 bị thương nặng.

Tổng cộng NATO đã tiến hành 35.000 phi vụ và phóng khoảng 550 tên lửa hành trình. Trong số 23.000 trái bom, có 35% là bom được dẫn đường chính xác.

Các chuyên gia ước tính người ta đã bắn khoảng 35.000 viên đạn uranium nghèo vào các mục tiêu ở Serbia và Kosovo, chủ yếu bằng oanh tạc cơ A-10. Người ta tin rằng việc dùng loại vũ khí uranium này đã làm tăng đáng kể tỷ lệ ung thư trong khu vực.

Kết quả chiến dịch này là làm Kosovo ly khai khỏi Serbia và tuyên bố độc lập vào năm 2008.

4. Chiến tranh Bão táp Sa mạc trong chiến tranh vùng Vịnh: 102 tỷ USD

Chiến tranh vùng Vịnh 1990-1991 được coi là một trong các cuộc chiến chóng vánh nhất trong lịch sử Mỹ. Chiến dịch của liên quân do Mỹ đứng đầu mang mật danh Bão táp Sa mạc, kéo dài 42 ngày, kết thúc bằng việc giải phóng Kuwait khỏi quân đội Iraq.

Chiến dịch Bão táp Sa mạc là ví dụ đầu tiên về các phương pháp chiến tranh công nghệ cao thế hệ mới. Trong chiến dịch này, liên quân tiến hành không kích bằng việc sử dụng ở mức độ cao các vũ khí "thông minh" được dẫn đường chính xác, cũng như các hình thức tác chiến điện tử.

Mỹ tốn kém 102 tỷ USD và mất 298 quân nhân.

Về phần Iraq, nước này thiệt hại 20.000-30.000 quân nhân và có hơn 75.000 người bị thương.

Ngoài ra, việc đối phương sử dụng đạn uranium nghèo được cho là đã làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc ung thư trong cả binh sĩ và dân thường Iraq. Cụ thể, tỷ lệ ung thư tăng từ 40 trên 100.000 dân trước chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 lên 800 trên 100.000 dân năm 1995, và hơn 1.600 trên 100.000 dân vào năm 2005.

3. Chiến tranh Triều Tiên: 341 tỷ USD

Vào ngày 25/6/1959, quân đội Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 trên bán đảo Triều Tiên và mở cuộc tấn công quy mô lớn trên lãnh thổ Hàn Quốc.

5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất sau Thế chiến 2 - Hình 3

Binh lính Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên tháng 11/1950. Ảnh: Wikipedia.

Nhân việc Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tổ chức này đã thông qua một nghị quyết ủng hộ hỗ trợ quân sự cho Hàn Quốc. Quân Liên Hợp Quốc, chủ yếu là lính Mỹ, đã được gửi tới đây để đánh nhau với quân Triều Tiên và đồng minh Trung Quốc.

Một trong những trận đánh lớn nhất trên chiến trường này là trận Taegu trong đó liên quân Liên Hợp Quốc đã tiến hành trận đổ bộ đường biển lớn nhất sau trận Normandy. Hàng trăm máy bay B-29 đã thả hàng ngàn quả bom loại lớn.

Các đợt ném bom rải thảm của liên quân đã phá hủy 3/4 các trung tâm dân cư của Triều Tiên. Tổng cộng trên bán đảo Triều Tiên, Mỹ đã thả 635.000 tấn bom, bao gồm 32.000 tấn bom napalm, nhiều hơn cả tổng số bom mà Mỹ thả trong toàn bộ chiến dịch Thái Bình Dương trong Thế chiến 2.

Chiến tranh Triều Tiên khiến Mỹ tiêu tốn 341 tỷ USD (theo giá trị đồng đô la năm 2011) và mất 34.000 sinh mạng.

2. Chiến tranh Việt Nam: 738 tỷ USD

Năm 1965, Mỹ mở chiến dịch Sấm Rền - chiến dịch ném bom lâu nhất của Mỹ kể từ Thế chiến 2.

Các cuộc ném bom miền Bắc Việt Nam đã khiến Washington tiêu tốn khoảng 900 triệu USD. Còn trong toàn bộ cuộc Chiến tranh Việt Nam (Mỹ tham gia trực tiếp trong 8 năm), Mỹ mất 738 tỷ USD (theo giá trị đồng đô la năm 2011) và mất hơn 58.000 quân nhân.

5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất sau Thế chiến 2 - Hình 4

Trực thăng lục quân Mỹ dùng súng máy bắn xối xả vào một căn cứ của các chiến sĩ quân giải phóng miền Nam Việt Nam gần Tây Ninh, tháng 3/1965. Ảnh: AP.

Cuộc chiến Việt Nam có lẽ là cuộc chiến tranh được viết đến nhiều nhất trong văn chương Mỹ. Trên 500 bộ phim và loạt phim đã được sản xuất cho riêng chủ đề chiến tranh này, tạo dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí người Mỹ.

Từ năm 1965 đến 1975, Không quân Mỹ đã thả khoảng 7,6 triệu tấn bom lên lãnh thổ Việt Nam, Lào và Campuchia, gần gấp 3 lần tổng số bom thả trong Thế chiến thứ 2.

Đã vậy Mỹ còn rải chất diệt cỏ lên 20% diện tích miền Nam Việt Nam, phá hủy đất nông nghiệp và tàn phá sức khỏe người dân địa phương trong nhiều thế hệ.

1. Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở Iraq và Afghanistan: Từ 1.000-6.000 tỷ USD

Sau loạt khủng bố 11/9/2001, Tổng thống Mỹ George W. Bush mở chiến dịch Tự do Vĩnh cửu - đây là một chuỗi chiến dịch mà Mỹ nói là để chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu ở nhiều nước trên thế giới, từ Afghanistan và Iraq tới Philippines, Somalia, Pakistan, Yemen và Indonesia.

Ước tính tổng chi phí của cuộc chiến này (từ năm 2001 đến 2010) vọt lên mức 1.147 tỷ USD (đã quy đổi theo mức độ trượt giá).

Theo một ước tính năm 2013 của Giáo sư Linda Bilmes thuộc trường quản lý nhà nước John F. Kennedy, nếu tính cả chi phí y tế và đền bù thương tật dài hạn cùng các chi phí kinh tế-xã hội khác nữa thì tổng chi phí của cuộc chiến này nằm từ 4.000-6.000 tỷ USD.

5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất sau Thế chiến 2 - Hình 5

Hậu khủng bố 11/9: Mỹ "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa"

Như vậy, cuộc chiến "Chống khủng bố" của Mỹ là tốn kém nhất trong lịch sử Mỹ. Trong Thế chiến 2, Mỹ chỉ phải chi 3.000 tỷ USD (đã tính đến mức lạm phát hiện nay).

Ngoài tiền bạc, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ còn khiến liên minh do họ dẫn đầu mất hàng ngàn sinh mạng binh lính và làm hàng chục ngàn quân nhân khác bị thương.

Đã vậy cuộc chiến của Mỹ ở Iraq và Afghanistan khó có thể kết luận là thành công mỹ mãn được. Hiện nay Iraq đang khổ sở vì bạo lực giáo phái và sự hoành hành của tổ chức khủng bố IS. Còn ở Afghanistan, lực lượng phiến quân Taliban đang chiếm ưu thế trở lại sau khi NATO rút đi./.

Trung Hiếu Dịch từ RIA/Sputnik

Theo_VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Loạt hợp đồng lớn mà Tổng thống Trump công bố trong chuyến công du Trung ĐôngLoạt hợp đồng lớn mà Tổng thống Trump công bố trong chuyến công du Trung Đông
14:55:40 16/05/2025
UAE tặng ông Trump một giọt dầu mỏUAE tặng ông Trump một giọt dầu mỏ
22:38:27 16/05/2025
Tổng thống Trump không hài lòng với CEO Apple Tim CookTổng thống Trump không hài lòng với CEO Apple Tim Cook
22:14:00 16/05/2025
Bí mật thâm cung: Từ Hy Thái Hậu mê mẩn món ăn 'rợn người', phải có trong bữa ănBí mật thâm cung: Từ Hy Thái Hậu mê mẩn món ăn 'rợn người', phải có trong bữa ăn
16:40:14 16/05/2025
Tổng thống Trump trở lại hiện thực sau chuyến công du Trung Đông 'đầy thành tích'Tổng thống Trump trở lại hiện thực sau chuyến công du Trung Đông 'đầy thành tích'
19:16:46 17/05/2025
Báo Mỹ tiết lộ "chiến thắng" của Nga trong đàm phán với UkraineBáo Mỹ tiết lộ "chiến thắng" của Nga trong đàm phán với Ukraine
21:14:09 17/05/2025
Ông Trump dừng đàm phán, gửi thư thông báo thuế cho các nướcÔng Trump dừng đàm phán, gửi thư thông báo thuế cho các nước
18:32:56 17/05/2025
Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nàoĐàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào
22:59:59 17/05/2025

Tin đang nóng

Người cha lao xuống giếng sâu 35 mét cứu con gáiNgười cha lao xuống giếng sâu 35 mét cứu con gái
06:34:25 18/05/2025
Chồng là doanh nhân, vợ là diễn viên "siêu bận", nhưng shark Bình - Phương Oanh luôn giữ thói quen này khi nuôi conChồng là doanh nhân, vợ là diễn viên "siêu bận", nhưng shark Bình - Phương Oanh luôn giữ thói quen này khi nuôi con
06:17:13 18/05/2025
Hoàng hậu "vạn người mê" của Bhutan hiện tại ra sao ở tuổi 35?Hoàng hậu "vạn người mê" của Bhutan hiện tại ra sao ở tuổi 35?
07:00:12 18/05/2025
Nhìn Tôn Lệ 42 tuổi và Hồ Hạnh Nhi 45 tuổi: Sự thật đằng sau "khoảng cách" của năm thángNhìn Tôn Lệ 42 tuổi và Hồ Hạnh Nhi 45 tuổi: Sự thật đằng sau "khoảng cách" của năm tháng
06:23:09 18/05/2025
Dàn nhân vật hoạt hình Doraemon hóa người thật: Shizuka đẹp hơn bản gốc, 1 cái tên như xé truyện bước raDàn nhân vật hoạt hình Doraemon hóa người thật: Shizuka đẹp hơn bản gốc, 1 cái tên như xé truyện bước ra
05:50:32 18/05/2025
10 phim ngôn tình Trung Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 ngược tâm đến tận cùng, ai xem cũng phải khóc10 phim ngôn tình Trung Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 ngược tâm đến tận cùng, ai xem cũng phải khóc
05:49:18 18/05/2025
Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống PutinNgoại trưởng Mỹ lên tiếng về cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin
05:41:18 18/05/2025
5 món đồ "ngỡ vô hại" lại là ổ chứa formaldehyde, càng dùng càng đánh bại sức khỏe5 món đồ "ngỡ vô hại" lại là ổ chứa formaldehyde, càng dùng càng đánh bại sức khỏe
06:26:26 18/05/2025

Tin mới nhất

Ông Trump hé lộ nội dung cuộc điện đàm sắp diễn ra với Tổng thống Nga Putin

Ông Trump hé lộ nội dung cuộc điện đàm sắp diễn ra với Tổng thống Nga Putin

06:36:09 18/05/2025
Tổng thống Mỹ cũng bày tỏ hy vọng rằng 19/5 sẽ là một ngày hiệu quả và một lệnh ngừng bắn sẽ diễn ra . Không rõ liệu ông có mong đợi một lệnh ngừng bắn sẽ được thống nhất vào cùng ngày 19/5, hay vào một ngày sau nào đó tiếp theo.
Elon Musk rút lui, DOGE vẫn quyết liệt cải tổ chính phủ Mỹ

Elon Musk rút lui, DOGE vẫn quyết liệt cải tổ chính phủ Mỹ

06:22:02 18/05/2025
Một quan chức cấp cao nói với CNN: Giờ không còn là chuyện quyền lực hay tiếp cận mà là hành động. Và việc không còn bị soi đèn sân khấu có thể lại là lợi thế.
Tiết lộ chi phí khổng lồ cho châu Âu khi thay thế sự hỗ trợ quân sự của Mỹ

Tiết lộ chi phí khổng lồ cho châu Âu khi thay thế sự hỗ trợ quân sự của Mỹ

06:17:38 18/05/2025
Châu Âu cũng sẽ cần đảm nhiệm một số chức vụ hàng đầu, như chức vụ Chỉ huy Đồng minh Tối cao ở châu Âu. Khi Mỹ không còn tham gia, châu Âu cũng sẽ phải tăng cường các nỗ lực phối hợp ngoại giao.
Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương

Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương

06:16:16 18/05/2025
Về phần mình, Ngoại trưởng Nga Lavrov đề cập đến vai trò tích cực của Mỹ trong việc giúp nối lại đàm phán giữa hai phái đoàn Nga và Ukraine. Ông Lavrov khẳng định, Nga sẵn sàng tiếp tục hợp tác với Mỹ trong tình hình hiện nay.
Giám đốc tình báo Ukraine tiết lộ thời điểm trao đổi 2.000 tù nhân với Nga

Giám đốc tình báo Ukraine tiết lộ thời điểm trao đổi 2.000 tù nhân với Nga

06:08:21 18/05/2025
Theo Trụ sở Điều phối đối xử với tù nhân chiến tranh, hơn 4.000 quân nhân và thường dân Ukraine đã được thả khỏi nơi giam giữ của Nga kể từ khi cuộc xung đột giữa hai nước bắt đầu.
Cơ hội 90 ngày, Trung Quốc làm gì để lật ngược thế cờ trong cuộc đấu thuế quan?

Cơ hội 90 ngày, Trung Quốc làm gì để lật ngược thế cờ trong cuộc đấu thuế quan?

06:07:09 18/05/2025
Vào đầu tháng 4, mức thuế Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc đã vọt lên 145%, trong khi Bắc Kinh cũng áp thuế 125% với hàng hóa nhập từ Mỹ. Các siêu thị Mỹ khi đó đã bắt đầu cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt hàng hóa.
Xung đột Hamas-Israel: Nối lại đàm phán ngừng bắn tại Gaza

Xung đột Hamas-Israel: Nối lại đàm phán ngừng bắn tại Gaza

06:01:48 18/05/2025
IDF nêu rõ chiến dịch này nhằm đạt được tất cả các mục tiêu mà Israel đặt ra ở Dải Gaza, bao gồm cả việc giải thoát các con tin và đánh bại phong trào Hamas.
Reuters: Nga đặt điều kiện để tiến hành ngừng bắn với Ukraine

Reuters: Nga đặt điều kiện để tiến hành ngừng bắn với Ukraine

06:00:48 18/05/2025
Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh rằng Tổng thống Nga Putin có thể gặp người đồng cấp của Ukraine Zelensky, nhưng chỉ khi đạt được một số thỏa thuận nhất định , điều mà ông không nêu chi tiết.
Mỹ: Bão kèm lốc xoáy, ít nhất 16 người thiệt mạng

Mỹ: Bão kèm lốc xoáy, ít nhất 16 người thiệt mạng

05:56:33 18/05/2025
Tại bang Kentucky, giới chức cho biết, có 9 người thiệt mạng và nhiều người bị thương nặng do bão kèm lốc xoáy. Hiện vẫn đang diễn ra hoạt động tìm kiếm người sống sót tại khu vực bị ảnh hưởng.
Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

23:07:13 17/05/2025
Dù cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa Nga và Ukraine có những kết quả, nhưng giới quan sát cho rằng nó còn tương đối hạn chế và thế bế tắc giữa 2 bên vẫn tồn tại.
Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"

Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"

21:26:15 17/05/2025
Phoebe Gates, con gái út của tỷ phú Bill Gates, đang vấp phải sự chỉ trích từ một ngôi sao mạng xã hội. Người này cho rằng Phoebe khởi nghiệp đúng kiểu con nhà giàu .
Mỹ lên dây cót cho cuộc duyệt binh lớn tại thủ đô Washington

Mỹ lên dây cót cho cuộc duyệt binh lớn tại thủ đô Washington

21:12:10 17/05/2025
Hàng nghìn binh sĩ và hàng trăm khí tài quân sự uy lực sẽ góp mặt trong lễ duyệt binh vào tháng tới tại thủ đô Washington, Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao nói G-Dragon là "thần tượng của thần tượng": Nhìn cả dàn sao Vbiz "phát sốt" vì ông hoàng Kpop là rõ!

Vì sao nói G-Dragon là "thần tượng của thần tượng": Nhìn cả dàn sao Vbiz "phát sốt" vì ông hoàng Kpop là rõ!

Sao châu á

08:22:13 18/05/2025
Vào tháng 6 tới đây, VIP gặp G-Dragon tại K-Star Spark in Vietnam rất có thể gặp thêm nhiều nghệ sĩ Vbiz khác cũng đi đu idol .
Cha đẻ của Genshin Impact lộ kế hoạch tới năm 2030, sẽ không còn "chỉ làm game" như trước

Cha đẻ của Genshin Impact lộ kế hoạch tới năm 2030, sẽ không còn "chỉ làm game" như trước

Mọt game

08:15:43 18/05/2025
Trước đây được biết đến với tên gọi miHoYo, HoYoverse đã gặt hái thành công lớn với Genshin Impact, tựa game nhập vai thế giới mở theo phong cách gacha, thu về hơn 6 tỷ USD doanh thu trên nền tảng di động.
6 cách bảo vệ làn da khi ở trong phòng điều hòa

6 cách bảo vệ làn da khi ở trong phòng điều hòa

Làm đẹp

08:06:16 18/05/2025
Hãy chuẩn bị một chai phun sương chứa nước khoáng hoặc hỗn hợp tự nhiên gồm nước hoa hồng, glycerin và gel lô hội, xịt lên mặt mỗi 12 giờ. Việc này không chỉ giúp làm mát mà còn bổ sung độ ẩm tức thì cho da, duy trì sự mềm mại và tránh ...
Lộ Em xinh thứ 31, giàu có, quyền lực nhất show vẫn "gặp biến" vì người này!

Lộ Em xinh thứ 31, giàu có, quyền lực nhất show vẫn "gặp biến" vì người này!

Sao việt

08:03:38 18/05/2025
Trong buổi họp báo diễn ra ít ngày trước, Em xinh thứ 31 đã có màn ra mắt ấn tượng, chiếm trọn spotlight. Tìm hiểu mới biết, đây chính là nhân vật quyền lực được CĐM nhắc nhiều suốt thời gian qua.
3 không khi dùng mật ong

3 không khi dùng mật ong

Sức khỏe

08:00:07 18/05/2025
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mật ong có tác dụng làm giảm viêm nhiễm, xoa dịu cơn ho và hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường và ung thư.
Tân Binh Toàn Năng - show thay thế Anh Trai Chông Gai không nổi chút bọt sóng, khán giả thất vọng: Vấn đề ở đâu?

Tân Binh Toàn Năng - show thay thế Anh Trai Chông Gai không nổi chút bọt sóng, khán giả thất vọng: Vấn đề ở đâu?

Tv show

07:35:46 18/05/2025
Tân Binh Toàn Năng được kỳ vọng sẽ tiếp tục thành công của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai nhưng tính đến nay, biểu hiện chưa mấy tích cực.
Universal khuấy đảo màn ảnh rộng 2025 bằng những bom tấn nhất định phải xem!

Universal khuấy đảo màn ảnh rộng 2025 bằng những bom tấn nhất định phải xem!

Phim âu mỹ

07:27:47 18/05/2025
Universal Pictures khẳng định vị thế ông lớn Hollywood khi khép lại năm 2024 với hàng loạt thành tích ấn tượng tại phòng vé.
Lấy chồng giàu được một tháng, chị gái đã khóc tức tưởi đòi ly hôn vì chuyện nghịch lý vô cùng

Lấy chồng giàu được một tháng, chị gái đã khóc tức tưởi đòi ly hôn vì chuyện nghịch lý vô cùng

Góc tâm tình

07:23:37 18/05/2025
Những tưởng lấy được chồng giàu là cuộc sống của chị tôi sẽ sang trang mới. Thật không ngờ. Chị gái tôi có vẻ bề ngoài rất xinh xắn.
Nam thanh niên ăn trộm gần 200 máy tính bảng của công ty để "donate" cho nữ streamer

Nam thanh niên ăn trộm gần 200 máy tính bảng của công ty để "donate" cho nữ streamer

Netizen

07:02:59 18/05/2025
Một vụ trộm hy hữu vừa xảy ra tại Thượng Hải khiến dư luận không khỏi bất ngờ. Theo đó, nam lập trình viên trẻ tên Hu (Hồ), hiện là nhân viên công nghệ thông tin tại một công ty công nghệ trong tòa nhà 32 tầng, đã bị cảnh sát tạm giữ
Mẹ của David Beckham ra mặt ủng hộ cháu trai giữa lúc gia đình rạn nứt, liệu có cứu vãn được khủng hoảng tình thân?

Mẹ của David Beckham ra mặt ủng hộ cháu trai giữa lúc gia đình rạn nứt, liệu có cứu vãn được khủng hoảng tình thân?

Sao thể thao

06:49:39 18/05/2025
Giữa lúc gia đình Beckham dậy sóng vì lùm xùm nghi bất hòa, đặc biệt là sự vắng mặt của Brooklyn và vợ - Nicola Peltz - trong tiệc sinh nhật 50 tuổi của David Beckham, thì một động thái nhỏ từ bà nội Brooklyn đã khiến dân tình không khỏ...
Biệt phủ được xây dựng suốt 12 năm bị yêu cầu phá dỡ gấp

Biệt phủ được xây dựng suốt 12 năm bị yêu cầu phá dỡ gấp

Lạ vui

06:27:27 18/05/2025
Một biệt phủ xa hoa ở Triều Dương, TP Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, bị chính quyền địa phương yêu cầu phá dỡ gấp trong 45 ngày.