Trận đòn cuối cùng của bố tôi
Chào quý vị độc giả, chào tác giả Văn Hưng trong bài “Bị bố đánh gãy 8 cái roi vì quên không nấu cơm”.
ảnh minh họa
Câu chuyện về ông bố đánh con đến chết đang xôn xao dư luận mấy ngày qua, chúng ta lên án, giận dữ, căm phẫn và hận thù như anh đã nói, đành rằng sai thật là sai nhưng theo tôi cũng không nên đánh đồng như thế. Anh nói tuổi thơ anh đầy đòn roi và nước mắt. Anh căm thù người cha của anh, hận thù đó theo anh cho tới bây giờ khi cha anh đã đến lúc về chiều.
Nhưng thưa, chính người cha đó lại là động lực cho anh học thật giỏi để thoát khỏi căn nhà đó và giờ anh có gia đình, vợ con. Có thể anh cho rằng cái động lực ấy trong căm thù mà ra.
Thưa anh, tuổi thơ tôi cũng đầy roi đòn và nước mắt như anh. Tôi không may mắn hơn anh vì tôi đều bị cả bố và mẹ dùng roi đòn. Có những trận người tôi nổi lên những sống lươn do dây thừng để lại. Rồi có những hôm miệng nhai cơm trộn máu vì vết rách trên môi của trận đòn cách đó ít phút. Có những lúc mẹ tôi còn nói: “Tao biết vậy đã bóp mũi mày lúc mới sinh cho rồi”.
Nhiều đêm lòng tôi đau như xát muối, cũng hận thù như anh, cũng mang tâm trạng như anh và tôi cũng muốn quyết tâm học xong để ra đi khỏi căn nhà đó.
Nhưng lần cuối cùng tôi bị đòn roi từ bố tôi cũng là lần tôi bị đòn roi mà không khóc. Tôi không phản ứng hay la khóc như những lần trước đó và hình như đúng lúc đó, bố tôi nhìn tôi với ánh mắt hoàn toàn khác. Ông biết tôi đã khôn, đã lớn.
Khi ra đi lập nghiệp và xây dựng gia đình như anh, tôi mới có thời gian suy nghĩ và trả lời cho mình những câu hỏi về những trận đòn năm tháng tuổi thơ. Và thú thực, bây giờ nhiều khi tôi vẫn mong bố tôi đánh đòn tôi, dù là chỉ ít roi thôi cũng được!
Kể câu chuyện với anh để biết tôi cũng như anh nhưng liệu hận thù của anh với người cha mình sẽ có làm anh đòn roi với chính đứa con anh không. Và rồi liệu với hận thù đó, cái cách đó thì biết đâu điều anh làm với cha anh cũng là điều đứa con anh sẽ làm với anh.
Chúng ta lên án những hành động đó vì nó trái với cách cư xử trong một xã hội phát triển như bây giờ nhưng cũng không thể phủ nhận hết được “thương cho roi cho vọt”. Ông bà ta dùng câu đó trong một cảnh diễn rộng lớn chứ không nhất thiết là roi hay vọt.
Video đang HOT
Và cũng như anh, tôi mong các bậc cha mẹ cũng “roi” cũng “vọt” nhưng “roi vọt” đúng nơi và hiểu đúng cách để không phải như những ông bố kia trong bốn bức tường giam sẽ bị tình “phụ tử” giày xéo!
Theo VNE
Người đàn bà hư hỏng của bố tôi
Ngươi đan ba hư hong ây chinh la ngươi mẹ đã bo cha con tôi chay theo ngươi đan ông khac. Vây ma cha tôi vân yêu mê muôi...
ảnh minh họa
Hôi đo du con rât nho nhưng tôi cung cam nhân đươc nôi đau chia ly, mât mat khi me tôi bo nha đi theo ngươi đan ông khac. Me tôi leo lên xe ôm sau khi noi vơi cha: "Đưng co tim tôi. Đên chêt tôi cung không vê cai ô chuôt cua cha con anh".
Năm đo tôi 5 tuôi. Chăng hiêu sao co nhưng điêu khăc sâu vao tâm kham như môt vêt chem không bao giơ lanh miêng. Sư phan bôi cua me tôi cung vây.
Sau nay lơn lên, tôi nghi, ngươi đan ông phan bôi con co thê tha thư chư ngươi đan ba dam vưt bo chông, con đê chay theo nhân tinh thi vêt nhơ ây không bao giơ gôt rưa đươc. Thâm tinh ma ngươi ta con vưt bo thi co viêc gi ma ngươi ta không dam lam?
Tôi lơn lên trong măc cam minh la con cua môt ngươi đan ba hư hong, môt người mẹ nhẫn tâm, nên suôt nhưng năm thang ơ quê nha, tôi cư cui găm măt. Biêt danh "Tâm lui" ban be đăt cho tôi tư những ngay thang đo.
Hai cha con tôi sống hẩm hút với nhau cho đến năm tôi lên lớp 6 thì một tối nọ, cha bảo tôi thu dọn quần áo: "Đi thôi con". Cha chỉ nói vậy rồi lầm lũi dọn đồ đạc. Lớp thì cha đóng thùng, lớp bỏ vô bao ni lông. Tôi tần ngần nhìn mọi thứ rồi ngập ngừng hỏi cha: "Mình đi đâu vậy cha?". Cha vẫn cắm cúi làm việc, không ngẩng lên: "Xa lắm, nói ra con cũng không biết đâu".
Sáng hôm sau, có một chiếc xe lam chạy vào gần nhà. Tôi phụ cha khiêng đồ đạc ra xe. Sau đó chiếc xe nổ máy, chở cha con đi về một nơi thật xa, xa đến nỗi tôi ngủ, thức mấy lần mới tới. Đó là Sài Gòn, nơi tôi sống đến bây giờ.
Cha mướn một phòng trọ nhỏ xíu. Đồ đạc cái nào thật cần thiết thì mới lấy ra, không thì vẫn để nguyên trong thùng. Tối đầu tiên, hai cha con ăn bánh mì thay cơm nhưng tôi thấy ổ bánh mì thật ngon. Vừa ăn, cha vừa nói: "Con nhớ chú Tư Kha, cháu nội ông hội đồng không? Cái nhà xưa thật bự ở ngoài vàm đó? Chú hứa sẽ kiếm việc làm cho cha trong nhà máy của chú. Ngày mai cha bắt đầu đi làm. Con ở nhà phải lấy sách vở ra tự học...".
Đêm đó cha con tôi nói chuyện rất nhiều, y như thể hai người lớn nói chuyện với nhau. Vậy là chuyện cơm áo không phải lo, mà bây giờ cha lo nhất là chuyện học hành của tôi. Cha nói sẽ nhờ chú Kha xin cho tôi đi học bổ túc văn hóa. "Mình không có hộ khẩu nên con chịu khó... Phải cố gắng thì mới mong đổi đời".
Cha tôi vốn ít nói, lại càng kiệm lời hơn kể từ khi mẹ bỏ đi. Đôi khi tôi nhìn trộm vẻ khắc khổ của cha mà thấy lòng đau nhói. Tôi ước cha có người phụ nữ khác để thay mẹ chăm sóc cho cha, thế nhưng bao nhiêu năm qua, cha vẫn lầm lũi đi về một mình; cha làm việc y như thể để trả thù cái nghèo, cái khó đã làm cho cha mất vợ, mất hạnh phúc gia đình.
Năm 19 tuổi, tôi thi đậu vào Trường Cao Thắng. Tôi học trường đó là vì chú Kha, ân nhân của cha con tôi khuyên như vậy. Tôi nhớ có lần chú bảo: "Cháu phải học lấy một nghề để sau này nuôi thân; đừng ham đại học này, đại học nọ; sức mình tới đâu thì theo tới đó... Cứ có một nghề trong tay rồi sau này muốn học tới đâu cũng được".
Sau bao nhiêu năm làm việc cật lực, cha tôi đã dành dụm đủ tiền để mua một miếng đất ở huyện Bình Chánh để cất một căn nhà cho hai cha con. Miếng đất thì lớn nhưng căn nhà thì nhỏ, lúc rảnh rỗi, cha lại trồng tỉa đủ thứ như hồi ở dưới quê. Dường như cha thấy vui hơn khi làm việc đó.
Có lần tôi nói với cha: "Khi nào con đi làm có tiền, con sẽ cất cho cha một ngôi nhà thiệt đẹp". Cha cười: "Đợi tới chừng đó hẳng hay". Tôi thương cha thì nói vậy thôi chớ trong bụng lại nghĩ, không biết tới chừng nào mới làm được điều đó? Chắc là phải chờ trúng số độc đắc...
Mà cha con tôi trúng số độc đắc thiệt. Tự dưng rồi có người hỏi mua miếng đất còn dư mà cha trồng rau cải cạnh nhà. Cha chỉ cắt bán một phần nhưng đã có đủ tiền để cất một ngôi nhà thật lớn và còn dư để gởi ngân hàng. Cha nói: "Cất nhà lớn để cha làm sui cho nở mày, nở mặt. Con có thương đứa nào thì cứ dắt về cho cha coi mắt".
Tôi lắc đầu: "Vợ con gì cha ơi, con không lấy vợ đâu". Trong thâm tâm, tôi sợ gặp phải người như mẹ. Chính ngươi mẹ nhân tâm cua tôi đã trở thành tấm gương xấu trong suy nghĩ của tôi về phụ nữ.
Khi tôi đi học rồi đi làm, có nhiều người nói thương tôi nhưng tôi không nhận lời ai. Nhìn họ, tôi lại nghĩ đến mẹ. Đôi khi tôi nghĩ, người đan ba hư hong ấy không hề có trái tim. Bao nhiêu năm nay bà chẳng hề liên hệ, thăm hỏi; chẳng hề biết là bà từng có một đứa con trên đời. Sao lại có những người mẹ nhẫn tâm, độc ác như vậy chứ!
Tôi nói với cha về suy nghĩ của mình. Ông lặng yên rất lâu, sau đó mới chậm rãi nói: "Có thể bà ấy có lý do... Biết đâu bây giờ bà ấy gặp khó khăn, bất hạnh nên xấu hổ không dám tìm gặp chồng con...". Cha tôi nói y như thể ông hiểu rõ nguồn cơn mọi chuyện. Nghe cha nói, nhìn ánh mắt cha, tôi thấy có vẻ như ông vẫn còn vấn vương hình bóng người đàn bà hư hong ây.
"Cha còn thương mẹ lắm phải không? Sao cha không đi bước nữa?"- có lần tôi hỏi. Cha trầm ngâm: "Một lần là quá đủ rồi, bước nữa làm gì?". "Nhưng con thấy cha hay gọi điện thoại hoặc có ai đó gọi điện cho cha... Có phải... có người thương cha không? Cha cứ đưa về cho con coi mắt"- tôi nói y như cha đã từng nói với tôi trước đó.
Nhưng cha tôi đã đánh trống lãng. Ông luôn tìm cách né tránh mỗi khi tôi nhắc đến hạnh phúc riêng tư. Điều đó khiến tôi nghĩ, có lẽ cha tôi còn thương mẹ tôi nhiều lắm. Nếu không, ông đã chẳng chặt dạ như vậy.
Cach nay khoang 3 thang, cha tôi bệnh nặng. Khi tôi đưa cha vao bênh viên, ông dặn dò: "Sau này con có gặp lại mẹ thì cũng nên tha thứ cho bà ấy. Phàm là con người, ai cũng có thể mắc phải sai lầm. Con là phận con cái, không được giận hờn, trách móc cha mẹ". Tôi hứa với cha nhưng không chắc là mình có làm được không? Tôi cũng không hi vọng gì gặp lại ngươi me nhân tâm, ngươi đan ba hư hong ây bởi đã hơn 20 năm rồi, không biết bà trôi dạt đến tận nơi nào...
Tôi đâu biết rằng, người phụ nữ ấy đã ở ngay cạnh cha con tôi từ rất lâu rồi. Bà đã gặp lại cha tôi, đã kể lể nỗi niềm, đã khiến cha tôi xúc động và tha thứ. Nhiều năm qua, bà thuê nhà ở gần cha con tôi, hàng tháng, cha tôi vẫn lén lút gặp gỡ, cho tiền bà. Cha đã giấu tôi tất cả những việc đó vì ông biết tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho ngươi mẹ nhân tâm, đôc ac cua minh.
Khi cha tôi nằm viện, ông đa goi điên cho ba. Tât nhiên la bà đã lén lút đến thăm khi không có tôi ở đó. Nhưng trời bất dung gian, rồi cũng có lúc bà phải đối diện với tôi. Hôm đó tôi vào công ty môt lat thi cúp điện. Tôi về nhà nâu chao rôi mang vao bệnh viện sơm hơn moi ngay môt chut. Vừa mở cửa phòng, tôi thấy cha đang nắm tay một người phụ nữ. Bà ta đang khóc, hai mắt đỏ hoe.
Tôi nhìn người phụ nữ, linh cam cho tôi biêt ngươi ây co liên quan tơi minh. Đúng lúc ấy, cha tôi cất tiếng: "Đây là mẹ con...". Hóa ra là vậy. Nhưng bà là mẹ của ai chứ? Có người mẹ nào lại bỏ con theo trai không? Bỏ chồng có thể tha thứ chứ bỏ con là tội trời không dung, đất không tha... Tôi bỗng thấy cơn giận bùng lên. Tôi bước đến gần: "Bà tránh xa cha con tôi ra".
Những chuyện xảy ra sau đó, tôi không muốn kể lại. Nhưng tôi đã kiên quyết đuổi người đan ba hư hong ấy đi. Tôi đôi phong cho cha tư phong đơn sang phong đôi ơ khu dich vu cua bênh viên va căn dăn mây cô y ta không đươc đê cho ngươi đan ba ây vao thăm cha. Tôi con dăn ngươi bênh năm chung phong đê y dum cha tôi. Noi chung la an ninh xung quanh cha tôi đươc xiêt chăt.
Kêt qua la tinh hinh cua cha tôi chuyên biên xâu đi nhanh chong. Ông suy sup hăn, ăn it, ngu it. Ông không noi gi vơi tôi nhưng trong anh măt u buôn ây, tôi nhân ra môt tinh yêu không gi lay chuyên danh cho me tôi.
Trơi ơi, tôi thât không hiêu nôi. Tai sao trên đơi nay lai co loai đan ba như me tôi? Tai sao lai co nhưng ngươi đan ông yêu môt cach u mê, mu quang như cha tôi? Chăc kiêp trươc ho măc nơ nhau nên kiêp nay muôn dưt ma không dưt đươc...
Không le bây giơ tôi phai đem ngươi đan ba ây vê cho cha va xem như chưa tưng co viêc gi xay ra?
Theo VNE
Trang hoàng phòng ngủ, bảo chồng đón "bạn gái" về, đừng ra khách sạn Cách cư xử của mẹ đã khiến chúng tôi nhìn vào phục lăn. Từ đó, chị em chúng tôi thường bảo nhau phải học ở mẹ mọi cách ứng xử... Bố tôi là một nhà văn sống ở trung tâm thành phố, ông rất có duyên khi tiếp xúc với mọi người. Hai chị em tôi sinh ra và lớn lên trong tình...