Trần Đăng Khoa: Phạt xe không chính chủ là một ‘Sáng kiến rùng rợn’
Trong Blog tuần trước, tôi đã bàn về cái “ sáng kiến” đề xuất quy định: Người tham gia giao thông phải đi xe chính chủ. Tôi gọi đó là một “sáng kiến” rùng rợn. Bởi nó làm khổ dân và không có tính khả thi.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Quy định ‘Người tham gia giao thông phải đi xe chính chủ làm khổ dân và không có tính khả thi’. Ảnh: Tuổi Trẻ
Có cảm giác người đề xuất chính sách ở trên chín tầng trời nên hoàn toàn không hiểu thực tiễn cần lao của người dân sống lầm lụi dưới mặt đất. Một chính sách Nhìn ở góc độ nào cũng không có lợi, cả về chính trị lẫn thực tiễn đời sống.
Ở Việt Nam, cho đến thời điểm này, công chức đi làm chủ yếu bằng xe máy. Đa phần xe mua đi, đổi lại. Nhiều xe nhặt từ bãi rác ở Nhật Bản từ những năm 80 của… thế kỷ trước, giờ vẫn còn lưu hành. Đối với không ít gia đình, chiếc “xe rác” ấy vẫn đang là một “tài sản” lớn. Có xe qua hàng chục đời chủ. Người bán xe cũng không phải chính chủ. Thế thì làm sao đủ điều kiện “sang tên đổi chủ”, để ông chủ xe mới có xe chính chủ?
Đọc bài viết của tôi, anh Việt An, bạn thân cùng quê, lại cùng học phổ thông với tôi, đã góp thêm nhiều kiến giải khá xác đáng. Không ai muốn tài sản của mình lại mang tên người khác. Nhưng vì nhiều lý do mà người dân mới phải làm thế. Trong đó có cả lý do bắt nguồn từ chính các cơ quan chức năng.
Ví dụ: Trước đây qui định, mỗi người có hộ khẩu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ được sở hữu một xe gắn máy. Và nói như ông Ngô Vĩnh Yên, chính vấn đề hộ khẩu cũng là một lý do khiến dân không thể chính chủ dù có muốn! Nhiều người sống ở các thành phố lớn, có nhà nhưng nếu nhà nằm trong các vùng quy hoạch treo, hoặc do chủ đầu tư chưa thể hoàn tất các thủ tục pháp lý cho các căn hộ, cũng sẽ dẫn đến việc không thể ra sổ hồng. Khi chưa có sổ hồng thì không thể chuyển khẩu, mà ô tô hay xe máy chỉ được đăng ký chính chủ theo hộ khẩu để tiện quản lý với các cơ quan chức năng. Kết quả một số lượng người dân dù muốn nhưng phải sở hữu các phương tiện được xem như là không chính chủ vì nơi họ đang sinh sống làm việc.
Đó là chưa kể trong khoảng thời gian từ 2003-2005, 4 quận nội thành Hà Nội không được đăng ký đứng tên phương tiện cá nhân trong khi nhu cầu thì càng lớn. Vấn đề nhờ người khác đứng tên phương tiện để phù hợp với chính sách, phát sinh từ người mua và người bán. Hàng loạt xe không chính chủ được cấp phép và lưu thông. Các cơ sở sản xuất muốn có xe cho công nhân chở hàng, cũng phải “thuê” người đứng tên để mua thêm xe. Một số người làm việc ở thành phố, nhưng lại không có hộ khẩu thành phố, không được đăng ký xe, đành phải về quê mua xe rồi mang vào thành phố. Thế là rồi lại có thêm một đề xuất truy đuổi “Cấm xe biển số tỉnh vào thành phố”.
Và lý do quan trọng nhất, cốt lõi nhất dẫn đến việc xe không chính chủ, là chính sách thuế. Thuế quá nặng mới dẫn đến việc né thuế. Thuế trước bạ, đơn giản chỉ là việc xác lập quyền sở hữu tài sản của công dân. Một thủ tục hành chính đơn giản lại thu phí quá cao, là điều bất hợp lý. Thêm nữa, việc sử dụng xe không chính chủ, nghĩa là mua mà không sang tên, không nộp thuế. Việc này thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp luật thuế. Nếu có phạt, phải là cơ quan thuế, và phạt theo qui định của luật thuế. Cảnh sát giao thông không có quyền ra quyết định xử phạt về việc… né thuế.
Việc sang tên đổi chủ là một công việc mang tính hành chính. Vấn đề sẽ không rắc rối, nếu thủ tục không rườm rà, đơn giản và lệ phí thấp. Mua xe cần phải sang tên. Qui định như thế là đúng, để tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng dễ dàng quản lý và sử lý khi có sự cố, đặc biệt là khi xảy ra các vụ tai nạn hay các vụ án.
Tuy nhiên, vấn đề lại trở nên vô cùng rối rắm, khi việc giao dịch dân sự lại thành việc của Cảnh sát giao thông. Đây là cơ hội béo bở cho sự nhũng nhiễu của những anh mất phẩm chất trong lực lượng này. Tôi không đánh đồng người tốt với kẻ ác. Điều này cũng cần phải rạch ròi. Bởi rất nhiều cảnh sát giao thông tận tụy, hết lòng vì dân, xả thân chống lại bọn tội phạm, nhiều người đã hy sinh vì sự bình yên trên mỗi tuyến đường.
Tuy nhiên, khi những quy định lỏng lẻo, tùy tiện lại dễ nảy sinh tiêu cực. Với những kẻ mất phẩm chất, những sơ hở không hoàn thiện của quy định lại trở thành pháp lý cho họ hoành hành. Họ có quyền làm khó dễ khi ai đó sử dụng xe không mang tên mình.
Video đang HOT
Việc mượn xe, dùng chung xe, thuê xe là chuyện sinh hoạt hàng ngày của mỗi người dân. Khi đọc qui định về “xe chính chủ”, không ít người cảm thấy cuộc sống nghẹt thở. Cứ cho là 100% người mua xe đều đứng tên “chính chủ”, thì qui định này rơi vào tay những anh cảnh sát biến chất, cũng đủ là tai họa cho cuộc sống, khi mà hàng ngày mọi người vẫn phải dùng chung xe với người thân, mượn xe của bạn bè. Cứ như lời ông bạn thân của tôi, qui định “chính chủ” này, còn được sự ủng hộ nhiệt liệt của những kẻ… keo kiệt. Đấy là những kẻ chẳng bao giờ muốn cho ai đụng vào xe của mình, kể cả những người bạn được coi là thân thiết.
Tôi cũng muốn chuyển đến các cơ quan chức năng ý kiến của một người dân, là anh bạn thân của tôi, khi anh cho rằng, Nghị định 71 còn khá nhiều rối rắm, làm cơ hội cho tiêu cực. Ví dụ:
Điều 3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có nhưng không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật
Cảnh sát giao thông đang đứng ngoài đường, lấy phương tiện và tiêu chuẩn nào để kết luận “không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật”? Qui định như thế Cảnh sát giao thông có thể bắt lỗi tùy tiện.
Điều 6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
Hóa ra việc gây tai nạn rồi bỏ trốn còn nhẹ tội hơn việc “xe không chính chủ”(?). Khi mà: Nghị định 71 có quy định phạt từ 800.000 – 1,2 triệu đồng đối với chủ mô tô, xe máy không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định phạt từ 6 – 10 triệu đồng đối với chủ ô tô vi phạm không chuyển quyền sở hữu.
Để giải quyết vấn đề này, cách tốt nhất là: Đơn giản hóa thủ tục đăng ký xe và giảm lệ phí đăng ký tới mức tối thiểu. Phải coi lệ phí đăng ký xe, là lệ phí hành chính thông thường, chứ không phải là nguồn thu “cho sướng” như hiện nay. Chỉ có làm như thế mới khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân giải quyết được dứt điểm những tồn đọng bùng nhùng về chuyện xe chính chủ.
Như tôi đã nói trong bài viết số báo trước. Chỉ những người nghèo mới phải mua xe cũ. Và mỗi chiếc xe chỉ phải nộp thuế một lần khi đăng ký đầu tiên. Việc sang tên đổi chủ là hợp thức hóa giấy tờ, vì vậy, người sang tên đổi chủ chỉ phải đóng một khoản lệ phí rất nhỏ thủ tục hành chính. Không lẽ một chiếc xe cà tàng lại phải chịu đến mấy lần thuế. Không thể tăng ngân sách nhà nước bằng cách bòn nặn từng đồng tiền của những người dân đã ở đáy xã hội.
Chúng ta rất mừng là tiếng nói của những người dân đã được các cơ quan chức năng lắng nghe và đã có những điều chỉnh kịp thời, sáng suốt để phục hồi lại niềm tin của dân. Kênh Giao thông VOV vừa đưa tin về việc tạm dừng sử phạt hành chính trong vòng 6 tháng. Cũng theo thông tin từ Kênh VOV Giao thông: “Việc nghị định 71 nâng mức xử phạt đối với hành vi này không phải để phạt nặng người đi xe không chính chủ, mà xử phạt về việc không chuyển quyền sở hữu sau 30 ngày mua bán theo quy định. Tuy nhiên, việc đăng ký chuyển quyền sở hữu phương tiện còn có nhiều vấn đề bất cập, gây khó khăn cho người dân như việc người mua xe đã qua tay nhiều lần, khó tìm được chủ cũ, gây khó khăn cho việc kinh doanh mua bán xe cũ… Rõ ràng, điều mà người dân còn băn khoăn là mức phí chuyển quyền sở hữu còn cao. Do đó, các cơ quan chức năng cần xem xét giảm mức phí đăng ký, cải cách các giấy tờ thủ tục theo hướng tạo thuận lợi cho người đăng ký, sang tên, đổi chủ.
Được biết, Bộ Tư pháp và Bộ Công an đã thống nhất sẽ có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có giải pháp để nhanh chóng đưa việc quản lý phương tiện vào khuôn khổ. Trong đó, sẽ giảm mức phí đăng ký, cải cách các giấy tờ thủ tục. Trong điều kiện hiện nay, giải pháp này sẽ góp phần nhanh chóng đưa việc quản lý phương tiện vào quy củ”.
Theo TPO
'Nên hoãn phạt xe không chính chủ 6 tháng hay 1 năm'
"Không ai phản đối việc sang tên đổi chủ, song phải làm sao thuận lợi cho dân", Viện trưởng Nghiên cứu Lập pháp Đinh Xuân Thảo trao đổi với báo chí sáng 12/11 về quy định phạt xe không chính chủ.
- Ông nghĩ sao về quy định xử phạt xe không chính chủ theo Nghị định 71?
- Quy định pháp luật là phương tiện phải có đăng ký chính chủ. Trước đây chúng ta buông lỏng quản lý nên bây giờ phải chấn chỉnh. Trên thế giới, khi phương tiện gây ra tai nạn hoặc đậu sai chỗ, cảnh sát không cần gặp chủ mà tự dán giấy phạt và chủ tự đi nộp phạt. Họ làm vậy vì xe chính chủ. Ở nước ta, xe bán lòng vòng qua nhiều chủ nên cơ quan công quyền không áp dụng biện pháp này được. Nghị định 71 là đúng, chủ trương đã có từ lâu rồi, vấn đề là ta không tuyên truyền, quán triệt để mọi người có nhận thức đúng.
Tuy nhiên, trong nghị định 71 có quy định mâu thuẫn với văn bản khác. Chính phủ có nghị định cho phép người dân được hợp đồng ủy quyền, hai người mua bán xe chỉ cần ra phòng công chứng, quy định này vẫn đang có hiệu lực. Bây giờ nghị định 71 lại cho rằng hành vi như vậy là vi phạm, sẽ bị phạt 6-10 triệu đồng.
Tôi được biết Ủy ban An toàn giao thông đã kiến nghị với Chính phủ để cảnh sát giao thông tạm ngừng thực thi việc này, như vậy là đúng. Chính phủ nên quy định rõ tạm dừng 6 tháng hay một năm và yêu cầu người đang sử dụng xe không chính chủ phải chuyển đổi, sau thời gian đó sẽ xử lý nghiêm.
Ông Đinh Xuân Thảo: 'Cần phạt cả chủ mới và chủ cũ của xe không sang tên'. Ảnh: Hoàng Hà.
- Ông nghĩ sao khi cảnh sát giao thông yêu cầu người dân phải chứng minh nếu họ sử dụng xe mượn?
- Quy định này đánh vào hành vi trốn thuế chứ không đánh vào người tham gia giao thông trên đường. Cái này không rõ ràng thì mới gây phản ứng, vì trên thế giới có ai cấm người ta mượn xe. Nếu đúng người đi xe là người nhận chuyển nhượng mà không sang tên thì việc phạt là đúng. Phải có biện pháp kiểm soát trên đầu phương tiện, có thể trách nhiệm này không thuộc vào cảnh sát giao thông.
Cảnh sát giao thông kiểm tra trên đường chỉ là một cơ hội, một căn cứ để tìm ra vi phạm của chủ phương tiện. Mấy vị cảnh sát nói người đi xe không có vi phạm gì, song phải chứng minh là xe đi mượn. Nếu như vậy sẽ gây bất ổn trong xã hội, mỗi lần người ta mượn xe phải có công chứng, hay phải mang theo hộ khẩu. Làm không khéo thì có gia đình vốn có một ôtô, họ sẽ lại mua tới 4 xe nếu có điều kiện, như thế sẽ làm tăng đột biến xe cá nhân.
- Ông có thể đề xuất một số biện pháp kiểm tra xe không chính chủ, nếu không sử dụng cảnh sát giao thông?
- Phải có nhiều biện pháp như thông qua đăng ký đăng kiểm, tổng rà soát phương tiện, khi mua bảo hiểm, đăng kiểm định kỳ phải đối chiếu chính chủ... Bây giờ chúng ta vẫn còn nương nhẹ với chủ phương tiện khi đăng kiểm. Nguyên tắc khi làm đền bù nếu xảy ra tai nạn thì chủ cũ phải đến làm, nếu chủ cũ đã bán xe rồi thì mấy ai đến. Song quy định hiện nay thì chỉ cần ủy quyền của chủ cũ thì cơ quan bảo hiểm cũng giải quyết, như vậy là không hợp lý. Việc đăng kiểm xe cũng cần có yêu cầu chủ sở hữu đến làm thủ tục, không thể có anh nào bán rồi mà năm nào cũng phải đi đăng kiểm, họ sẽ phải làm thủ tục sang tên đầy đủ.
- Với xe đã mua bán qua nhiều chủ thì làm thế nào để hợp thức hóa?
- Công an có thể xác minh từ giấy ủy quyền công chứng để bắt buộc xe đó đi làm thủ tục sang tên. Chủ cũ của phương tiện cũng phải chịu trách nhiệm sang tên, có thể anh chỉ nộp ít tiền thuế thu nhập, nếu anh không làm thì phải quy vào việc trốn thuế. Giống như trường hợp nhà đất trước đây, nhiều nhà nguồn gốc không rõ ràng, không tranh chấp thì được hợp thức hóa.
- Ông nghĩ sao về mức phí trước bạ khi sang tên ôtô cũ?
- Mức phí trước bạ hiện nay còn cao. Trước đây, phí trước bạ và chuyển nhượng nhà rất đắt nên người mua và người bán đều trốn tránh, họ thông đồng hạ giá xuống khiến nhà nước thất thu. Bây giờ giá chuyển nhượng đã hạ xuống nên không gây nặng nề cho dân. Mục đích là để quản lý chứ không phải phạt.
Tương tự, nếu 100 người đến đăng ký đổi tên, mỗi xe thu 1 đồng thì nhà nước sẽ thu được 100 đồng còn hơn đưa ra giá cao mà chỉ thu được vài người đến. Cách đăng ký của các cơ quan hiện nay cũng rất phức tạp, công chứng, nộp tiền, rất mất thời gian nên dân ta ngại.
- Theo ông việc thực thi điều khoản phạt xe không chính chủ theo nghị định 71 cần rút kinh nghiệm như thế nào?
- Rút kinh nghiệm trong việc ban hành văn bản pháp luật. Các văn bản liên quan đến số đông người dân thì phải thận trọng, không ai phản đối việc sang tên đổi chủ song cần phải có cách làm thế nào để thuận lợi cho dân.
Chính phủ nên có quy định chính thức tạm dừng, hay hoãn điều khoản đó trong thời gian bao lâu, trong thời gian đó đề nghị xe chưa chính chủ phải chuyển đổi. Từ nay trở đi các giao dịch mua bán phải sang tên. Sau đó sẽ áp dụng phạt cả chủ mới và chủ cũ của phương tiện chưa chuyển chủ.
- Gia đình ông đang sử dụng xe sở hữu như thế nào?
- Ôtô của gia đình tôi mua lại của người khác nhưng có hợp đồng công chứng theo quy định, có nộp tiền thuế. Tôi có quyền thay mặt chủ đó giao dịch dân sự như bán, vay ngân hàng... Nếu có quy định và gia hạn thời gian, tôi sẵn sàng đi chuyển chủ đúng tên mình để tránh phiền phức. Công an cũng có thể đến các phòng công chứng lấy hồ sơ sẽ biết hết những xe nào đã chuyển nhượng.
Theo VNE
Kiến nghị chưa phạt người đi xe không chính chủ Ngày 11/11, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, sẽ tham mưu chưa phạt người đi xe chưa sang tên đổi chủ. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp: "40% lượng xe trong cả nước không chính chủ" - Ông nghĩ sao về việc xử phạt người đi xe không chính chủ mà Công an Hà...