Trận đánh khiến Mỹ phải rút quân ồ ạt khỏi Triều Tiên
Tháng 11.1950, 5 tháng sau khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, các binh sĩ Mỹ không ngờ rằng mình phải đối mặt với quân Trung Quốc đông hơn gấp nhiều lần trong trận đánh hết sức đẫm máu và tàn khốc
Binh sĩ thuộc sư đoàn số 1, Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Trận đánh trong tháng mùa đông luôn dưới 0 độ C trở thành cơn ác mộng đối với quân đoàn Thủy quân Lục chiến Mỹ và làm thay đổi số phận những người lính từng tham chiến ở đây mãi mãi.
Những người lính Mỹ tham gia vào trận đánh ở hồ Trường Tân đến từ khắp nơi, như California, Alabama, Wyoming, Texas… Họ chỉ ở độ tuổi 17, 18 hoặc 19 khi rời quê hương đến Triều Tiên, đất nước họ còn không thể xác định được trên bản đồ.
Chỉ huy nói binh sĩ đến đây rồi trở về trước dịp Giáng Sinh. Nhưng điều đó đã không bao giờ xảy ra. Thay vào đó, họ cảm thấy bị cô lập ở hồ Trường Tân, nơi nhiệt độ mùa đông cao nhất cũng chỉ đến 0 độ C. Họ nhìn thấy bạn bè, đồng đồi lần lượt ngã xuống hay những người khác dần tê cóng vì buốt giá, thậm chí chết trong tình trạng đóng băng.
Bối cảnh lịch sử
Trận đánh ở hồ Trường Tân, tỉnh Hanyong, Triều Tiên là một trong những cuộc đụng độ đẫm máu nhất trong Chiến tranh Triều Tiên giữa quân đội Mỹ với Chí nguyện quân Trung Quốc (PVA). Giao tranh diễn ra từ ngày 27.11 – 13.12.1950, tại các ngọn đồi và thung lũng bao quanh hồ Trường Tân.
Đây là trận đánh đầu tiên 110.000 lính Mỹ thuộc quân đoàn chủ lực số 10 đụng độ với 150.000 quân thuộc quân đoàn 9, Chí nguyện quân Trung Quốc.
Vị tướng huyền thoại quân đội Mỹ, Douglas MacArthur đã phạm sai lầm chết người khi phân tán lực lượng của quân đoàn số 10 thành hai lực lượng riêng biệt, tiến về phía bắc Triều Tiên. Hai lực lượng này không thể hỗ trợ được nhau do bị ngọn núi Nangnim chia cắt.
Xe tăng Mỹ hành quân trong Chiến tranh Triều Tiên.
Theo lệnh của MacArthur, một phần lực lượng quân đoàn 10, bao gồm sư đoàn Thủy quân Lục chiến số 1 được điều đến tấn công đối phương ở hồ Trường Tân, dọc theo sông Áp lục, con sông giáp biên giới Trung Quốc-Triều Tiên.
Khi nhận ra kế hoạch của Mỹ, lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông khi đó đã ra lênh quyết đánh một trận thật lớn ở hồ Trường Tân. Để làm điều này, Mao Trạch Đông đã huy động toàn bộ binh sĩ thuộc quân đoàn số 9 đóng ở Đài Loan.
150.000 người hành quân đến phía bắc Trung Quốc vào tháng 9.1950 và gần tiền tuyến vào tháng 11.1950. Các binh sĩ này không có trang bị phù hợp để chống lại cái rét thấu xương xuống tới âm 40 độ C, đợt lạnh giá kỷ lục trong 50 năm qua khi đó ở Triều Tiên.
Video đang HOT
Mao Trạch Đông giao gần như toàn bộ quân đoàn 9 cho tướng Song Shi-Lun, với nhiệm vụ phải tiêu diệt bằng được lực lượng chủ lực Mỹ.
30.000 quân Mỹ khi đó tiến đến hồ Trường Tân mà không ngờ rằng mình bị mai phục và vây chặt từ mọi hướng. Trong suốt hai tuần diễn ra chiến dịch, quân Mỹ phải chiến đấu với quân số bị áp đảo hoàn toàn, trong điều kiện lạnh giá, buộc phải mở đường máu rút lui.
Trận thua khiến Mỹ choáng váng
Binh sĩ Mỹ chiến đấu trong trận đánh ở hồ Trường Tân.
Ngày 27.11.1950, Trung Quốc huy động 8 trong số 12 sư đoàn thuộc quân đoàn 9, đồng loạt tấn công các vị trí của quân đội Mỹ ở xung quanh hồ Trường Tân.
Trận đánh đã để lại ký ức kinh hoàng trong tâm trí nhiều binh sĩ Thủy quân Lục chiến Mỹ.
“Chúng tôi đến hồ Trường Tân vào ngày 27.11, đó cũng là ngày sinh nhật tôi. Quân Trung Quốc tấn công ngay vào ban đêm, khiến chúng tôi bất ngờ. Người đội trưởng và cũng là bạn thân của tôi chết trong đêm hôm ấy. Anh ấy chết ngay trên tay tôi. Đó là đêm khó khăn nhất kể từ khi tôi đặt chân đến bán đảo Triều Tiên”, John Parkinson, cựu binh Mỹ kể lại.
Quá bất ngờ trước đòn tấn công của quân Trung Quốc, 30.000 quân Mỹ bị chia cắt ở các khu vực Yudam-ni, Sinhung-ni, Hagaru-ri và Koto-ri. Quân chủ lực Trung Quốc tấn công sư đoàn Thủy quân Lục chiến Mỹ ở Yudam-ni và bị đánh bật trở lại, thương vong lên tới hàng chục ngàn người chỉ sau một ngày.
Đó là thời điểm bộ chỉ huy Trung Quốc quyết định buông Yudam-ni để tập trung tấn công các khu vực khác. Các chỉ huy Mỹ khi đó đã đưa ra mệnh lệnh sống còn, không rút quân mà đưa lực lượng chủ lực từ Yudam-ni sang Hagaru-ri chi viện.
Tù binh Trung Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên.
Tại các mặt trận khác, quân Trung Quốc mặc dù đông đảo hơn nhưng cái rét mùa đông đã ảnh hưởng đáng kể đến sức chiến đấu. Lính Trung Quốc cũng trở thành mục tiêu dễ dàng của pháo binh và máy bay chiến đấu Mỹ.
Đáng chú ý ở Hagaru-ri, chỉ sau 4 ngày chiến đấu, cả một sư đoàn bộ binh Trung Quốc bị tiêu diệt cho đến người cuối cùng vì mệnh lệnh không cho phép bất kỳ ai rút lui.
“Cảm giác khi đó thật kỳ lạ, khi bạn thức dậy vào lúc sáng sớm, biết rằng mình vẫn còn sống để đào hố chôn xác đồng đội và đến ngày hôm sau lại làm điều tương tự, hoặc chính mình nằm trong hố chôn đó”, John John Schoenfeld, một cựu binh Mỹ kể lại.
Mệnh lệnh của Đại tướng MacArthur khi đó yêu cầu những người còn sống sót mở đường máu rút về cảng Hungnam.
Nhằm chặn đường rút của quân Mỹ, Trung Quốc đã phá hủy cây cầu duy nhất dẫn đến Hungnam. Thủy quân Lục chiến Mỹ đáp trả bằng cách điều 8 máy bay vận tải C-119, thả các phần cầu phao di động bằng dù. 8 phần cầu phao dài 5,5 mét được ghép vào nhau bởi lực lượng công binh chỉ trong 3 ngày.
Dưới sự làn đạn dữ dội của máy bay Mỹ, 2 sư đoàn bộ binh Trung Quốc tìm cách áp sát phòng tuyến Hungnam đều bị tổn thất nặng nề. Hàng chục ngàn binh sĩ đến cuối cùng chỉ còn lại 200 người.
Đó cũng là thời điểm Đại tướng MacArthur đã ra lệnh rút toàn bộ quân đoàn số 10 làm nhiệm vụ chiến đấu trên lãnh thổ Triều Tiên rút về sau vĩ tuyến 38. MacArthur nói mức độ tàn khốc của trận đánh cũng như cục diện bất lợi chiến trường là nguyên nhân ông ra quyết định rút quân.
Cảnh người Triều Tiên sơ tán sau trận thua choáng váng của quân đội Mỹ.
Đây được coi là một trong những đợt rút quân quy mô nhất trên thế giới với hạm đội hùng hậu gồm 193 tàu thuyền. Quân đội Mỹ không chỉ rút chạy khỏi Triều Tiên mà còn mang theo trang thiết bị quân sự hạng nặng và số lượng lớn công dân Triều Tiên xin tị nạn.
“Chúng tôi phải chọn ra những người được đưa khỏi chiến trường trước. Nếu có ai đó bị thương ở đầu hay ở ngực, chúng tôi buộc phải bỏ anh ta lại nhường chỗ cho người khác. Đó quả thật là quyết định khó khăn, ám ảnh tôi hàng năm trời”, Stanley Wolf thuộc hải quân Mỹ nói.
Kết thúc trận đại chiến ở hồ Trường Tân, quân đoàn 9 thuộc Chí nguyện quân Trung Quốc tổn thất tới 40% lực lượng, tương đương khoảng 60.000 người. Nhiều sư đoàn chủ lực từng chiến đấu trong cuộc nội chiến Trung Quốc (1927-1950) đã bị tiêu diệt đến người cuối cùng. Tuy nhiên, phía Trung Quốc chỉ xác nhận 19.000 người thiệt mạng trong chiến đấu và 29.000 người thương vong do yếu tố khác.
Tổng số thương vong và mất tích bên phía Mỹ được ghi nhận là 17.843 người. Trong đó, khoảng 1.000 người thiệt mạng và 5.000 người khác mất tích.
Có thể nói, trận đánh ở hồ Trường Tân là một cú sốc đối với quân đội Mỹ, những người đánh giá thấp khả năng chiến đấu của quân Trung Quốc.
Đó là lúc mà người Mỹ nhận ra rằng, họ không thể giải quyết Chiến tranh Triều Tiên chỉ bằng biện pháp quân sự. Trong 3 năm còn lại, người Mỹ hầu như chỉ phòng thủ, tập trung bảo vệ Hàn Quốc hơn là tìm cách vượt giới tuyến 38 một lần nữa.
Theo Danviet
Chiến dịch ném 600.000 tấn bom hủy diệt Triều Tiên của Mỹ năm 1950
Mỹ tiến hành không kích rải thảm với tổng cộng 635.000 tấn bom trong ba năm liền, phá hủy gần như mọi mục tiêu tại Triều Tiên.
Một ngôi làng của Triều Tiên bị Mỹ ném bom napalm. Ảnh: Wikipedia.
Tháng 6/1950, Triều Tiên đưa quân tràn qua vĩ tuyến 38, nhanh chóng đẩy lùi quân đội Hàn Quốc được Mỹ huấn luyện. Được Liên Hợp Quốc cho phép sử dụng vũ lực, Mỹ gửi quân đến giải cứu Hàn Quốc, nhanh chóng đánh bật quân đội Triều Tiên qua biên giới.
Trong cuộc chiến này, Mỹ đã phát động một chiến dịch ném bom không thương tiếc nhằm vào các mục tiêu của Triều Tiên kéo dài suốt nhiều năm nhằm hủy diệt hậu phương của đối thủ, theo National Interest.
"Rất ít người Mỹ biết hoặc nhớ rằng chúng ta từng ném bom rải thảm xuống Triều Tiên trong vòng ba năm mà không cần quan tâm đến thương vong dân thường", sử gia Mỹ Bruce Cumings cho biết.
Thiếu tướng Emmett O'Donnell, cựu tư lệnh Bộ chỉ huy oanh tạc cơ B-29 ở khu vực Viễn Đông, cho biết mục đích của chiến dịch ném bom là san phẳng 5 thành phố lớn của Triều Tiên và hủy diệt toàn bộ 18 mục tiêu chiến lược trọng điểm. Tướng Curtis Lemay nói rằng không quân chiến lược Mỹ đã hủy diệt tất cả các thành phố lớn ở Triều Tiên lẫn Hàn Quốc và khiến 20% dân số Triều Tiên thiệt mạng trong vòng ba năm.
Theo Newsweek, Mỹ thả tổng cộng 635.000 tấn bom xuống Triều Tiên, trong đó có 32.557 tấn bom napalm. Để so sánh, Mỹ đã dùng 503.000 tấn bom trên toàn mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II.
80% hệ thống đường sắt Triều Tiên bị phá hủy. Ảnh: Wikipedia.
Bình Nhưỡng không có nhiều cơ sở công nghiệp, nên số mục tiêu ném bom chiến lược của Washington cũng hạn chế. Đến mùa thu năm 1952, Mỹ không còn mục tiêu chiến lược để oanh tạc, buộc họ chuyển hướng sang các khu vực ít quan trọng hơn.
Mọi thành phố, thị trấn, khu công nghiệp ở Triều Tiên đều bị không kích. Các vụ ném bom của Mỹ đã hủy diệt hoàn toàn tỉnh Sinanju, 95% thủ phủ Sariwon của tỉnh Bắc Hwanghae, 85% thị trấn Hungnam, 80% thành phố cảng Wonsan và Hamhung, cũng như 75% thủ đô Bình Nhưỡng.
Sau đó, máy bay Mỹ và đồng minh bắt đầu nhắm đến nhà máy thủy điện và 20 đập nước ở Triều Tiên, nơi cung cấp 75% lượng nước để phục vụ nông nghiệp và sản xuất lúa gạo. Tháng 5/1953, không quân Mỹ phá hủy 5 đập nước, gây lũ lụt nghiêm trọng, đẩy hàng triệu người dân Triều Tiên vào cảnh đói khát. Các vụ ném bom còn khiến tình trạng mất điện lan rộng và phá hủy 80% tuyến đường sắt của Triều Tiên.
Giới phân tích tỏ ra hoài nghi về hiệu quả của chiến dịch ném bom hủy diệt trong chiến tranh Triều Tiên, đặc biệt là mục tiêu phá hủy các cây cầu gần sông Áp Lục nhằm cắt đứt sự hỗ trợ của Trung Quốc và Liên Xô. Các mục tiêu này đều được bố trí lưới phòng không dày đặc, khiến chiến dịch ném bom không thực sự thành công.
Hàng triệu người rơi vào nạn đói do các con đập bị ném bom. Ảnh: Wikipedia.
Trên thực tế, Triều Tiên khắc phục thiệt hại chiến tranh nhanh hơn Hàn Quốc, dù phải chịu tổn thất nặng nề hơn. Chiến dịch ném bom hủy diệt này là một phần lý do khiến người Triều Tiên căm thù Mỹ cho đến nay. "Tất cả người dân Triều Tiên đều biết về chiến dịch này và nó vẫn in sâu trong tâm trí họ", ông Cummings nhấn mạnh.
Duy Sơn
Theo VNE
Trận đánh Triều Tiên bắt sống tướng chỉ huy quân đội Mỹ Thiếu tướng Mỹ chỉ huy sư đoàn bộ binh số 24 có lẽ không bao giờ ngờ rằng ông có ngày bị quân địch bắt sống, giam giữ cho đến khi chiến tranh kết thúc. Trận đánh giữa quân Triều Tiên và Mỹ ở thành phố Taejon. Ảnh minh họa. Thiếu tướng William F. Dean, chỉ huy sư đoàn bộ binh số 24...