Trận đánh lớn cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nhiều người nhắc đến Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thường nhắc đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, trong cuộc đời cầm binh của mình, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp còn chỉ huy nhiều trận đánh lớn khác, góp phần thống nhất đất nước.
Chiến thắng lịch sử trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đã giải phóng hoàn toàn 2 miền Nam – Bắc, đưa đất nước ta về một mối thống nhất đến ngày nay. Trong chiến thắng lịch sử đặc biệt quan trong đó, với lý trí sáng suốt và kinh nghiệm chiến trường nhiều năm, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo quân và dân ta nhanh chóng chớp thời cơ giành độc lập dân tộc, thống nhất 2 miền Nam – Bắc. Có thể nói đây cũng là trận đánh lớn cuối cùng của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.
VnMedia giới thiệu một số hình ảnh về Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Phóng sự ảnh này được chúng tôi trích lại từ cuốn sách tranh ảnh: “Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp”, do Nhà Xuất bản thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông xuất bản.
Bí thư thứ nhất Lê Duẩn chủ trì Hội nghị mở rộng của Bộ Chính trị quyết định Tổng tiến công giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (13/12/1974- 8/1/1975)….
Ngày 9/10/1974, Thường trực Quân uỷ Trung ương họp bàn nhiệm vụ quân sự mùa xuân năm 1975, thực hiện một bước kế hoạch tác chiến chiến lược. Thường trực quân uỷ Trung ương quyết định mở chiến dịch tiến công ở nam Tây Nguyên mà mục tiêu chủ yếu là Buôn Ma Thuột…
Tổ thường trực Bộ tổng tham mưu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, gồm Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng Cao Văn Khánh và Đại tá Lê Hữu Đức…
Ngày 25/3/1975, trong cuộc họp Bộ Chính trị, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thay mặt Thường vụ Quân uỷ Trung ương đề nghị “vừa chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, vừa tiến đánh các đảo và quần đảo Chính quyền Sài Gòn đang chiếm đóng”, đề nghị này được Bộ Chính trị nhất trí.
Trong ảnh: Cơ quan tham mưu Tổng hành dinh bàn kế hoạch đánh chiếm các đảo và quần đảo….
Quân uỷ Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh (tháng 4/1975).
Trong ảnh, từ trái sang: Đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến), Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu trưởng), Thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng Tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quân uỷ Trung ương), Trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị)….
Điện mật số 1574 lúc 9h30 phút ngày 7/4/1975 của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp dưới bí danh thân mật “Văn” gửi các đoàn quân đang tiến về giải phóng Sài Gòn: “…Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa…”…
Video đang HOT
Quân Giải phóng ào ạt vượt đèo Cả tiến vào giải phóng miền Nam….
Và đánh chiếm sân bay Tân Sân Nhất…
Vào lúc 11h30 phút, ngày 30/4/1975, chiếc xe tăng quân giải phóng mang số hiệu 390 của Đại đội 4, Lữ đoàn xe tăng 203 do Trưởng xe Vũ Đăng Toàn chỉ huy là chiếc xe đầu tiên húc đổ cách cổng chính Dinh Độc lập (nay là Hội trường Thống Nhất), sào huyệt cuối cùng của Chính quyền Sài Gòn.
Ngày này đánh dấu mốc son lịch sử trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, nhân dân và quân đội ta.
“Trận quyết chiến chiến lược mùa xuân năm 1975 đánh dấu bước phát triển mới hết sức rực rỡ của nghệ thuật chiến tranh nhân dân trong điều kiện hiện đại, đặc biệt là nghệ thuật điều hành chiến tranh ở giai đoạn kết thúc, nghệ thuật tổ chức và chỉ đạo thực hành những trận then chốt quyết định, đưa kháng chiến đến toàn thắng” -Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp…
Nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn đổ ra đường chào đón đoàn quân giải phóng tiến vào thành phố…
“Với 30 năm làm Tổng Tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh. Khó có vị tướng nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có”- Trích từ sách “Chiến thắng tại Việt Nam” của tác giả Peter Mac Donald.
Ảnh: Cắm cờ lên nóc phủ Tổng thống Chính quyền Sài Gòn ngày 30/4/1975…
Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp (bìa phải) và Đại tướng Văn Tiến Dũng gặp nhau tại thành phố Hồ Chí Minh sau ngày đại thắng (tháng 5/1975).
Xuân Tùng
Theo_VnMedia
Đẫm lệ sổ tang viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Từng dòng, từng dòng trong 11 cuốn sổ tang đều thấm đẫm sự thương tiếc vô hạn khiĐại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi mãi mãi, niềm tự hào về vị tướng huyền thoại, tình yêu và sự tôn kính với vị Đại tướng huyền thoại trong lòng dân.
Bên trong khuôn viên căn nhà 30 Hoàng Diệu, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình đã sống từ năm 1954 có 11 cuốn sổ tang trên 7 chiếc bàn được kê dọc lối đi phủ khăn trắng trang trọng để người dân được viết những dòng chữ tiễn biệt Đại tướng.
Ngày viếng đầu tiên (6-10) chỉ có 2 cuốn sổ tang khiến những người muốn viết phải xếp hàng dài chờ tới lượt mình. Vì thế nên đến ngày thứ 3 (8-10), đã có tới 11 cuốn sổ để đồng bào không phải chờ đợi lâu. Song vẫn luôn có hàng dài chờ bày tỏ những tình cảm của mình với vị Đại tướng huyền thoại trong lòng dân
Mỗi người một cách bày tỏ khác nhau, từ các cựu chiến binh vào sinh ra tử, từng được chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đại tướng cho đến những học sinh mới chỉ nghe về Đại tướng qua bài giảng.
Có lẽ những cựu binh là những người mang nhiều xúc cảm hơn cả với những tâm sự gửi Đại tướng gắn với một thời đạn bom máu lửa. Ông Mai Xuân Văn, quê ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình vừa viết vừa khóc rưng rức với những dòng chữ: "Cháu là người lính D9 E102 F308 tham gia đánh chiến dịch đường 9 Nam Lào năm 1971. Giờ bác đã đi xa, lòng cháu thương tiếc vô hạn với vị tướng quân đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Mong bác thanh thản nơi cõi vĩnh hằng. Cháu là người lính trung thành vô hạn của bác".
Anh Nguyễn Trọng Công, Bộ tư lệnh cảnh vệ (Bộ Công an), viết: "Tất cả có thể thay đổi nhưng với nhân dân Việt Nam, Đại tướng mãi là vị tướng của nhân dân. Hôm nay con nguyện hứa với bác rằng sẽ phát huy truyền thống anh hùng đó để bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp".
Có cụ đến nhờ các bạn sinh viên tình nguyện viết dùm vì tay run rồi đọc vang cả một bài thơ ca ngợi Đại tướng.
Những người con quê hương Quảng Bình của Đại tướng mang nhiều xúc cảm hơn hết về sự gắn bó của người. Chị Ngô Nguyễn Hoài Hương, quê ở Quảng Bình, viết:"Từ nhỏ cháu thường được bố mẹ kể nhiều chuyện về Bác. Cháu rất cảm động, khâm phục và biết hơn bác. Hôm nay cháu từ Quảng Bình đến viếng bác, cầu mong bác bình an ở thế giới bên kia".
Sổ tang đầy ăm ắp những tình cảm chân thành. Từng câu, từng lời giản dị song ai đọc cũng phải xúc động.
"Người vẫn ở quanh đây với chúng con. Chỉ là người đang ngủ một giấc thật sâu. Con và mọi người sẽ rất nhớ người" - chị Lê Thị Đào viết.
Có những dòng tâm sự rất trong sáng, hồn nhiên như: "Cháu là Nguyễn Trung Hiếu. Từ nhỏ, cháu đã dược nghe rất nhiều về ông. Ông như một tượng đài đối với cháu. Cháu cầu mong đất nước này sẽ mãi còn có những tượng đài như ông. Cháu cầu mong ông hãy an nghỉ và phù hộ cho đất nước".
Chị Nguyễn Khánh Vân (ở Hà Nội) lại rưng rưng: "Đã từ lâu cháu mơ được một lần đến thăm bác, được nghe bác kể về những trận đánh lịch sử. Đến bây giờ, sau 30 năm cháu mới được đến đây nhưng không phải được gặp bác mà là thắp hương cho bác. Hôm nay cháu cùng mẹ và con trai đến viếng bác. Con trai cháu mới 10 tháng tuổi, sau này lớn lên, cháu sẽ kể cho bé nghe để bé có thể mãi tự hào về một trong những vị tướng tài ba nhất thế giới".
Những bạn thanh niên tình nguyện của Thành đoàn Hà Nội đều thấy vinh dự khi được trông coi và giúp người dân ghi sổ. Do cuốn sổ khá cứng nên đa phần các bạn phải giữ để cho mọi người viết.
Một sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm thứ 2 kể: "2 ngày ở đây, được chứng kiến tình cảm thực sự của người dân dành cho Đại tướng. Có những lúc một người đang viết bật khóc khiến mấy người ngồi bên cũng khóc theo. Mấy sinh viên tình nguyện đứng cạnh, nhìn cảnh ấy cũng không cầm được nước mắt".
Những hình ảnh phóng viên ghi bên những trang sổ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
Có tới 11 cuốn sổ tang để người dân lưu lại tình cảm của mình dành cho Đại tướng mà không phải đợi quá lâu
Ông Mai Xuân Văn, cựu chiến binh người Quảng Bình, vừa viết vừa khóc rưng rức
Từ già tới trẻ, ai cũng muốn gửi những tình cảm của mình tới vong linh Đại tướng, mong người an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng
Người cựu nữ thanh niên xung phong bồi hồi bên cuốn sổ tang
Run tay không viết được, một cụ già tay run nhờ bạn thanh niên tình nguyện ghi dùm...
... đến cháu học sinh còn mặc đồng phục, tất cả đều muốn gửi gắm những tình cảm của mình đối với người đã ra đi
Có lẽ đây là nơi thấm nhiều nước mắt người dân nhất trong suốt hành trình vào viếng vị tướng huyền thoại
Nhiều người gửi tâm sự trong những dòng thơ
Có bài thơ được lồng khung rất trang trọng và đẹp
Người nước ngoài cũng muốn viếng Đại tướng tại nhà và ghi sổ tang
Các bạn thanh niên tình nguyện của Thành đoàn Hà Nội giúp người dân giữ sổ tang trong khi viết
Theo Người lao động
"Sự ra đi của Đại tướng đã thức tỉnh chúng con" "Những ngày này, đi qua số 30 Hòang Diệu mới thấy sao những tháng ngày qua mình sống quá vô nghĩa. Tiền tài danh lợi có là gì? Đại tướng! Xin cám ơn Người đã thức tỉnh chúng con." - một trong số hàng ngàn người đã thể hiện cảm xúc trên trang Facebook Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hàng ngàn lời tiếc...