Trăn chết thảm khi đang nuốt con mồi do bị con người ném đá
Con trăn bị gãy 3-4 đốt sống do người qua đường ném đá trong lúc nó đang mải nuốt con mồi.
Theo Stuart McKenzie, một thành viên trong nhóm bắt rắn ở Queensland đã bày tỏ sự bức xúc của mình trên mạng xã hội sau khi phát hiện một con trăn đã bị ném đá khi đang ăn con mồi.
Anh cho hay, con trăn hầu như không còn sống khi các thợ bắt rắn tới nơi và buộc phải tiêm trợ tử.
Trăn bị người qua đường ném đá.
“Con trăn thảm này bắt được thú có túi possum và đang nuốt dở bữa ăn thì ai đó đã ném vài viên đá lớn lên cơ thể nó”, McKenzie cho biết. Theo anh, cảnh tượng trăn ăn thịt động vật khác là hành vi bình thường và thường diễn ra trong tự nhiên. Trăn thảm sẽ không bỏ mồi và gây hại cho con người trừ khi cảm thấy bị đe dọa.
Một người phụ nữ qua đường tìm thấy con trăn ở gần bãi biển King và gọi nhóm thợ bắt rắn tới. Con trăn gãy mất 3-4 đốt sống do bị đá rơi trúng. Việc giết trăn thảm không chỉ gây nguy hiểm mà còn bị cấm ở Australia và người vi phạm có thể bị phạt nặng.
Sau khi giải cứu con trăn, nhóm thợ bắt rắn cho biết con vật ở trong tình trạng tồi tệ, cột sống của con trăn bị gãy mất 3-4 đốt sống do bị đá ném trúng.
Ông McKenzie nói rằng không có lý do gì cho hành động này, cảnh báo rằng cố gắng giết một con rắn có thể nguy hiểm và nếu bạn giết một con rắn, bạn sẽ vi phạm pháp luật. Và người vi phạm sẽ bị phạt nặng.
Nhiều người đã chia sẻ bài đăng của McKenzie và bày tỏ sự bức xúc với hành động độc ác.
Trăn thảm (Morelia spilota) là loài sinh sống phổ biến trên khắp vùng đất liền Australia, chủ yếu hoạt động về đêm. Chúng giết mồi bằng cách siết chết. Loài này thường ăn động vật có vú nhỏ, chim và thằn lằn.
Phong Linh
Theo nguoiduatin.vn/News Yahoo
Gấu túi đối diện với nguy cơ tuyệt chủng do hỏa hoạn tại Australia
Các vụ cháy rừng dữ dội ở miền Nam Australia đã quét sạch phần lớn dân số koala (gấu túi), làm dấy lên lo ngại rằng loài vật biểu tượng của nước này có thể đối mặt với thảm cảnh tuyệt chủng.
"Các vụ cháy rừng trong và xung quanh khu vực Port Macquarie đã gây tổn hại tới dân số quần thể koala tại đây. Có tới 350 con gấu túi đã bị thiệt mạng, với khoảng 75% diện tích sinh sống của loài này hiện đang chìm trong biển lửa", Bệnh viện Koala Port Macquarie tuyên bố.
Tình trạng hạn hán kết hợp với hỏa hoạn đã giáng một đòn mạnh vào dân số loai koala, vốn đã giảm mạnh trong thời gian gần đây.
Chỉ có khoảng 40.000 đến 100.000 con gấu túi còn sống khi "môi trường sống của loài này hiện đang bị hủy hoạt một cách mất kiểm soát".
Hiện có hơn 2,5 triệu con gấu túi đã bị giết thịt để lấy lông, phục vụ nhu cầu cho các thị trường lớn như châu Âu và Bắc Mỹ. Một số nguyên nhân khác khiến dân số koala bị sụt giảm như bị chó nhà tấn công, gặp tai nạn trên đường,...
Koala hiện được coi là có nguy cơ tuyệt chủng và nằm trong Danh sách đỏ các loài bị đe dọa của Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên.
"Chúng tôi tin rằng quần thể gấu túi hoang dã đang bị đe dọa nghiêm trọng và cần được bảo vệ," Sở thú Australia cho biết.
Để giải cứu quần thể koala, tổ chức Quỹ phúc lợi động vật quốc tế (IFAW) đã sử dụng chó đánh hơi để săn tìm và giải cứu các cá thể gấu túi bị mắc kẹt trong các khu rừng có nguy cơ xảy ra hỏa hoạn.
Chú chó tên "Bear" có thể ngửi thấy mùi của gấu túi sống ở Ngunya Jargoon - khu bảo tồn bản địa nơi có từ 20 - 40 con gấu túi sinh sống trước khi cháy rừng phá hủy 85% diện tích nơi này.
"Tình hình hỏa hoạn gần đây đã buộc chúng tôi phải giúp đỡ Bệnh viện Koala Port Macquarie xác định vị trí của những con gấu túi bị thương hoặc mắc kẹt ở rìa của những đám cháy rừng và di chuyển chúng đến khu vực an toàn hoặc đưa chúng vào bệnh viện để điều trị", theo ông Ryan Tate - người điều hành công ty huấn luyện động vật Tate Animal Training Enterprises.
Không chỉ động vật, hỏa hoạn cũng đe dọa tới tính mạng của người dân Australia, đã có 4 người chết và hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy.
Video ghi lại cảnh một người phụ nữ xả thân cứu một con gấu túi khi xảy ra cháy rừng.
Ở bang New South Wales, nơi có gần 8 triệu người sinh sống, các vụ cháy rừng hiện tại đã thiêu rụi một diện tích lớn gấp 3 lần so với toàn bộ các vụ cháy rừng năm ngoái.
Nguyên nhân khiến tình trạng hỏa hoạn ở Australia gia tăng là do nhiệt độ tăng vọt, gió lớn và hiện tượng hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, dù nước này còn chưa bước vào mùa hè.
Huy Vũ
Theo ngaynay.vn
Rùng mình cảnh động vật hoang dã chết thảm vì hạn hán ở Zimbabwe Thống kê không chính thức, hiện có ít nhất 120 con voi và hàng ngàn động vật hoang dã khác đã chết vì đói khát. Tình trạng ngày một nghiêm trọng hơn, thu hẹp môi trường sống của những động vật này từng giờ từng phút. Trong ảnh là một con voi chết vì quá khát và đói ở công viên quốc gia...