Trận đánh táo bạo của 1 du kích đã khơi nguồn cho Đặc công Việt Nam thế nào?
Đặc công là một binh chủng mạnh trong quân đội Việt Nam với nhiều chiến công đã đi vào huyền thoại. Mặc dù đến tận tháng 3/1967, bộ tư lệnh binh chủng Đặc công mới được thành lập nhưng các đơn vị đặc công và cách đánh đặc công đã được hình thành từ trong kháng chiến chống Pháp sau một trận đánh cực kỳ táo bạo của một anh du kích địa phương.
Trong hồi ký Nhiệm vụ đặc biệt, Thiếu tướng Nguyễn Tư Cường, nguyên tư lệnh binh chủng Đặc công có kể về sự kiện đã tạo cảm hứng và khơi nguồn cho cách đánh đặc công của quân đội Việt Nam như sau:
“Thế là sau khi bay qua một chặng đường hàng không vòng vèo, tôi đã đến với chiến trường Đông Nam Bộ. Giây phút đầu tiên thật bồi hồi, xúc động về cái mảnh đất xa mà gần, lạ mà thân quen gắn bó từ lâu, làm thức dậy trong tôi một ký ức khó quên, trở thành máu thịt. Ấy là khi lần đầu tiên được nghe các anh giáo viên đặc công quê ở Đông Nam Bộ kể về trận đánh theo kiểu “đặc công” đầu tiên ở quê anh, tại lớp học đặc công ở Liên khu V hồi tháng 10 năm 1952.
Chuyện ngẫu nhiên đó xảy ra vào một đêm cuối năm 1947, một du kích sau khi bảo vệ đoàn cán bộ vượt qua đường Tân Ba – Tân Uyên trở về, thì trời đổ mưa to kèm theo là sấm chớp rất dữ; quần áo ướt sũng, toàn thân run lên vì thấm lạnh, anh liền đến một tháp canh của địch cạnh đó trú tạm vì quanh đấy đều tráng địa. Nhưng do cái việc “liều” không tính trước ấy đã giúp anh phát hiện địch có rất nhiều sơ hở, diệt chúng dễ ợt.
Nhưng cái bí là lấy đâu ra vũ khí, chí ít cũng phải có dăm ba trái nổ (lựu đạn). Sáng hôm sau, anh dậy sớm tìm đến một đơn vị bộ đội địa phương đóng gần đó hỏi mượn trái nổ. Lúc này vũ khí thật hiếm, bộ đội tập trung huyện, tỉnh chỉ được trang bị loại trái nổ OF do xưởng quân giới Miền Nam tự sản xuất, nhưng cũng không được nhiều.
Đồng chí chỉ huy đơn vị nửa đùa nửa thật nói:
- Mượn thì phải trả, có chịu không?
- Chịu chứ! – Đồng chí du kích tự tin khẳng định – Đánh thắng về tôi trả lãi gấp đôi.
Video đang HOT
Có được ba trái lựu đạn, đêm đó anh mang thêm một cái thang sau đó bí mật tiếp cận, anh bắc thang trèo lên cửa ra vào, cứ thế thả trái nổ xuống chỗ địch nằm chẳng khác nào thả cái vào lỗ đáo. Chỉ có ba trái nổ, toàn bộ bọn địch bị diệt gọn, thu tám súng…
Tượng đài kỷ niệm những trận đánh vào tháp canh cầu Bà Kiên.
Ba tháng sau (đêm 18 rạng 19 tháng 3 năm 1948) từ chuyện thắng lợi bất ngờ mà giòn giã kể trên, du kích Tân Uyên do đồng chí Trần Công An (tức Hai Cà) trợ lý tác chiến huyện đội, đã vận dụng vào trận tháp canh cầu Bà Kiên (ấp Mỹ Chánh, xã Phước Bình) diệt toàn bộ địch ở đây. Tiếp đó đêm 18 rạng 19 tháng 5, đồng chí Trần Công An lại chỉ huy du kích bí mật tiềm nhập, cắt rào, dùng bộc phá tự chế “FT” (phá tường) đánh sập tháp canh cầu Bà Kiên lần thứ hai.
Các kiểu công đồn đặc biệt đó được anh em đặt cho cái tên là “đặc công”. Những chuyện trên tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng đã gây cho tôi những cảm xúc không quên với những người đi trước. Tất cả những sự kiện và những con người đó, trên chính mảnh đất mà tôi đang đứng này, cứ nối tiếp hiện lên như cổ vũ khích lệ tôi về một quá khứ thật anh hùng”.
Câu chuyện vừa rồi đã nói chi tiết về sự kiện khởi nguồn cho cách đánh đặc công. Qua đó cũng cho chúng ta biết rằng, từ đặc công vốn ban đầu là nói rút gọn của cụm từ “công đồn đặc biệt”. Đến sau này, vào ngày 19/3/1967, khi thành lập binh chủng đặc công, Chủ tịch Hồ Chí Minh có huấn thị rằng: “Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải có cố gắng đặc biệt”.
Tổng kết chiến tranh, chỉ tính riêng chiến tranh chống Mỹ, đặc công đã đánh hàng chục ngàn trận, tiêu diệt và đánh thiệt hại hàng trăm sở chỉ huy các cấp của địch, phá hủy và phá hỏng hàng ngàn máy bay cùng 1600 khẩu pháo, 30 giàn tên lửa, 9000 xe quân sự, đốt cháy 600 triệu lít xăng dầu, phá hủy 2,7 triệu tấn bom đạn…
Ngày nay binh chủng đặc công vẫn là một binh chủng được quân đội Việt Nam chú trọng phát triển. Trong đặc công hiện nay chia ra ba chủng loại: đặc công nước, đặc công bộ và đặc công biệt động. Những người được tuyển vào đặc công phải trải qua một quá trình huấn luyện cực kỳ khắt khe cho nên sau khi hoàn thành huấn luyện, ai ai cũng có kỹ năng chiến đấu rất tốt.
Singapore phân trần với Campuchia về phát biểu của Thủ tướng Lý Hiển Long
Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn chiều 7/6 có cuộc điện đàm về tuyên bố gây tranh cãi của Thủ tướng Lý Hiển Long với người đồng cấp Singapore.
Theo Bộ Ngoại giao Campuchia, Bộ trưởng Singapore Vivian Balakrishnan là người chủ động đề xuất điện đoàn.
Chủ đề của cuộc trò chuyện giữa Ngoại trưởng 2 nước tập trung vào bài viết đăng tải trên Facebook của Thủ tướng Lý Hiển Long liên quan tới sự hiện diện của quân đội Việt Nam tại Campuchia.
"Bộ trưởng Vivian khẳng định không có ý định xấu trong tuyên bố nói trên. Tuyên bố đó chỉ có ý định gợi nhắc lại tình hình và những thách thức vào điểm đó nhưng từng được công bố trước đây. Hơn nữa, Thủ tướng Lý Hiển Long cũng nhắc lại tuyên bố chung từng được Hội đồng bảo an LHQ đưa ra năm 1979 với nội dung khẳng định quyền tự quyết của người dân Campuchia", tuyên bố được phía Campuchia đưa ra nêu rõ.
Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn (trái) và người đồng cấp Sinapore Vivian Balakrishnan (phải). (Ảnh:Khmer Times)
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Singapore sau đó nhấn mạnh mong muốn của Singapore về một Campuchia hòa bình, thịnh vượng, khẳng định không có ý ủng hộ chế độ Khmer Đỏ hay việc họ trở lại nắm quyền và hy vọng không còn những mơ hồ về sự chân thành của Singapore.
Tuyên bố nói thêm rằng Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ song phương giữa Singapore và Campuchia đang phát triển ở nhiều lĩnh vực và bày tỏ sự chia sẻ của ông với những đau thương mà người dân Campuchia phải trải qua dưới chế độ Khmer Đỏ.
Hai Bộ trưởng nhất trí với quan điểm này, nhấn mạnh 2 nước cam kết xây dựng mối bang giao hữu hảo bất chấp các quan điểm khác biệt về các vấn đề trong lịch sử.
"Cả hai sẽ nỗ lực gác lại quá khứ và tiếp tục tham gia những cuộc đối thoại hiệu quả tiếp theo", tuyên bố nêu rõ, nói thêm rằng Campuchia không ủng hộ nỗ lực đào sâu vào quá khứ để tránh những bất ổn trong hiện tại và tương lai.
Cũng trong ngày 7/6, Ngoại trưởng Vivian đã có cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh về phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Đối thoại Shangri-La và trên trang mạng cá nhân ngày 31/5 vừa qua, có những nội dung không đúng thực tế lịch sử, tác động không tốt đến dư luận và có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.. Giống như cuộc trao đổi với người đồng cấp Campuchia, cuộc điện đàm này được Singapore đề nghị.
Trong cuộc điện đàm, ông Vivian khẳng định Singapore hết sức coi trọng mối quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam, giải thích bối cảnh của phát biểu trên và mục đích của phát biểu không có ý xúc phạm Việt Nam và Campuchia.
Về phía Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh phát biểu trên đã gây phản ứng tiêu cực, đặc biệt trong bối cảnh nhân dân Campuchia vừa kỷ niệm trọng thể 40 năm thoát khỏi nạn diệt chủng Pol Pot và Tòa án đặc biệt tại Campuchia đã có phán quyết về tội ác diệt chủng chống nhân loại của Khmer Đỏ, trả lại công bằng cho các nạn nhân và gia đình của họ, được Liên hiệp quốc và cộng đồng quốc tế hoan nghênh.
Phó Thủ tướng khẳng định tính chính nghĩa và những đóng góp, hi sinh to lớn của quân tình nguyện Việt Nam mà nhân dân Campuchia chia coi là "đội quân nhà Phật", đã giúp đất nước Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng, góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đề nghị Singapore có điều chỉnh phù hợp.
Hai Bộ trưởng Ngoại giao nhất trí sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ nhằm củng cố và phát triển quan hệ song phương Việt Nam - Singapore cũng như tăng cường đoàn kết và thống nhất của ASEAN.
(Nguồn: Khmer Times)
SONG HY
Theo VTC
Dư luận Campuchia phản đối mạnh mẽ phát ngôn của Thủ tướng Singapore Cả giới chức và giới học giả Campuchia đều bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ trước phát ngôn của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long về vấn đề Pol Pot-Khmer Đỏ. Trong những ngày vừa qua, dư luận Campuchia đang "dậy sóng" trước phát ngôn của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long về cuộc kháng chiến đánh đổ chế độ diệt chủng...