Trận đánh đẫm máu nhất của Mỹ trong Thế chiến II
Với 600.000 quân tham chiến và 81.000 lính tử trận, trận Ardennes được xem là một trong những trận đánh có nhiều thương vong nhất giữa quân Đồng minh và phát xít Đức.
Một chiếc tăng M4 Sherman Mỹ băng qua rừng Ardennes để chặn đà tiến công của phát xít Đức. Ảnh: Life Magazine
Mùa thu năm 1944, cục diện chiến trường ở mặt trận phía tây nhanh chóng chuyển biến theo hướng bất lợi, buộc trùm phát xít Đức Adolf Hitler phải ra lệnh chủ động tấn công, gây sức ép để Mỹ và Anh phải ký hiệp định hòa bình riêng rẽ, theo Military History.
Bộ tư lệnh tối cao Đức vạch kế hoạch sử dụng xe tăng kết hợp bộ binh nhanh chóng bao vây, chiếm cảng Antwerp, miền bắc nước Bỉ để chia cắt quân Anh và Mỹ trong khu vực, khiến Đồng minh mất một cảng hậu cần, tiếp tế cực kỳ quan trọng.
Trong khi phát xít Đức tập kết ba tập đoàn quân ở Ardennes, phía đông nam nước Bỉ, phe Đồng minh do tướng Dwight D. Eisenhower chỉ huy lại không hề hay biết các di biến động của quân Đức, khiến họ hoàn toàn bất ngờ khi Đức mở màn trận đánh Ardennes.
Sáng sớm 16/12/1944, quân đoàn Panzer số 6 của Đức phát động tấn công, dùng pháo binh bắn phá dữ dội vào các cứ điểm quân Mỹ ở Elsenborn Ridge và Losheim Gap để đánh thẳng vào Liege. Tuy nhiên, đà tấn công của quân Đức vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của sư đoàn bộ binh số hai và số 99 của quân Mỹ, khiến Deitrich buộc phải huy động lực lượng xe tăng tham chiến.
Đến ngày 17/12, sau sự ngỡ ngàng ban đầu, tướng Eisenhower nhận định đây là một cuộc tổng tấn công của quân Đức chứ không đơn thuần là một cuộc tấn công quy mô nhỏ, nên bắt đầu nhanh chóng tăng cường lực lượng tới khu vực.
Trên mặt trận phía nam, lính Mỹ dưới quyền chỉ huy của chuẩn tướng Bruce Clarke đã cầm cự kiên cường ở St. Vith nhưng vẫn bị quân đoàn Panzer số 5 của Đức đẩy lùi, khiến sở chỉ huy của sư đoàn thiết giáp số 10 và sư đoàn đổ bộ đường không số 101 bị bao vây ở Bastogne.
Lính Mỹ phòng thủ trong chiến hào tại rừng Ardennes trong trận Ardennes. Ảnh: Life Magazine
Khi chiến sự đang diễn ra ở St. Vith và Bastogne, Eisenhower nhóm họp với các chỉ huy chiến trường ở Verdun. Nhận thấy đây là một cơ hội để tiêu diệt quân Đức ở địa hình trống trải, Eisenhower liền ban hành mệnh lệnh phản công.
Video đang HOT
Tại Bastogne, lực lượng phòng thủ đã đẩy lùi nhiều đợt tấn công của quân Đức dù phải chiến đấu trong thời tiết lạnh giá của mùa đông. Dù thiếu thốn lương thực và đạn dược, chuẩn tướng Anthony McAuliffe vẫn chỉ huy binh sĩ chiến đấu kiên cường, không đầu hàng theo yêu cần của quân Đức.
Đà phản công của phe Đồng minh được tăng cường nhờ thời tiết tốt, tạo điều kiện cho các tiêm kích bom tham chiến, trong khi tốc độ tiến công của xe tăng Đức chậm dần lại vì cạn kiệt nhiên liệu. Tướng von Manteuffel buộc phải xin chỉ thị rút quân nhưng bị Hitler từ chối.
Eisenhower tiếp tục ra lệnh cho các tướng lĩnh thuộc quyền tấn công dồn ép quân Đức từ cả phía bắc và phía nam, với mục tiêu hội quân ở Houffalize và giăng bẫy quân Đức. Tuy nhiên, một nhánh lực lượng của Mỹ tiến công chậm trễ, khiến nhiều quân Đức thoát được sau khi bỏ lại trang bị và xe tăng.
Để tiếp tục chiến đấu, quân Đức tiếp tục phát động một đợt tấn công lớn vào ngày 1/1/1945 nhưng bị quân đoàn 7 của Mỹ chặn đứng. Ngày 24/12, quân Đức bị đẩy ra khỏi vùng Ardennes, Thống chế Von Rundstedt cho quân rút lui dần về Berlin một cách có trật tự, chiến dịch tấn công của Đức bị phá sản.
Bản đồ trận đánh Ardennes. Đồ họa: Wikimap
Kết thúc Trận đánh Ardennes, Mỹ bị thiệt hại tới 19.000 binh sĩ, số thương vong nặng nề nhất mà họ phải hứng chịu trong một trận đánh thời kỳ Thế chiến II, nhưng họ đã bảo vệ thành công phòng tuyến quan trọng trước quân đội phát xít.
Trong khi đó, quân Đức mất 15.652 lính, và lực lượng tăng thiết giáp của họ hứng chịu tổn thất nặng nề không thể khôi phục được. Sau thất bại trong trận đánh này, quân Đức không còn khả năng phát động tấn công ở mặt trận phía Tây.
Tổng cộng đã có 600.000 binh sĩ hai bên tham gia trận đánh, trong đó có 81.000 người thiệt mạng. “Rõ ràng đây là trận đánh lớn nhất, được xem như một chiến thắng nổi tiếng nhất của Mỹ trong Thế chiến II”, cựu thủ tướng Anh Winston Churchill nhấn mạnh.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Phi công cụt hai chân bắn hạ 23 máy bay phát xít
Là phi công Anh xuất sắc với nhiều lần lập công trong Thế chiến II, khó có thể ngờ rằng ông Douglas Bader phải sử dụng hai chân giả khi chiến đấu.
Douglas Bader chụp ảnh trên máy bay với đôi chân giả năm 1940. Ảnh: RAF
Được hoàng gia Anh phong tước Hiệp sĩ và quân đội tặng thưởng huân chương Distinguished Flying Cross dành cho phi công xuất sắc, và huân chương Distinguished Service Order dành cho quân nhân xuất sắc, ông Douglas Bader là phi công xếp hạng thứ 5 trong Không quân hoàng gia Anh (RAF) về số lượng máy bay địch đã bắn hạ, theo We Are The Mighty.
23 máy bay quân sự Đức đã không thể trở về sau những cuộc đụng độ với ông Bader. Nhưng điều đặc biệt hơn ở phi công này là ông cụt cả hai chân và phải dùng chân giả.
Khi còn nhỏ, Bader nổi tiếng là một cậu bé khỏe mạnh, yêu thể thao. Gia đình ông lâm vào cảnh túng quẫn sau khi cha ông qua đời do thương tích từ thời Thế chiến I. Bader đã phải nỗ lực giành học bổng thể thao để có thể tới trường, và cũng nhờ sức khỏe cùng tinh thần nhiệt huyết trên sân tập, ông trúng tuyển vào Học viện Không quân Cranwell năm 1928. Tại đây, ông nổi tiếng với kỹ năng lái máy bay tốt.
Sau hai năm học tập, Bader tốt nghiệp và bắt đầu tham gia các màn bay nhào lộn cho RAF. Trong một buổi biểu diễn năm 1931, ông tìm cách thực hiện một cú bay tầm thấp, nhưng tai nạn xảy ra khiến ông buộc phải cưa cả hai chân từ dưới đầu gối.
Chấn thương khiến Bader phải rời khỏi RAF, nhưng được hứa sẽ cho nhập ngũ trở lại nếu chiến tranh nổ ra. Những năm sau đó, ông cố gắng học chơi thể thao với đôi chân giả. Năm 1939, khi Thế chiến II nổ ra, cơ hội trở lại quân ngũ mở ra với Bader. Sau một khóa ôn luyện dành cho phi công, ông được điều tới Duxford, Anh năm 1940. Tại đây, ông được giới thiệu gia nhập đội bay Spitfire, mà ông mô tả là "máy bay trong mơ của nhiều người".
Rất nhanh sau đó, Bader bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ bay. Ông lập chiến công đầu tiên khi bắn rơi một máy bay Đức trong chiến dịch di tản tại Dunkirk, Pháp.
Những chiếc Spitfires cùng loại máy bay Bader sử dụng trong Thế chiến II. Ảnh: Wiki
Chiến lược Big Wing và chiếc chân giả
Khi người Anh bị đẩy khỏi lục địa châu Âu, Hitler nhanh chóng lập kế hoạch xâm chiếm vương quốc này, và những phi công như Bader được trông đợi chặn đứng đội quân của phát xít Đức. Tháng 7/1940, khi Trận chiến nước Anh diễn ra, Bader và chỉ huy của mình là Trafford Leigh-Mallory đã thử nghiệm chiến lược có tên Big Wing.
Theo đó, một lượng lớn chiến đấu cơ sẽ xuất kích để tấn công máy bay ném bom và tiêm kích hộ tống của địch, thay vì chiến thuật đánh du kích với lượng nhỏ chiến đấu cơ tham gia thường được sử dụng khi đó.
Big Wing đã chứng tỏ hiệu quả khi buộc phát xít Đức phải dừng các cuộc không kích ban ngày, và trì hoãn xâm chiếm nước Anh trong năm 1940 sang năm 1941. Các phi công của RAF được tung hô như anh hùng, đặc biệt là Bader.
Tuy nhiên, ngày 9/8/1941, vận may quay lưng với Bader khi máy bay của ông trúng đạn trên bầu trời miền bắc nước Pháp. Ban đầu, ông nghĩ rằng mình gặp nạn vì va chạm với một chiếc Messerschmitt 109 của Đức, nhưng nhiều thập kỷ sau, các nghiên cứu lịch sử cho thấy có khả năng ông bị một phi công Anh khác vô tình bắn rơi.
Khi máy bay rơi, một chân giả của Bader mắc kẹt dưới cần lái máy bay. Khi thoát được ra ngoài, chiếc chân giả bên phải bị hỏng nặng. Ông bị một nhóm lính Đức bắt giữ.
Người Đức khi đó nhanh chóng nhận ra mình đã bắt được một tù binh giá trị. Họ đối đãi tốt và cố gắng sửa chiếc chân giả cho Bader về trạng thái tốt nhất có thể. Ngay khi chân giả được sửa, Bader tìm cách trốn khỏi nơi giam giữ bằng cách bện chăn thành dây thừng và tụt xuống đất. Dù vậy, ông nhanh chóng bị bắt lại.
Dù Bader cố gắng tẩu thoát, người Đức đề nghị phía Anh rằng họ sẽ mở một đường đi an toàn cho máy bay ném bom Anh thả một chiếc chân giả khác xuống để thay thế cho chiếc đã hỏng của Bader. RAF biết rằng người Đức sẽ dùng vụ việc này cho mục đích tuyên truyền, nên đã quyết định vẫn thả chân giả, nhưng ngay sau đó, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đánh bom thông thường.
Có được chân giả mới, Bader lại tìm cách tẩu thoát. Quân Đức sau đó thường xuyên di chuyển ông từ nhà tù này sang nhà tù khác. Dù vậy, ông vẫn không ngừng tìm cách bỏ trốn, cho tới khi bị đưa tới Lâu đài Colditz, một nhà tù bị xem là không đường thoát.
Lâu đài Colditz năm 1945. Ảnh: US Army
Tại đây, nỗ lực vượt ngục của Bader trở nên khó khăn, nhưng ông lại tìm cách làm khó lính canh. Chẳng hạn, ông nhất quyết không ra đứng xếp hàng để điểm danh. Khi lính Đức vào buồng giam và lệnh cho ông ra ngoài, một cuộc đấu khẩu dữ dội đã nổ ra và cuối cùng, Bader nói với lính gác: "Chân tôi sẽ bị lạnh khi đứng trên tuyết. Nếu các ông muốn điểm danh thì vào phòng tôi mà làm việc đó".
Lính canh rút súng ra và Bader lập tức thay đổi chiến thuật, khiến lính canh càng tức tối. "À được thôi, tôi sẽ đi nếu anh thực sự muốn thế", Bader nói trước khi cầm một chiếc ghế đẩu và kéo ra nơi tập trung rồi ngồi lên để điểm danh. Những chiêu trò trên tiếp tục được Bader lặp lại cho tới khi nhà tù nơi ông bị giam giữ được lính Mỹ giải phóng ngày 15/4/1945. Ông sau đó dẫn đầu đội hình bay gồm 300 máy bay diễu hành qua bầu trời London khi phát xít đầu hàng.
Năm 1946, Bader rời quân ngũ. Ông được phong tước hiệp sĩ năm 1973 vì những nỗ lực trợ giúp những người bị cụt chân, tay khác. Năm 1982, ông qua đời sau một cơn đau tim.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Chiến thuật liều chết của không quân Đức trong Thế chiến II Trong gian đoạn cuối Thế chiến II, không quân Đức từng áp dụng chiến thuật liều chết để chặn đà tiến công mạnh mẽ của hơn 2000 oanh tạc cơ Mỹ và Đồng minh. Máy bay Bf-109 của Đức sau khi đâm va. Ảnh: History Trong những ngày cuối cùng của Thế chiến II, trong cơn tuyệt vọng vì bị oanh tạc cơ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

CEO Mark Zuckerberg 'tuyên chiến' với cả ngành quảng cáo

Top 2 Miss Cosmo phủ sóng, nhiệm kỳ rực rỡ hơn Miss Universe, tương lai Big 1?

Gã khổng lồ 'công nghệ gián điệp' NSO Group bị phạt 170 triệu USD trong vụ tấn công mạng

Tương quan tiềm lực quân sự, vũ khí hạt nhân của Ấn Độ và Pakistan

Thông điệp Ấn Độ gửi Pakistan sau cuộc tấn công xuyên biên giới

Ấn Độ thông báo cho Mỹ, Nga và nhiều bên về tình hình chiến sự với Pakistan

Thuế quan của Mỹ: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hạ lãi suất để ứng phó

Những chuyến tàu đầu tiên chở hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế 145% cập cảng Mỹ

Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra tuyên bố quan trọng về vai trò trung gian hoà giải chấm dứt xung đột Ukraine

Ukraine lại cạn tên lửa trước làn sóng tấn công đường không của Liên bang Nga

Tình huống hy hữu trong tập trận bắn đạn thật Mỹ - Philippines

Pakistan đáp trả vụ tấn công quân sự của Ấn Độ, căng thẳng hai cường quốc hạt nhân leo thang
Có thể bạn quan tâm

Nhặt được 14kg vàng trong hộp giấy ở sân bay
Lạ vui
15:34:21 07/05/2025
Bất thường trong các container hàng xuất sang Australia
Pháp luật
15:32:28 07/05/2025
Nữ tài xế ở Hà Nội 'tố' bị người đi ô tô dùng dùi cui vụt vào đầu
Tin nổi bật
15:29:05 07/05/2025
Ca sĩ "mượn hit" RHYDER từ chối xuất ngoại thi Em Xinh, lý do khó ai ngờ?
Sao việt
15:26:10 07/05/2025
Realme hé lộ smartphone pin siêu khủng 10.000 mAh
Đồ 2-tek
15:25:52 07/05/2025
200 sao hollywood bị liên lụy vì Diddy, ông trùm có thể nhận án tù chung thân?
Sao âu mỹ
15:20:22 07/05/2025
'Đêm Thánh: Đội săn quỷ': Ma Dong Seok, Seohyun 'gánh' kịch bản
Phim châu á
15:14:18 07/05/2025
Kim Tae Ri có xứng đáng làm Thị hậu Baeksang 2025?
Hậu trường phim
15:04:21 07/05/2025
7 poster nhân vật - 7 câu chuyện - 7 song trùng kỳ quái rình rập, chực chờ bước lên từ 'Dưới đáy hồ'
Phim việt
14:59:23 07/05/2025
Lâm Tâm Như, Hoắc Kiến Hoa dắt con đi dạo, lộ tình trạng hôn nhân qua 1 chi tiết
Sao châu á
14:52:08 07/05/2025