Trận đấu cuối cùng trước khi đoàn quân chiến thắng tiến về Thủ đô
Thua trận Điện Biên Phủ, Pháp đã phải ngồi vào bàn đàm phán và ký hiệp định Geneve với điều khoản: ngừng chiến sự và rút quân khỏi Đông Dương.
Trong quá trình đàm phán, chính quyền Pháp đã câu kết với một số cường quốc thực hiện âm mưu phá hoại làm suy yếu vị thế của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa …
Các chiến sĩ Việt Minh tung mũ ăn mừng khi trở về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến
Những hành động thù địch
Dù các điều khoản và phụ lục ký kết rất rõ ràng, nhưng còn phải có nhiều thỏa thuận cụ thể khác về ngày giờ rút quân, bảo vệ tài sản công, tài sản tư, bàn giao hành chính trên địa bàn Hà Nội. Tâm lý thua trận phải ra đi sau gần 100 năm chiếm đóng khiến quân Pháp ở Hà Nội có những hành động thù địch, phá hoại về nhiều mặt. Đỉnh cao là ngày 10-9-1954, quân Pháp đã đặt mìn phá chùa Một Cột, một công trình Phật giáo có kiến trúc độc đáo được xây dựng từ thời nhà Lý. Nếu phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa phản ứng mạnh sẽ rất dễ gây ra đổ máu, trong khi ngày giải phóng Thủ đô đang đến rất gần.
Sau quá trình đấu tranh trên mặt trận ngoại giao đòi Pháp rút khỏi Hà Nội đúng thời hạn, đảm bảo an toàn về tài sản công, ngày 30-9-1954, đại diện Việt Nam Dân chủ cộng hòa và đại diện Pháp đã ký Hiệp định chuyển giao Hà Nội về quân sự. Ngày 2-10, ký tiếp Hiệp định chuyển giao Hà Nội về hành chính. Ngay sau khi ký kết, chiều ngày 2-10 đoàn công tác vào Hà Nội và sáng 3-10, Trưởng đoàn Việt Nam gặp Trưởng đoàn Pháp để trao đổi về trụ sở làm việc, thủ tục giới thiệu người có trách nhiệm của đôi bên ở các công sở, kiểm tra công sở, công thự mà danh sách Pháp đưa còn thiếu.
Theo các văn bản đã được ký kết, từ ngày 2 đến 5-10, 422 cán bộ, nhân viên Đội hành chính và 158 công an vũ trang của Đội trật tự sẽ tiến hành kiểm kê và giải quyết các công việc, lập xong các biên bản để bàn giao vào ngày 7-10. Hiệp định là như vậy, nhưng trong quá trình bàn giao, phía Pháp bất hợp tác và có hành động phá hoại. Xác định đây là trận đấu cuối cùng nên đoàn công tác ngoài việc cương quyết thì tùy từng nhiệm vụ cũng rất linh hoạt và khôn khéo để Thủ đô nguyên vẹn, không xảy ra những sự cố chủ quan.
Video đang HOT
Binh sĩ hai bên tập trung tại chân cầu Long Biên trong thời điểm chuyển giao quyền lực
Từ ngày 4 đến 7-10, đoàn công tác đã đấu tranh về quyền hạn của các sĩ quan Pháp, tình trạng tẩu tán tài sản tại các công sở. Vì sĩ quan Pháp làm việc không đúng với nhiệm vụ và quyền hạn của họ được quy định ở Hội nghị Phủ Lỗ đã gây trở ngại rất nhiều cho Đội hành chính. Tổng số công sở kiểm kê là 189, trong đó có 61 công thự, nhưng phía Pháp không đưa vào danh sách. Phía Pháp cũng “cù nhầy” nên nhiều công sở không có bản kiểm kê làm sẵn, thiếu hồ sơ tài liệu. Tài sản ở nhiều công sở đã bị chuyển xuống vùng đệm (Hải Phòng) để đưa vào Nam. Bưu điện Hà Nội, lúc bàn giao chỉ còn lại một tổng đài 1.500 số và gần 600 thuê bao, nhưng địa chỉ không rõ ràng. Việc tài sản bị Pháp lấy đi nhiều gây trở ngại cho hoạt động của bưu điện.
Kiên quyết đấu tranh
Ở Sở cảnh sát Bắc Việt (nay là trụ sở Công an thành phố Hà Nội), quân Pháp sắp xếp cho các chiến sỹ tiếp nhận bàn giao của ta chỗ làm việc rất khó quan sát nên anh em phải kiên quyết đấu tranh với viên sỹ quan chỉ huy. Cuối cùng họ đã phải thu xếp cho ta một vị trí thuận lợi cho công việc.
Tại Nhà máy nước Yên Phụ, lính Pháp cho xếp những bao bột màu trắng quanh giếng nước. Các công nhân cốt cán nghi đây là thuốc độc và đã báo cho cán bộ ta biết. Cùng với công nhân, ta đã phải đấu tranh yêu cầu họ phải chuyển các bao bột trắng này ra khỏi nhà máy. Ở ga Hà Nội, Ban quản lý ga cấu kết với lính Pháp phá hệ thống liên lạc đường sắt. Tại phố Hàng Vôi, lính Pháp say rượu đòi tước vũ khí của chiến sỹ trong đội công tác.
Trong hồi ký về tiếp quản Thủ đô của nhà văn Bùi Ngọc Tấn, ông kể trong lúc đang làm nhiệm vụ ở phố Hàng Vôi đã bị lính Pháp bắt đưa về giam ở bốt Hàng Trống (nay là trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm), may mà sau đó cán bộ tiếp quản phát hiện, nếu không ông đã bị thủ tiêu.
Ở làn đường bên kia cầu, lực lượng Việt Minh hùng dũng tiến vào Hà Nội
Bên cạnh đấu tranh cương quyết với hành động vi phạm hiệp định, các cán bộ Việt Nam Dân chủ cộng hòa cũng tranh thủ tình cảm những sỹ quan Pháp nên một số nơi việc bàn giao suôn sẻ hơn. Để đấu tranh có hiệu quả các cán bộ đã thu thập chứng cứ về việc phía Pháp chuyển tài sản, buộc họ phải thực thi đúng cam kết nên việc bàn giao nhân viên và hồ sơ tài liệu thì có phần đỡ phức tạp hơn.
Tuy nhiên do thời gian bàn giao ngắn lại bị phía Pháp gây khó dễ và cũng không có điều kiện nên ban tiếp quản không thể kiểm tra nội dung bên trong từng hồ sơ mà chỉ nhận bàn giao theo khối hoặc từng mớ. Ngày 7-10, Trưởng đoàn Việt Nam yêu cầu phía Pháp chỉ thị cho sĩ quan của họ tạo điều kiện thuận lợi cho Đội hành chính thực hiện nhiệm vụ. Ngày 8-10, chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ biên bản, các phụ lục về tài liệu, về nhân viên, hồ sơ công việc nên họ buộc phải thực hiện.
Nhờ tinh thần đấu tranh cương quyết, khôn khéo cùng với sự giúp đỡ của người dân Hà Nội, về cơ bản mọi chuyện diễn ra êm xuôi, tránh được đổ máu không cần thiết. Và 16h ngày 9-10, quân Pháp đã rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên và Thủ đô đã không còn bóng thực dân xâm lược.
Theo ANTD
Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá châu Phi được thả sau thẩm vấn tham nhũng
Theo Reuters, chính quyền Pháp đã thả người đứng đầu cơ quan cầm quyền bóng đá châu Phi Ahmad Ahmad sau nhiều giờ bị thẩm vấn phục vụ cuộc điều tra tham nhũng.
Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá châu Phi Ahmad Ahmad. Ảnh: Reuters
Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá châu Phi (CAF) Ahmad Ahmad (59 tuổi) đã bị bắt giữ tại khách sạn của ông ở Paris (Pháp) hôm 6/6 và đã được thả ra sau khi kết thúc thẩm vấn. Điều này đồng nghĩa với việc ông được phép tự do rời khỏi nước Pháp.
Nguồn tin từ cơ quan chức năng của Pháp cho biết, ông Ahmad đã bị thẩm vấn về các cáo buộc tham nhũng "chủ động" và "thụ động", rửa tiền, tội phạm có tổ chức.
Hiện, cả ông Ahmad, luật sư đại diện và CAF chưa đưa ra bình luận gì.
Trước đó, ông Ahmad đã bị Ủy ban Đạo đức của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) điều tra xung quanh những cáo buộc về sự bất thường trong công tác tài chính kể từ khi ông lên lãnh đạo CAF.
Cuối tháng 3, Tổng Thư ký CAF Amr Fahmy đã gửi hồ sơ tài liệu tới FIFA cáo buộc Chủ tịch Ahmad Ahmad có hành vi hối lộ và lạm dụng hàng trăm nghìn USD, ngay sau đó, ông Fahmy bị sa thải.
Theo Reuters, các cáo buộc liên quan đến việc Chủ tịch CAF Ahmad đã ra lệnh cho Tổng Thư ký của mình trả 20.000 USD tiền hối lộ vào tài khoản của lãnh đạo các hiệp hội bóng đá của châu Phi. Trong đó, bao gồm tài khoản của Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Cộng hòa Cabo Verde và Cộng hòa Thống nhất Tanzania.
Tài liệu này cũng cáo buộc ông Ahmad đã khiến CAF phải chi thêm 830.000 USD khi đặt mua thiết bị thông qua một công ty trung gian của Pháp có tên là Tactical Steel.
Không chỉ vậy, ông Ahmad còn bị tố cáo có hành vi quấy rối 4 nữ nhân viên của CAF; vi phạm các quy định trong việc thêm đại diện của Ma-rốc vào CAF; và chi vượt hơn 400.000 USD từ nguồn của CAF cho các xe hơi ở Ai Cập, Madagascar - nơi một văn phòng vệ tinh được thiết lập phục vụ cho ông Ahmad.
Trong một tuyên bố hôm 7/6, FIFA yêu cầu cần có thêm chi tiết về vụ việc của ông Ahmad và nói rằng, mọi cáo buộc đối với ông đều phải được điều tra rõ ràng.
FIFA nhấn mạnh, bất cứ ai bị phát hiện có hành vi bất hợp pháp hoặc trái luật đều không có chỗ đứng trong bóng đá.
Ngọc Anh
Theo Thanhtra
Phong trào Áo vàng Pháp tuyên bố đại chiến quốc tế Các lực lượng "Áo phản quang màu vàng" đang chuẩn bị tổ chức đợt hành động phản kháng quốc gia lần thứ 24 tại Pháp vào thứ Bảy, 27/4. Lần này "thủ phủ biểu tình" sẽ là thành phố Strasbourg, nơi những người tham gia có thể sẽ tập trung đến từ các quốc gia khác. "Áo vàng" trên đường phố Paris Khuấy...