Trận chung kết kỳ lạ bậc nhất lịch sử AFF Cup và nghi án bán độ 2,1 triệu USD
Cho đến nay, người hâm mộ Indonesia vẫn luôn day dứt khi nhắc đến trận chung kết lượt đi AFF Cup 2010.
Trong lịch sử AFF Cup, Indonesia là đội tuyển có nhiều lần vào trận chung kết nhất mà chưa từng vô địch. Tổng cộng, đội bóng xứ Vạn đảo đã thất bại ở 5 trận chung kết khác nhau. Trong số này, lần về nhì tại AFF Cup 2010 để lại nhiều tiếc nuối và nhức nhối nhất với người hâm mộ Indonesia.
Đó là giải đấu mà đội tuyển Indonesia tưởng như hội tụ đủ yếu tố của một nhà vô địch. Đội hình đang vào độ chín dưới bàn tay HLV Alfred Riedl lại được bổ sung thêm tiền đạo gốc Uruguay Cristian Gonzales là nỗi khiếp sợ với mọi hàng thủ. Indonesia tiến vào chung kết cùng hành trang là 5 trận toàn thắng, ghi tới 15 bàn thắng và chỉ lọt lưới 2 lần.
Ở trận đấu cuối cùng, đối thủ của Indonesia là Malaysia. Khi 2 đội chạm trán tại vòng bảng, Indonesia từng “vùi dập” chính đối thủ này với tỉ số cách biệt 5-1.
Thế nhưng, trận chung kết lượt đi tại Bukit Jalil (Malaysia) đã đánh sập giấc mơ của đội bóng xứ Vạn đảo.
Một Indonesia tự tin và bùng nổ trong những trận đấu trước đó bỗng nhiên biến mất. Đoàn quân dưới quyền HLV Anfred Riedl lép vế trước sức ép khủng khiếp đến từ Malaysia và rồi tan vỡ ở hiệp hai.
Phút 61, Maman Abdurrahman mắc sai lầm để Talaha cướp được bóng bên cánh trái (theo hướng tấn công của Indonesia). Talaha nhanh chóng chớp thời cơ đi bóng xâm nhập vòng cấm địa rồi chuyền cho Safee Sali ghi bàn mở tỉ số.
Malaysia 3-0 Indonesia | Chung kết lượt đi AFF Cup 2010
Chỉ ít phút sau, lại là cánh trái báo hại đội tuyển Indonesia. Hàng loạt cầu thủ Indonesia không ngăn nổi Talaha xuyên thủng hành lang trái trước khi nhả bóng để Ashari sút cháy lưới.
Bàn thắng thứ ba của Malaysia cũng đến từ cánh trái. Jasuli tạt bóng hiểm hóc từ vị trí khá xa vòng cấm địa. 3 hậu vệ Indonesia để cho Safee Sali thoát xuống đánh đầu ấn định chiến thắng 3-0 nghiêng về Malaysia.
Dù rất nỗ lực ở lượt về nhưng Indonesia cũng chỉ giành được thắng lợi an ủi 2-1. Thua chung cuộc 2-4, đội bóng xứ Vạn đảo lỗi hẹn với chức vô địch Đông Nam Á.
Cố HLV Alfred Riedl có 2 lần về nhì AFF Cup cùng đội tuyển Indonesia.
Mọi thứ bỗng nhiên bị đào xới lại vào năm 2018. Ông Andi Darussalam Tabusala – lãnh đội Indonesia năm 2010 – tiết lộ: “Một năm sau trận đấu, tôi hỏi một số đồng nghiệp Malaysia rằng tại sao họ có thể đánh bại Indonesia. Họ trả lời rằng nếu không chi tiền mua độ cầu thủ Indonesia, họ sẽ không thể vô địch được”.
Người mắc sai lầm năm xưa là Maman Abdurrahman bị chỉ đích danh. Hậu vệ này cùng với 2 đồng đội Markus Haris và Firman Utina bị cáo buộc đã nhận 2,1 triệu USD để thi đấu lỏng chân, tạo điều kiện cho Malaysia thắng trận.
Maman Abdurrahman vẫn đang thi đấu ở tuổi 39.
Tuy nhiên, 3 năm sau các cáo buộc, mọi thứ vẫn chưa rõ ràng. Maman Abdurrahman vẫn đang thi đấu tại giải VĐQG Indonesia trong màu áo CLB Persija. 2 người còn lại đã giải nghệ và có thời gian tham gia công tác huấn luyện.
Báo Indonesia: "Việt Nam gặp trở ngại lớn khi muốn bắt chước chiến lược của chúng ta"
Tờ Bolasport tin rằng bóng đá Việt Nam đang tìm cách bắt chước chiến lược nhập tịch cầu thủ nước ngoài của Indonesia.
Thời gian gần đây, có thông tin thủ thành Việt kiều Filip Nguyễn được 2 CLB V.League để ý tới. Nếu điều này xảy ra, Filip Nguyễn sẽ thêm thuận lợi trong việc nhập quốc tịch Việt Nam.
Filip Nguyễn từng rất nỗ lực để có được quốc tịch Việt Nam. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) cũng có những hỗ trợ nhất định để giúp thủ thành này. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, Filip Nguyễn chưa thể về Việt Nam để hoàn tất thủ tục.
Thông tin kể trên đã thu hút được sự quan tâm của tờ Bolasport (Indonesia). Tờ báo này tin rằng Việt Nam đang muốn học tập Indonesia trong việc nhập tịch cầu thủ, qua đó gia tăng sức mạnh cho ĐTQG.
Tờ Bolasport viết: "Việt Nam muốn bắt chước chiến lược nhập tịch của ĐTQG Indonesia. Tuy nhiên họ lại gặp trở ngại lớn.
Nhập tịch cầu thủ nước ngoài là chính sách mang tới hiệu quả nhanh chóng trong việc nâng tầm ĐTQG. Indonesia vẫn đang áp dụng chính sách này.
Có nhiều cầu thủ nhập tịch từng khoác áo tuyển Indonesia. Lý do là bởi trong 10 năm trở lại đây, chúng ta luôn ráo riết thực hiện chính sách nhập tịch.
Tuyển Indonesia có trong đội hình nhiều cầu thủ nhập tịch.
Những cầu thủ nhập tịch tiêu biểu có thể kể tới như Cristian Gonzales, Diego Michiels, Sergio van Dijk, John van Beukering, Stefano Lilipaly và hiện là Marc Klok. Có thể nói, nhập tịch là chính sách không thể thiếu trong chiến lược cải thiện chất lượng ĐTQG Indonesia.
Dù hiện nay chính sách này vẫn chưa mang lại nhiều kết quả, nhưng nó đã được Việt Nam chú ý tới. Họ làm điều đó để hướng đến vòng loại cuối cùng World Cup 2022 khu vực châu Á".
Việt Nam tất nhiên muốn có những cầu thủ chất lượng thi đấu cho ĐTQG, tuy nhiên phương thức lựa chọn của chúng ta khác biệt so với Indonesia.
Trong khi Indonesia thực hiện nhập tịch một cách tương đối tràn lan, gọi lên tuyển cả những ngôi sao vốn là người gốc Brazil hay Uruguay, đội tuyển Việt Nam dành sự quan tâm nhiều đến các cầu thủ mang dòng máu Việt Nam hơn.
Ví dụ tiêu biểu như Đặng Văn Lâm, khi anh có cha là người Việt, còn mẹ mang quốc tịch Nga. Về phía Filip Nguyễn, cha của cầu thủ này cũng mang quốc tịch Việt Nam, còn mẹ là người CH Séc.
Chính vì thế, đánh giá của tờ Bolasport có phần chưa được chính xác về cách làm của đội tuyển Việt Nam.
'Chưa từng thấy tuyển Việt Nam phòng ngự khoa học như vậy' Cựu trung vệ Vũ Như Thành nhận định HLV Park Hang-seo đã nâng hệ thống phòng ngự của tuyển Việt Nam lên một đẳng cấp mới. Tuyển Việt Nam mới thủng lưới một bàn sau 6 trận ở vòng loại hai World Cup 2022. Đây là thành tích tốt thứ hai trong các đội châu Á góp mặt ở vòng loại hai World...