Trận đấu tăng dài 10 phút nằm trong sách giáo khoa quân sự Mỹ
Trước khi trận chiến này nổ ra, những chiếc T-34 của Triều Tiên vẫn là vũ khí bất khả chiến bại trên chiến trường khiến quân Mỹ phải bất lực.
Vào lúc 22:00 giờ ngày 17/8/1950, một tiểu đội 4 chiếc M-26 Pershing đã phục kích 4 chiếc T-34-85 của Triều Tiên tại Dãy Obong-Ni, hay còn được những người lính thủy đánh bộ gọi là “Dãy Vô Danh” (No Name Ridge).
Tiểu đội 4 chiếc M26 Pershing của trung úy Granville Sweet thuộc Đại đội A, Tiểu đoàn xe tăng số 1 thủy quân lục chiến, đang tiếp nhiên liệu thì nhận được một tín hiệu đến từ radio: “Flash Purple” – mật mã của lính thủy đánh bộ về việc có một đợt tiến công bằng xe tăng của kẻ địch. Sweet nhanh chóng ra lệnh cho tiểu đội của mình tiến lên và triển khai đội hình trên một hẻm núi hẹp, để khi mà những chiếc xe tăng của ông có bị bắn hạ thì cũng sẽ chặn đường và ngăn chặn đội T-34-85 xuyên qua tuyến phòng thủ của quân Mỹ.
Những chiếc T-34-85 đã thống trị chiến trường Triều Tiên kể từ khi Triều Tiên tiến công vào khoảng 1 tháng trước và chưa bao giờ phải chịu một thất bại đáng kể trên chiến trường, thế nên về phía thủy quân lục chiến Mỹ không thể chắc chắn rằng liệu khẩu pháo 90mm của mình có thể xuyên được lớp giáp của đội thiết giáp Triều Tiên. Tiểu đội 4 chiếc T-34-85 của Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 109, hành tiến trên một con đường hẹp giữa vị trí của Trung đoàn bộ binh số 9 của Mỹ ở phía bắc và Trung đoàn thủy quân lục chiến số 5 ở phía nam, đe dọa vào hậu phương của quân Mỹ. Một vài khẩu Bazooka và súng không giật đã bắn cháy thùng xăng phụ của nhóm T-34-85 nhưng vẫn không thể ngăn cản được tiểu đội này tiếp tục tiến công.
Kíp lái xe tăng Triều Tiên
Khi chiếc T-34-85 đầu tiên xuất hiện tại ngã rẽ, nó đã phải đối đầu với đội hình Phalanx thép đang chặn đường đi được tạo nên từ ba chiếc xe tăng M-26. Ba chiếc Pershing ấy, từ trái qua phải, bao gồm A-34 của Trung sĩ Cecil Fullerton chỉ huy, A-33 của Trung sĩ Gerald Swinicke và A-32 của Trung sĩ Basilo Chavarria. Chiếc A-31 của Sweet nằm ở ngay phía sau đồng đội, bởi hệ thống nâng hạ nòng của chiếc A-31 gặp vấn đề nên kíp lái của Sweet không trực tiếp tham gia chiến đấu.
Khi chiếc A-34 của Fullerton phát hiện chiếc T-34 của Triều Tiên ở khúc rẽ, anh quyết định khai hỏa bằng đạn HVAP. Sau ba viên đầu tiên, Fullerton phàn nàn với pháo thủ là Trung sĩ Stanley Tarnowski. “Chú bắn trượt rồi đấy, Ski!”. “Tôi có bắn trượt đâu, Trung sĩ Fullerton”. Tarnowski đáp lại.
Video đang HOT
Trong đơn vị, Tarnowski thường được biết đến với tài xạ thủ của anh, nên việc bắn trượt khó có thể xảy ra khi mục tiêu ở ngay trước mắt như thế.
Sự thật là, bởi khả năng xuyên của viên HVAP quá cao so với lớp giáp trước của chiếc T-34-85, đặc biệt ở tầm gần, nên viên đạn đã bay một mạch xuyên qua cả chiếc xe tăng. Viên đầu tiên bắn vào gần khẩu súng máy thân, tiêu diệt pháo thủ và hạ gục hoặc làm bị thương nạp đạn viên, trước khi xuyên qua lớp giáp ở phía sau xe. Lính thủy quân lục chiến ở ngọn đồi kế bên đã lầm tưởng rằng họ đang bị quân Triều Tiên tấn công khi ba viên HVAP va chạm vào gần vị trí của họ.
Kỳ lạ hơn nữa, những chiếc xe tăng của lính thủy quân lục chiến bên đấy bỗng nhiên bùng cháy, dẫu cho quân Triều Tiên chưa hề làm gì chúng. Số là trong lúc những chiếc Pershing bên ấy đang vội vàng tiếp liệu, một lượng xăng dầu không hề nhỏ đã tràn ra phía trên xe tăng. Khi viên HVAP đầu tiên bay qua, khí gas phía trên những chiếc xe tăng này bị đốt nóng và bùng cháy, rồi chúng được viên HVAP thứ hai dập tắt, để rồi lại một lần nữa bị viên thứ ba kích lửa.
Chiếc T-34-85 thứ hai tiếp tục tiến lên và ngay khi vừa đi ngang qua chiếc đầu tiên thì ngay lập tức ăn phải một tràng đạn từ phía Mỹ. Một viên bắn trúng vào nòng pháo của chiếc T-34, khiến cho pháo của chiếc xe quay mạnh về bên trái trước khi nó khai hỏa vào bờ đất bên cạnh. Chiếc T-34-85 thứ ba cố gắng bắn trả trong lúc đứng sau xác hai chiếc đầu tiên, nhưng cũng nhanh chóng bị trúng bảy viên APC lẫn HVAP. Ba người trong kíp lái của xe nhảy thoát ra ngoài, nhưng cũng bị tiêu diệt bởi súng máy ngay sau đó. Phía Mỹ tiếp tục khai hỏa vào những chiếc T-34-85 để khiến nó bốc cháy, cho đến khi được Trung úy Sweet ra lệnh ngưng lại.
Hai trong ba chiếc T-34-85 của Triều Tiên bị bắn hạ tại Dãy Obong-Ni, nhưng đã được kéo ra khỏi mặt đường sau trận chiến. Có thể thấy rõ rằng chiếc T-34 ở bên trái đã bị nổ thùng đạn, dẫn đến bay luôn cả nóc xe.
Xe tăng M-26 Pershing của Mỹ
Trận đánh chỉ diễn ra dưới 10 phút. Vài nhân chứng cho rằng những chiếc T-34-85 của Triều Tiên đã bắn trả liên tục vào đội hình những chiếc Pershing, nhưng báo cáo sau trận chiến của Lữ đoàn đã xác nhận rằng phía Triều Tiên chỉ kịp khai hỏa 2 phát đạn về phía xe tăng của Mỹ. Chiếc T-34-85 thứ 4, chỉ huy của Tiểu Đoàn 2, đã kịp rút lui khỏi trận đánh, nhưng cuối cùng vẫn bị bắn hạ bởi đội Bazooka từ phía trận địa bên cạnh là Đại đội F, Tiểu đoàn bộ binh số 9.
Phía Mỹ sau đó phỏng đoán rằng, xe tăng Triều Tiên tiếp tục tiến lên bởi họ nghĩ rằng chỉ đang phải đối đầu với những chiếc xe tăng M-24 yếu ớt mà họ đã gặp trong vài tuần trước đó. Chiếc T-34-85 dẫn đầu khi bị viên HVAP đầu tiên bắn trúng đã không bốc cháy, khiến cho những chiếc theo sau không nhận ra được mối nguy hiểm đang chờ đợi ngay trước mắt. Thế nên, cho rằng mình chỉ đang đối đầu với mấy khẩu pháo 75mm, phía Triều Tiên tiếp tục tiến lên, để rồi bị tiêu diệt bởi 3 khẩu pháo 90mm của Pershing.
Tỷ phú công nghệ Elon Musk đánh giá về khả năng xảy ra Chiến tranh Thế giới lần thứ III
Tỷ phú công nghệ, chủ hãng xe điện Tesla Elon Musk cho rằng phần lớn mọi người thậm chí không biết rằng một cuộc chiến tranh thế giới mới có thể sớm nổ ra.
Tỷ phú công nghệ, chủ hãng xe điện Tesla Elon Musk. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đài RT của Nga ngày 7/2 dẫn lời Giám đốc điều hành của Twitter và SpaceX cho rằng hầu hết mọi người đều "không biết" về khả năng Chiến tranh Thế giới lần thứ III có thể sắp xảy ra.
Nguy cơ xảy ra thảm họa toàn cầu cũng được Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh khi phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc hôm 6/2.
Ông Guterres nói "Triển vọng hòa bình đang giảm dần. Nguy cơ leo thang hơn nữa và đổ máu tiếp tục gia tăng", đồng thời chỉ trích việc thiếu "tầm nhìn chiến lược" và "sự thiên vị" đã ngăn cản những người ra quyết định chính trị thực hiện các bước đi đúng hướng.
Theo người đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu, thế giới đang hướng tới một "cuộc chiến rộng hơn" khi nguy cơ leo thang cuộc xung đột ở Ukraine ngày càng lớn.
Khi đề cập tới bài phát biểu của Tổng thư ký Liên hợp quốc, nhà bình luận chính trị bảo thủ Luke Rudkowski đã bày tỏ với tỷ phú Elon Musk: "liệu chúng ta có thể không tiến hành Chiến tranh Thế giới lần thứ III được không" thì nhận được câu trả lời rằng "hầu hết (mọi người) đều không biết gì về mối nguy hiểm đó".
Trước đó, Giám đốc điều hành của Twitter và SpaceX đã cảnh báo về "sự leo thang không ngừng" của cuộc xung đột ở Ukraine, cho rằng việc này nguy hiểm cho chính Ukraine và thế giới.
Liên quan tới khả năng xung đột ở Ukraine lan rộng, ngày 23/1, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã có bài phát biểu trước lãnh đạo đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền ở Moskva, cho rằng Mỹ và các đồng minh gần như châm ngòi cho một cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ III bằng cách chuẩn bị tấn công Nga, khiến Moskva không còn lựa chọn nào khác ngoài hành động.
Ông Medvedev nói: "Đảng của chúng ta nên giúp mọi người trên khắp thế giới hiểu rằng chiến dịch đặc biệt đang diễn ra (ở Ukraine) là một phản ứng bắt buộc và là biện pháp cuối cùng trước sự chuẩn bị xâm lược của Mỹ và các (nước) vệ tinh của họ".
"Rõ ràng là thế giới đã tiến gần đến mối đe dọa của Chiến tranh Thế giới lần thứ III vì những gì đang xảy ra", ông Medvedev nhấn mạnh.
Về phần mình, vào ngày 16/1, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho rằng thất bại của Ukraine có thể dẫn đến Chiến tranh Thế giới lần thứ III, nghĩa là Đức và các nước NATO khác phải tăng cường và gửi thêm vũ khí cho Ukraine.
Phát biểu tại Berlin trong lễ kỷ niệm 50 năm sự nghiệp của chính trị gia Đức Wolfgang Schauble, ông Morawieckinhấn mạnh: "Tôi kêu gọi Chính phủ Đức hành động dứt khoát và cung cấp tất cả các loại vũ khí cho Ukraine... Thất bại của Ukraine có thể trở thành khúc dạo đầu cho Chiến tranh Thế giới lần thứ III, vì vậy, ngày nay không có lý do gì để ngăn chặn ủng hộ dành cho Kiev và trì hoãn các vấn đề vô thời hạn".
Trong khi đó, Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây rằng việc gửi vũ khí tới Ukraine sẽ kéo dài cuộc xung đột nhưng sẽ không thay đổi được kết cục. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết xe tăng Đức sẽ bị đốt cháy như những vũ khí phương Tây khác.
Mỹ thúc đẩy quan hệ quân sự với các đồng minh châu Á và phản ứng của Trung Quốc, Triều Triên Mỹ đang mở rộng sự hiện diện quân sự ở châu Á, trong một loạt động thái nhằm đối trọng với Bắc Kinh và trấn an các đồng minh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rằng Mỹ sẽ sát cánh cùng họ chống lại các mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên. Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr và...