Trận chiến quyết định giữa Ukraine và Nga tại đảo Rắn
Ukraine đẩy mạnh các đợt tấn công nhằm vào đảo Rắn, hòn đảo có vị trí chiến lược quan trọng ở Biển Đen.
Đảo Rắn có diện tích nhỏ, nhưng giữ vị trí chiến lược ở biển Đen. Ảnh: Reuters
Có diện tích chỉ gấp đôi đảo nhà tù Alcatrazn (Mỹ), đảo Rắn đột nhiên đóng vai trò then chốt trong cuộc chiến ở Ukraine. Cứ điểm này là mục tiêu đầu tiên mà Nga đánh chiếm sau khi Tổng thống Vladimir Putin công bố chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào nước láng giềng. Ngày 22/4, soái hạm Moskva của Nga tiếp cận đảo Rắn, yêu cầu binh sĩ Ukraine trên đảo này phải đầu hàng.
Soái hạm Moskva bị chìm hồi tháng 4, nhưng chiến sự tại đây không hề suy giảm. Nga gia cố hệ thống phòng thủ bằng pháo, tên lửa phòng không cùng nhiều hệ thống radar. Đáp lại, Ukraine tấn công bằng mọi thứ vũ khí có trong tay: Từ máy bay tiêm kích, cho đến thiết bị bay không người lái (drone) Bayraktar hay tên lửa chống hạm.
Ukraine gần đây mở chiến dịch phản công mới nhằm chiếm lại đảo Rắn. Rạng sáng 20/6, quân đội Ukraine đã tấn công đảo và khu phức hợp khí đốt gần đó – địa điểm bị tình nghi đặt trạm radar và do thám của Nga. Vụ tấn công gây tiếng nổ lớn, làm cư dân tại vùng Vylkove cách đó 35 km vẫn nghe thấy được.
Ông Natalya Gumenyuk, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh phương Nam của Ukraine xác nhận Kiev đang mở một chiến dịch quân sự nhằm vào đảo Rắn, nhưng không đề cập chi tiết. Vài ngày sau đó, Ukraine gia tăng cường độ tấn công, sử dụng pháo tầm xa. Nga đáp trả bằng cách phóng hàng chục tên lửa vào Odessa, như muốn phát đi thông điệp “không hài lòng” trước đòn tấn công của Kiev nhằm vào đảo Rắn.
Đảo Rắn chỉ cách Romania – một nước thành viên NATO khoảng 45 km. Vị trí nhìn ra đồng bằng sông Danube cũng như án ngữ hành lang vận tải đường biển tới Odessa và nhiều cảng cảng khác trên Biển Đen khiến hòn đảo này có giá trị chiến lược. Đảo Rắn cũng có thể là bàn đạp chiến lược để Nga mở một cuộc đổ bộ đường biển nhằm vào Odessa cách đó khoảng 140 km.
Vùng biển nằm quanh thị trấn Vylkove từ lâu đã được xem là điểm tiếp cận đầu cầu tiềm tàng cho bất kỳ một cuộc đổ bộ nào nhằm vòa Odessa. Quân đội Ukraine trong tuần qua đã đóng cửa biển, không cho cư dân địa phương được quyền ra vào một số đảo gần Vylkove để hái quả, đánh bắt cá. Họ không nêu lý do ban hành lệnh cấm.
Ukraine mở một số đợt đột kích vào đảo Rắn sau khi soái hạm Mosvka bị chìm. Trận đánh lớn nhất diễn ra hồi tháng 5, khi quân Ukraine sử dụng lực lượng hỗn hợp gồm máy bay, drone Bayraktar tấn công tàu đổ bộ và một trực thăng. Đến ngày 17/6, lộ thông tin phía Ukraine dùng tên lửa diệt hạm bắn chìm tàu tiếp tế kiêm tàu kéo Vasily Bekh.
Ảnh vệ tinh cho thấy Nga vẫn duy trì hiện diện quân sự hùng hậu trên đảo Rắn. Theo Brian Ramsey, cựu sĩ quan quân đội Anh, người chuyên nghiên cứu về ảnh vệ tinh, các tàu của Nga vẫn thực hiện tiếp tế tại khu vực này với tần suất ít nhất một lần/tuần và thường là vào buổi đêm.
Video đang HOT
Như nhiều chiến trường khác, trận đánh tại đảo Rắn có thể sẽ được quyết định bởi yếu tố hậu cần. Nói cách khác, đó là việc bên nào sẽ có được vũ khí trang bị phù hợp trước. Nga có được vị thế mạnh hơn trong phần lớn cuộc chiến. Nhưng Ukraine cũng bắt đầu triển khai một số hệ thống pháo, rocket tầm xa do phương Tây viện trợ.
Đây là những hệ thống di động, có độ chính xác cao, đủ sức tấn công đảo Rắn từ khu vực đất liền. Những vũ khí mới này cho phép Ukraine thực hiện đột kích mà không sợ phải mất thêm những máy bay tiêm kích như màn tấn công hôm 20/6. Lần đầu tiên Ukraine dùng vũ khí này để tập kích lực lượng Nga trên đảo là ngày 26/6, phá hủy một hệ thống phòng không của Nga.
Ở thời điểm hiện tại Ukraine không vội vàng đổ quân lên đảo Rắn. Thay vào đó, họ đơn giản chỉ hy vọng buộc Nga không thể phát huy giá trị chiến lược của hòn đảo này. “Với ưu thế vượt trội về hỏa lực phòng không và tàu chiến thuộc hạm đội Biển Đen, Nga dễ dàng tiêu diệt lực lượng Ukraine trên đảo Rắn hơn là chúng tôi tiêu diệt lực lượng Nga tại đây”, ông Ryzhenko, cựu sĩ quan Ukraine nhìn nhận.
Kích thước nhỏ nhưng vai trò lớn của đảo Rắn trong chiến sự Ukraine
Vị trí quan trọng của đảo Rắn trên biển Đen với cả Nga lẫn Ukraine khiến hai bên liên tục tranh chấp hòn đảo nhỏ này kể từ khi Moscow nắm quyền kiểm soát hồi tháng 2.
Vào ngày Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, tàu tuần dương Moskva đã tiếp cận một mỏm đá ở biển Đen và ra lệnh cho quân đội Ukraine tại đó hoặc hạ vũ khí, hoặc sẽ có đổ máu.
Lực lượng đồn trú Ukraine khi đó đã phản ứng và nói: "Tàu chiến Nga, hãy biến đi!". Tuy nhiên sau đó, quân của Kyiv đã đầu hàng và Moscow giành được quyền kiểm soát hòn đảo.
Lời phản ứng của quân Ukraine trên đảo Rắn hiện được in trên nhiều biển quảng cáo và cây cầu khắp nước này, và cả ở trạm kiểm soát quân sự trên đường tới chiến tuyến miền Đông. Đây được xem là biểu trưng cho quyết tâm chống lại quân Nga của Ukraine.
Tuy nhiên, sự việc tại đảo Rắn không đơn thuần mang ý nghĩa như vậy. Hòn đảo nhỏ bé - chỉ khoảng 220.000 m2 - có vị trí quan trọng đặc biệt với lực lượng nào đồn trú tại đây.
Có lực lượng trên đảo sẽ cho phép Nga tự do tấn công Ukraine và chặn các chuyến hàng từ các cảng của nước này. Tuy vậy, vị trí cô lập của đảo Rắn cũng khiến hòn đảo này rất dễ bị tổn thương.
Nga quyết tâm củng cố phòng thủ đảo Rắn
Kể từ khi tiếp quản, Nga đã nỗ lực thiết lập căn cứ trên đảo Rắn và củng cố hệ thống phòng thủ. Mặt khác, Ukraine tăng cường ngăn chặn kế hoạch của Nga, thông báo đã thực hiện một số cuộc không kích thành công nhắm vào trực thăng, hệ thống phòng không và vũ khí hạng nặng khác của Nga. Tuy nhiên, Moscow khẳng định những tuyên bố này là sai sự thật.
Những hình ảnh vệ tinh do Maxar và Planet Labs cung cấp cho thấy Nga đã thành công trong việc củng cố hệ thống phòng thủ của đảo Rắn chỉ trong 4 tháng. Đặc biệt là kể từ đầu tháng 6, Nga đã cho xây dựng các cấu trúc lều và hầm mới, đồng thời lắp đặt các hệ thống tên lửa tầm ngắn.
Drone ghi lại hình ảnh một đám cháy trên đảo Rắn hôm 8/5. Ảnh: Reuters.
So sánh hình ảnh vệ tinh ngày 12/5 và ngày 5/6 cho thấy chỉ trong vài tuần, những lều mới đã được dựng lên, trong khi hệ thống tên lửa phòng không Pantsir và Tor bổ sung đã được lắp đặt. Tuy nhiên, cũng có thể nhìn thấy một số mảng thực vật bị cháy xém và khả năng một tòa nhà bị sụp đổ sau cuộc tấn công của Ukraine vào hòn đảo này hôm 21/6.
Ukraine thông báo nước này đã thực hiện một loạt cuộc tấn công thành công nhắm vào đảo Rắn bằng cách sử dụng phương tiện bay không người lái Bayraktar do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Đoạn video công bố hôm 8/5 cho thấy phương tiện bay không người lái của Ukraine đã tấn công máy bay trực thăng của Nga trên đảo.
Hôm 21/6, bộ chỉ huy phía nam lực lượng vũ trang Ukraine cho biết họ đang triển khai "nhiều lực lượng và phương tiện tấn công khác nhau". Một ngày sau đó, Kyiv thông báo phá hủy thành công hệ thống phòng thủ và radar của Nga.
"Chúng tôi đang và sẽ tiếp tục tấn công những vị trí đó cho đến khi giành lại hoàn toàn đảo Rắn", Giám đốc tình báo quân đội Ukraine Kyrylo Budanov cho biết.
Andriy Zagorodnyuk, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, cho biết Nga đang cố gắng đưa hệ thống radar, hệ thống phòng không và tác chiến điện tử tới đảo Rắn. Điều này là nhằm thế vào chỗ trống mà soái hạm Moskva để lại sau khi tàu chiến này bị chìm ở biển Đen hồi giữa tháng 4.
"Họ muốn đóng cửa biển với Ukraine", ông nói. "Họ muốn sử dụng hòn đảo giống như một tàu tuần dương không thể chìm, có thể bắn mọi thứ trong khu vực".
Không bên nào chiến thắng
Các nhà phân tích quân sự cho rằng Nga có khả năng đã cân nhắc những rủi ro khi tiếp tục xây dựng hệ thống phòng thủ trên đảo, bất chấp các cuộc không kích của Ukraine. Moscow cho rằng những lợi thế khi duy trì hòn đảo lớn hơn nhiều so với việc từ bỏ.
Việc kiểm soát đảo Rắn cũng cho phép Nga dùng các loại vũ khí có khả năng tấn công vùng phía tây nam Ukraine, đồng thời củng cố khả năng quân sự trước bất cứ cuộc giao tranh tiềm ẩn nào trong tương lai từ khu vực ly khai Transnistria thân Nga ở miền Đông Moldova.
Ngoài ra, Nga cũng có thể ngăn chặn các tàu chở ngũ cốc qua sông Danube và đến Romania. Romania là thành viên của NATO, có các cảng xử lý một số tàu chở ngũ cốc bị mắc kẹt tại cảng của Ukraine và có bờ biển Đen chỉ cách đảo Rắn khoảng 50 km. Hòn đảo trước đây từng thuộc Romania, trước khi Liên Xô tiếp quản vào năm 1948 và sử dụng làm căn cứ radar.
Còn đối với Kyiv, chiếm lại đảo Rắn sẽ phá vỡ thế phong tỏa của Nga khi lực lượng của Moscow có tàu chiến tuần tra ở vùng biển phía nam Odesa. Các nước phương Tây và Ukraine nhiều lần cáo buộc Moscow chặn các chuyến hàng ngũ cốc và thực phẩm từ bến phía nam xuất khẩu tới những nước khác.
Vị trí của đảo Rắn trên bản đồ. Đồ họa: CNN.
"Đảo Rắn đã trở thành một biểu tượng", Thị trưởng Odesa Gennady Trukhanov nói. "Kiểm soát Đảo Rắn cho phép chúng tôi kiểm soát tình hình".
Các nhà phân tích cho rằng hiện chưa bên nào đạt được mục tiêu trên đảo Rắn. Họ cho rằng mục đích của Ukraine là nỗ lực ngăn cản mọi kế hoạch phân bổ lực lượng của Nga, thay vì bố trí trên đảo Rắn. Trong khi đó, Nga sẽ dành thêm nguồn lực để bảo vệ đảo Rắn thay vì tìm cách ngăn chặn nỗ lực của Ukraine.
Nhưng những rủi ro khi ngăn cản Nga tiếp tế quân đội và khí tài trên hòn đảo cũng đang làm Ukraine nản lòng, bởi bất cứ tàu nào tiếp cận quanh khu vực này ở biển Đen đều dễ bị Nga tấn công.
Các nhà phân tích nhận định hai bên sẽ tiếp tục tranh chấp hòn đảo nhưng không bên nào chiến thắng.
"Hòn đảo này sẽ bị bỏ trống sau khi giao tranh kết thúc. Kiểm soát nó là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn", ông Zagorodnyuk nói. "Không biết chúng tôi cần phá hủy bao nhiêu thiết bị của họ trước khi họ nhận ra đóng quân ở đây chả có lợi ích gì".
Nga tuyên bố đẩy lui quân đội Ukraine khỏi đảo Rắn Bộ Quốc phòng Nga ngày 21/6 cho biết đã ngăn chặn các đợt tấn công và buộc quân đội Kyiv phải từ bỏ ý định đổ bộ lên đảo Rắn. Quân đội Nga nói rằng lực lượng Kyiv đã nỗ lực chiếm lại đảo Rắn vào sáng 20/6, với việc tập kích vào hòn đảo này trước khi đổ bộ, AFP đưa tin....