Tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?
Tràn dịch màng phổi là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng tích tụ dịch trong khoang trống giữa phổi và thành ngực, đó là sự tích đọng dịch có thể là máu, dịch hoặc khí vượt quá mức cho phép.
Vậy tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?
Tràn dịch màng phổi là gì?
Tràn dịch màng phổi là tình trạng tích đọng dịch vượt quá mức cho phép của khoang màng phổi, gây tràn dịch màng phổi với các triệu chứng lâm sàng như: Đau ngực âm ỉ vùng ngực, đau nặng về phía bên tràn dịch, ho khan, ho ngày một gia tăng, sốt, nếu chụp X-quang phổi sẽ thấy hình mờ đậm, có khi mờ ở cả 2 bên phổi, tim bị đẩy sang bên đối diện.
Tràn dịch màng phổi là hội chứng nguy hiểm cần điều trị kịp thời dứt điểm
Tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?
Tràn dịch màng phổi là hội chứng nguy hiểm, cần được điều trị dứt điểm, bởi bệnh có thể để lại di chứng bất lợi cho sức khỏe người bệnh như sốt cao dao động, thể trạng gầy sút, chán ăn, mặt hốc hác, lưỡi bẩn, nước tiểu ít và sẫm màu; số lượng bạch cầu tăng, bạch cầu trung tính tăng, …
Video đang HOT
Chẩn đoán như thế nào?
Những biện pháp lâm sàng thường khó xác định bệnh, cần dựa vào kỹ thuật cận lâm sàng như chụp X quang, siêu âm hoặc chọc dò.
Chụp X quang là kỹ thuật hình ảnh giúp phát hiện tràn dịch màng phổi chính xác
Điều trị tràn dịch phổi như thế nào?
Để loại bỏ các di chứng nguy hiểm của bệnh, điều trị bệnh cần phải lấy dịch ra, tránh các trường hợp tràn dịch trở lại và xác định và điều trị theo nguyên nhân gây tràn dịch.
Việc lấy dịch ra sẽ được các bác sĩ nghiên cứu và chỉ định dựa theo lượng dịch màng phổi mà có chỉ định. Với những trường hợp tràn dịch màng phổi ít, người bệnh chưa có hoặc ít có dấu hiệu khó thở, đau ngực hay sốt, thì chỉ cần theo dõi định kỳ. Trường hợp lượng dịch nhiều gây đau ngực, khó thở, người bệnh cần tới cơ sở chuyên khoa để được chọc hút dịch.
Người bị tràn dịch màng phổi cần tái khám định kỳ đúng lịch để theo dõi từng bước tiến triển của bệnh
Ngoài ra, điều trị tràn dịch màng phổi cần căn cứ nguyên nhân gây bệnh, nếu nguyên nhân gây bệnh là do suy tim sung huyết, người bệnh cần được sử dụng thuốc lợi tiểu nhằm mục đích hạn chế tình trạng ứ nước trong cơ thể và trong khoang màng phổi; nhưng nếu tràn dịch do nguyên nhân nhiễm trùng, người bệnh cần được điều trị kháng sinh; ngoài ra, nếu tràn dịch màng phổi là do bệnh lý u ác tính hoặc dịch màng phổi hóa mủ, người bệnh cần phải được đặt ống lớn vào khoang màng phổi trong một thời gian.
Tràn dịch màng phổi là hội chứng nguy hiểm, không những suy giảm sức khỏe thậm chí có thể gây tử vong khi không được cứu chữa kịp thời.
Vì vậy, phòng ngừa bệnh luôn cần chú trọng. Do các tác nhân gây bệnh thường từ đường hô hấp nên phải phát hiện và điều trị sớm các nhiễm trùng ở đường hô hấp trên, ở phế quản phổi, nhất là các bệnh nhân có cơ địa xấu, mắc bệnh mạn tính…
Chú ý, người bị viêm màng phổi cần đảm bảo điều trị sớm, theo dõi sát diễn biến của bệnh, để đảm bảo có hướng giải quyết tốt, đề phòng biến chứng.
Bệnh viện Thu Cúc
Theo giadinhmoi
Ca phẫu thuật "nghẹt thở" tại BV 108
Bệnh nhân nam 25 tuổi (quê Nam Định) bị tai nạn giao thông tháng 3/2017. Sau tai nạn, bệnh nhân bị mất cảm giác vận động cẳng tay và rơi vào trạng thái liệt không hoàn toàn cánh cẳng tay trái. Tình trạng này kéo dài suốt gần hai năm.
Bác sĩ thăm khám bệnh nhân sau phẫu thuật
Bệnh nhân bị vết thương nặng dập nát cánh cẳng tay bên trái do tai nạn giao thông và đã cắt lọc vết thương, kết xương bằng cố định ngoài, kiểm tra ba dây thần kinh quay, trụ, giữa và nối động mạch cánh tay. Toàn bộ cánh cẳng tay trái đã được cứu, tuy nhiên còn để lại di chứng liệt toàn bộ cẳng tay, tổn thương ba dây thần kinh dạng đứt sợi trục mức độ nặng, toàn bộ cơ ở vùng cẳng tay xơ hóa do chấn thương. Với trường hợp này, toàn bộ các phương pháp kinh điển như chuyển gân, chuyển ghép thần kinh đều không có giá trị.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân bằng hai kỹ thuật chuyên sâu lần đầu tiên cùng áp dụng tại Việt Nam, đó là kỹ thuật chuyển cơ động lực và kỹ thuật Coupler - thao tác nối vi phẫu động mạch và tĩnh mạch bằng vòng nối cho bệnh nhân. Từ việc cắt lọc vết thương, kết xương gãy bằng cố định ngoài; cắt đoạn động mạch bị huyết khối, ghép phục hồi động mạch cánh tay bằng đoạn ghép tĩnh mạch hiển đến phẫu thuật chuyển cơ động lực đã giúp bệnh nhân thoát khỏi trạng thái tâm lý bị "tàn phế".
Mới đây, ca phẫu thuật diễn ra trong chín tiếng với hai kíp thực hiện song song. Một kíp thực hiện phẫu thuật lấy toàn bộ đơn vị cơ vùng đùi (bao gồm: da, cơ) có mạch máu, thần kinh để chuyển đến vùng cần phục hồi.
Một kíp bộc lộ nơi cần ghép cơ, chuẩn bị động mạch cho, tĩnh mạch nhận, và các sợi trục thần kinh sẽ chỉ đạo cho cơ mới. Sau đó, toàn bộ các bác sĩ đã dùng Coupler (các vòng nối mạch vi phẫu) để nối động mạch, tĩnh mạch, cuối cùng là cố định cơ, nối gân và nối thần kinh chỉ đạo cơ.
Khi nối thần kinh, tiếp tục một câu hỏi khó đặt ra cho kíp mổ là làm sao chỉ chọn được những sợi trục vận động của dây thần kinh trụ và thần kinh giữa, sử dụng máy kích thích thần kinh. Trong suốt quá trình mổ các bác sĩ sử dụng kính vi phẫu - hệ thống kính hiển vi vi phẫu tiên tiến nhất tại Việt Nam giúp phóng đại những mạch máu nhỏ nhất mà mắt thường nhìn không rõ.
Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân cải thiện dần. Hiện tại bệnh nhân đã hồi phục cử động tay..., tình trạng tê bì giảm hẳn. Bệnh nhân đang được tập vật lý trị liệu khoảng 3 - 6 tháng là hồi phục hoàn toàn.
N.Giang
Theo baophapluat
Bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ hiệu quả Bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ dứt điểm tại nhà mà không cần kháng sinh cực đơn giản hiệu quả mà các mẹ cần biết. Cơn ho của trẻ chủ yếu do 2 yếu tố gây ra là: yếu tố nội tại (cơ địa của trẻ) và yếu tố bên ngoài (môi trường). Yếu tố cơ địa của trẻ do phổi,...