Trận chiến giữa Apple và nhà chức trách toàn cầu được dự đoán khốc liệt
Các chuyên gia dự đoán ‘cuộc chiến khốc liệt’ giữa Apple và nhà chức trách toàn cầu sẽ xảy ra trong bối cảnh ‘táo khuyết” bị nghi ngờ thêu dệt các tuyên bố bảo mật, quyền riêng tư vì mục đích thương mại.
Các chuyên gia về chính sách cạnh tranh đã gặp nhau tại hội thảo Dữ liệu, Công nghệ và Phân tích 2022 tuần trước do Cục Thị trường và Cạnh tranh Anh (CMA) tổ chức.
Trước đó vài tuần, CMA công bố báo cáo về hệ sinh thái di động của Apple và Google, chỉ ra hai “ông lớn” này tạo thế “lưỡng quyền” trên hệ sinh thái di động, cho phép họ kiểm soát thị trường đối với hệ điều hành, chợ ứng dụng, trình duyệt web.
Theo CMA, nếu không có sự can thiệp, cả hai có khả năng duy trì và thậm chí củng cố gọng kìm của họ với lĩnh vực công nghệ, từ đó cản trở cạnh tranh và hạn chế động lực của các nhà đổi mới. CMA đang muốn thông qua các quy trình pháp lý để “khắc phục” các giới hạn của Apple về trình duyệt di động trên iOS và game đám mây trên App Store.
Video đang HOT
Đại diện cho Apple tham gia hội thảo là Giám đốc Quyền riêng tư Jane Harvath. Bà thảo luận về tầm quan trọng của quyền riêng tư trong bối cảnh cạnh tranh, dẫn các ví dụ cho thấy quyền riêng tư được ưu tiên như thế nào khi công ty phát triển ứng dụng Health và Apple Watch, cũng như hành trình ra đời của tính năng minh bạch theo dõi quảng cáo (App Tracking Transparency).
Giáo sư Luật cạnh tranh Damien Geradin đến từ Đại học Tilburg trao đổi về sự cân bằng và hiểu biết cần có khi thi hành luật cạnh tranh. Liên hệ đến nghiên cứu gần đây của CMA, ông cho rằng Apple thường dùng quyền riêng tư và bảo mật làm cái cớ biện minh cho tình trạng hiện nay và chống lại sự can thiệp của quy định, ngay cả khi cần thiết.
Ông giải thích các công ty có quyền bảo vệ chất lượng nền tảng của mình, song có thể “vượt lằn ranh” khi có xung đột lợi ích. Ông kết luận, nhà chức trách cần phải “phân biệt giữa các tuyên bố bảo mật và quyền riêng tư hợp pháp với các tuyên bố khoa trương”.
Ông còn đưa ra các dự đoán về tranh chấp giữa doanh nghiệp và nhà chức trách trong các năm tiếp theo khi cơ quan quản lý khắp thế giới chuẩn bị thực thi các quy định chưa từng có đối với các hãng công nghệ lớn. Ông nghi ngờ việc có sự hợp tác hòa thuận giữa nhà chức trách và công ty. Ông gọi đây là “cuộc chiến khốc liệt”.
Chính phủ toàn cầu, bao gồm Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, ngày một để ý đến hệ sinh thái của Apple hơn. Họ muốn khám phá các yêu cầu xoay quanh những vấn đề cạnh trạnh như chính sách chợ ứng dụng, tải ứng dụng, tính liên thông…
Đức điều tra tính năng iPhone khiến Facebook khốn đốn
Tính năng Minh bạch theo dõi quảng cáo (ATT) của Apple đã ảnh hưởng đến các hãng như Facebook. Nhà chức trách Đức sẽ xem xét đây có phải hành vi phản cạnh tranh không.
ATT được cho là nguyên nhân khiến các nhà quảng cáo giảm từ 15% đến 20%. Thậm chí, Giám đốc Tài chính Facebook còn đổ lỗi cho Apple khiến công ty phải đóng băng tuyển dụng. Bundeskartellamt, cơ quan cạnh tranh Đức, sẽ điều tra tính năng này.
Theo Andreas Mundt, Chủ tịch Bundeskartellamt, ông hoan nghênh các mô hình kinh doanh sử dụng dữ liệu một cách thận trọng và mang đến cho người dùng lựa chọn về cách sử dụng dữ liệu. Một công ty lớn như Apple có thể đơn phương đặt quy định cho hệ sinh thái của mình, đặc biệt là chợ ứng dụng, nên đưa ra các quy tắc ủng hộ cạnh tranh.
Tuy nhiên, nhà chức trách có lý do để nghi ngờ ATT của Apple chỉ áp dụng cho bên thứ ba mà không bao gồm bản thân công ty. Nó cho Apple lợi thế hoặc cản trở đối thủ. Theo Bundeskartellamt, dường như quy định không ảnh hưởng đến Apple khi sử dụng và kết hợp dữ liệu cho quảng cáo cá nhân.
Trả lời trang tin AppleInsider, người phát ngôn Apple khẳng định, riêng tại Đức, kinh tế ứng dụng iOS đã hỗ trợ hàng trăm ngàn việc làm và mang đến cơ hội như nhau cho mọi nhà phát triển để chia sẻ đam mê, sáng tạo, đồng thời tạo ra một nơi an toàn, đáng tin cậy để khách hàng tải ứng dụng yêu thích.
Quyền riêng tư là cốt lõi sản phẩm và tính năng của Apple. Công ty tin rằng dữ liệu của người dùng thuộc về họ và họ nên được quyết định có chia sẻ dữ liệu không, chia sẻ với ai, phát ngôn viên tiếp tục. Người này cũng phủ nhận luận điểm ATT cản trở các doanh nghiệp quảng cáo hay hạn chế việc họ dùng các dữ liệu lấy được từ người dùng có phép. ATT áp dụng cho tất cả mọi nhà phát triển - bao gồm cả Apple.
Nhà sản xuất iPhone sẽ làm việc với Bundeskartellamt để giải đáp mọi câu hỏi của cơ quan này.
Tính năng ATT được Apple giới thiệu từ iOS 14.5. Theo đó, mỗi khi mở ứng dụng trên iPhone, người dùng sẽ nhìn thấy một cửa sổ hiện lên và xin ý kiến có cho phép ứng dụng theo dõi người dùng cho mục đích quảng cáo hay không. Họ dễ dàng nói không bằng cách nhấn vào nút "Ask App Not to Track" (yêu cầu ứng dụng không theo dõi).
Ấn Độ đã sai khi thu giữ tài sản của Xiaomi? Một nhóm vận động hành lang công nghệ mới đây cho rằng nhà chức trách Ấn Độ đã "hiểu nhầm" về cách thức hoạt động của phí cấp bằng sáng chế, sau khi quan chức địa phương thu giữ tài sản của Xiaomi Corp. Theo Bloomberg, trong thư gửi đến các bộ của Ấn Độ, Hiệp hội Điện tử và Di động Ấn...