Trấn áp tội phạm vùng trọng điểm
Vận động nhân dân đấu tranh và tố giác tội phạm, lập tổ xe ôm tự quản, phát huy vai trò của cảnh sát khu vực… Đó là những yếu tố quan trọng giúp làm giảm tội phạm ở phường 2, quận Tân Bình.
Phường 2, quận Tân Bình – TPHCM là một trong 5 phường có nhiều tệ nạn, được UBND TPHCM chọn làm thí điểm tiến hành chuyển hóa địa bàn. Sau gần 1 năm thực hiện quyết liệt, hiện nhiều tệ nạn tại khu vực này đã được xóa bỏ.
Đội xe ôm tự quản
Trước cổng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Công viên Hoàng Văn Thụ, hẻm số 6 Bùi Thị Xuân là những khu vực tập trung nhiều băng nhóm từ Hải Phòng, Hà Nội, Nghệ An… vào sống bằng “nghề” bảo kê, cướp tài sản, trấn lột, đòi nợ thuê, mua bán ma túy… Trước tình trạng phức tạp đó, Công an phường 2 đã tiến hành phân chia các đối tượng, nắm tình hình để triệt phá. Đối với khu vực trước cổng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Công an phường 2 thành lập 3 đội xe ôm tự quản với 60 người, có đồng phục, bảng tên, phù hiệu tập trung ở các khu vực đường Trường Sơn, đường Hồng Hà, cổng ra vào sân bay.
Đội xe ôm tự quản góp vai trò rất lớn trong việc phát hiện và trấn áp tội phạm ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất
Mỗi đêm, 3 đội xe ôm tự quản cử 4 người đi tuần trên các tuyến đường xung quanh sân bay nhằm ngăn chặn các băng nhóm trấn lột tài sản của khách. Đều đặn hằng tháng, họ báo cáo tình hình với công an phường, tìm kế sách đối phó với các băng nhóm. Từ khi ra quân đến nay, đội xe ôm tự quản đã phối hợp cùng Công an phường 2, đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội bắt gần 20 vụ móc túi, cướp giật, trấn lột.
Đối với hẻm ma túy số 6 Bùi Thị Xuân, công an phường phát động phong trào toàn dân tham gia tố giác tội phạm, phối hợp với Công an phường 9 (quận Phú Nhuận), Công an phường 3 (quận Gò Vấp), Sư đoàn Phòng không Không quân 370 Bộ Quốc phòng, Cụm Cảng Hàng không miền Nam, an ninh sân bay… để tuần tra chốt chặn. Nhờ nguồn tin của người dân mà hầu hết các băng nhóm tội phạm vừa manh nha đã bị triệt phá.
Phát huy vai trò cảnh sát khu vực
Thực hiện chuyển hóa địa bàn từ năm 2010 đến nay, Công an phường 2 đã thu gom 1.135 đối tượng nghiện, trong đó có 3 đối tượng bị lệnh truy nã, đưa 283 đối tượng đi cải tạo theo Nghị định 43/CP. Đặc biệt, từ ngày 15/12/2012 đến nay, thực hiện đợt ra quân trấn áp tội phạm, Công an phường 2 đã đưa 20 đối tượng đi cai nghiện ma túy, bắt 8 băng nhóm chuyên trộm cắp và cướp giật tài sản của người dân giải quyết dứt điểm 10 điểm tự phát bán thuốc lào, trà bắc do các “đại ca” đất Hải Phòng lập nên, bắt 26 đối tượng trong 2 băng nhóm Hà Nội, Hải Phòng chuẩn bị đánh nhau để phân chia lãnh địa…
Video đang HOT
Theo Công an phường 2, quận Tân Bình, trong việc trấn áp tội phạm tại đây, cảnh sát khu vực có vai trò rất quan trọng. Cảnh sát khu vực phải thường xuyên túc trực, xuống địa bàn vận động quần chúng tố giác tội phạm. Sau khi nắm tình hình, cảnh sát khu vực báo về phường để phân loại đối tượng, quản lý. Nhờ sự nắm bắt địa bàn tốt, nên đã tóm gọn các “trùm” ma túy tại hẻm số 6 Bùi Thị Xuân như Bùi Thị Phượng (SN 1971), Đinh Kim Hồng (SN 1958), Đinh Sơn Hà (SN 1988), Đinh Tiến Sai, Đinh Hà Nam. Ngoài ra, công an phường còn thường xuyên tiến hành kiểm tra các khách sạn, nhà nghỉ, không cho tội phạm trú ngụ tại đây để gây án.
Phá băng nhóm bảo kê, đòi nợ thuê
Trưa 9/1, Công an phường 2 và Công an quận Tân Bình đã bắt giữ Nguyễn Mạnh Tuấn (Tuấn “A mo”, SN 1980, hộ khẩu thường trú TP Hải Phòng tạm trú quận Bình Tân, nghiện ma túy, có 1 tiền án về tội cướp tài sản) về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Theo Công an phường 2, từ năm 2012, Tuấn tụ tập một số đàn em như: Nguyễn Tuấn Nhã (SN 1991, TP Hải Phòng), Nguyễn Bảo Thông (SN 1989, tỉnh Đồng Nai), Phan Hồng Diễn (SN 1991, TP Hải Phòng) cùng một số đối tượng khác như Linh, Bằng (chưa rõ lai lịch)… tổ chức đánh nhau, bảo kê, đòi nợ thuê trên địa bàn TP. Trước đó, ngày 30/7/2012, sau khi ăn nhậu, Tuấn đánh 2 thanh niên và bị Công an phường 2 gọi lên làm việc. Ngày 20/10/2012, Tuấn cùng đàn em thực hiện một vụ đòi nợ thuê tại quận 12 và bị Công an quận 12 bắt giữ. Hiện công an phường 2 đang mở rộng điều tra vụ án, bắt các đối tượng còn lại.
Theo 24h
Quân đội cùng công an trấn áp tội phạm
Thiếu tướng Võ Minh Trí, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 7, cho biết đơn vị này sẵn sàng tung các lực lượng chiến thuật để kịp thời xử lý bất cứ loại tội phạm nào xâm hại đến nhân dân.
Xin thiếu tướng cho biết cụ thể lực lượng thuộc quản lý của Quân khu 7 đã và sẽ trấn áp tội phạm như thế nào?
- Thiếu tướng Võ Minh Trí: Từ chương trình phối hợp giữa hai bộ Quốc phòng và Công an, năm 2012, chúng tôi đã trao đổi hơn 17.000 tin về tội phạm, giúp cơ quan chức năng kịp thời khám phá, xử lý 6.000 vụ việc bắt, cảnh cáo, giáo dục trên 21.000 đối tượng. Ban Chỉ huy quân sự các cấp đã huy động 2,1 triệu lượt dân quân cơ động tuần tra, canh gác, bắt 15.500 đối tượng phạm pháp hình sự, thu hồi tang vật trị giá trên 39 tỉ đồng giao cơ quan chức năng xử lý. Đặc biệt, lực lượng quân đội đã chốt giữ và tuần tra rất hiệu quả tại các KCN trên địa bàn Bình Dương và TPHCM, trấn áp mạnh tay đối với tội phạm cướp giật, bảo vệ công nhân, người dân.
- Ngoài nghiệp vụ vốn có của nhà binh, các chiến sĩ quân đội được huấn luyện, trang bị thêm những gì để phù hợp với công việc này?
- Dĩ nhiên là chúng tôi phải tổ chức huấn luyện bổ sung. Quân lực chủ yếu trang bị kỹ năng sử dụng binh khí và các loại võ thuật mang tính tiêu diệt cao. Để tham gia trấn áp tội phạm, người lính phải luyện thể lực, kỹ thuật leo trèo, chạy kỹ thuật khống chế, bắt giữ sử dụng các loại đạn hơi cay, đạn gây mê, đạn phát tín hiệu... Chủ yếu là khống chế, việc tiêu diệt đối tượng chỉ thực hiện trong trường hợp thật cần thiết và phải có lệnh của người chỉ huy trực tiếp.
Lực lượng dân quân thuộc Quân khu 7 chuẩn bị xuất phát tuần tra. Ảnh do Quân khu 7 cung cấp
Lực lượng dân quân thuộc Quân khu 7 phối hợp với Công an TPHCM tuần tra. (Ảnh do Quân khu 7 cung cấp)
- Thưa thiếu tướng, đâu là ưu thế của lực lượng quân đội trong việc trấn áp tội phạm?
- Quân đội có nhiều lực lượng ở nhiều cấp chiến đấu. Tùy đối tượng phạm tội mà chúng tôi huy động nhân sự và vũ khí cho phù hợp. Lực lượng phổ thông chỉ chốt chặn, hỗ trợ bắt giữ. Khi cần thì đặc nhiệm trinh sát, đặc công, điệp báo đều có thể tham gia. Có rất nhiều vụ, điệp báo của chúng tôi đã cung cấp thông tin tội phạm cho lãnh đạo ngành công an lên kế hoạch đánh úp. Trong quá trình phối hợp giữa hai lực lượng, tôi thấy khi đã có sự trao đổi thông tin, hợp đồng trước, phân công ai chịu trách nhiệm khâu nào thì bao giờ cũng giải quyết nhanh gọn, hiệu quả cao ít tổn thương và giảm khả năng bỏ lọt tội phạm. Tại TPHCM, chúng tôi có một đại đội đặc nhiệm trinh sát đóng tại An Sương. Đây là lực lượng tinh nhuệ, luôn sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống.
Thiếu tướng Võ Minh Trí, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 7
Quân đội có điều tra hình sự riêng. Nếu vụ nào nghiêng về dân sự nhiều hơn thì chuyển công an nếu tội phạm liên quan đến vũ khí quân dụng (súng, chất nổ) thì điều tra hình sự, tòa án hình sự của quân đội xử lý. Chúng tôi cũng có hệ thống trại giam riêng.
- Thiếu tướng nhận định tình hình tội phạm lĩnh vực trật tự xã hội hiện nay như thế nào?
- Thời gian gần đây, tội phạm hoạt động với mức độ nguy hiểm ngày càng cao. Quân khu 7 đóng trên địa bàn trọng điểm về tội phạm của cả nước, gồm TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An chúng tôi xác định rõ trách nhiệm của mình và hành động quyết liệt.
Đại Tá Ngô Minh Châu, Phó Giám Đốc Công An TPHCM
Từ hoạt động của các casino, trường gà, mỗi ngày có hàng trăm người trong nước sang Campuchia đánh bạc, ảnh hưởng trật tự an toàn xã hội vùng biên giới. Đây cũng là nơi tụ tập các băng đảng xã hội đen từ Việt Nam và các nước, điểm dừng chân của các loại tình báo, gián điệp và phản động chống đối. Đáng chú ý là tình hình vượt biên xâm nhập, mua bán vũ khí, ngoại tệ trái phép. Hầu hết súng mua trôi nổi từ Campuchia sang, bán khoảng hơn 2 triệu/khẩu. Cướp có vũ khí trên tuyến biên giới diễn biến phức tạp nhiều đối tượng thua bạc, đi cướp để có tiền chơi tiếp.
Hai loại tội phạm liều lĩnh và nguy hiểm nhất hiện nay là đối tượng buôn bán, vận chuyển ma túy và những người sử dụng ma túy tổng hợp. Bọn buôn bán sợ bị bắt sẽ xử nặng nên chống đối tới cùng, trong khi người xài hàng "đá" bị mất kiểm soát hành vi và nhiều lúc gây án dã man. Khi đối mặt, lực lượng quân sự sẽ sử dụng vũ khí và nghiệp vụ phù hợp để ngăn chặn, triệt hạ, tùy mức độ nguy hiểm của đối tượng.
- Người dân khi gặp cướp hoặc phát hiện bọn tội phạm có thể liên hệ với lực lượng quân đội như thế nào, thưa thiếu tướng?
- Các điểm đóng quân, từ cấp quân khu cho đến các phân đội nhỏ, đều có bộ phận tiếp dân. Mọi người có thể báo tin, tố giác tại đơn vị gần nhất hoặc cũng có thể báo cho bất cứ quân nhân nào. Trong thời gian cao điểm (lễ, Tết), chúng tôi tăng cường gấp 3 lần lực lượng chỉ huy trực chiến. Ngay đợt này, các đơn vị đã tăng gấp đôi các kíp trực.
Đại Tá Ngô Minh Châu, Phó Giám Đốc Công An TPHCM: Công an huy động nhiều lực lượng
Trong năm 2013, người dân các tỉnh tiếp tục đến TPHCM làm ăn sinh sống, bình quân mỗi năm có khoảng 200.000 người nhập cư TPHCM. Trong luồng nhập cư này, tội phạm cũng trà trộn để hoạt động. Ngoài những giải pháp phòng ngừa, chúng tôi sẽ tăng lực lượng công an thực hiện các nhiệm vụ phòng chống tội phạm, trong đó nổi bật là lực lượng Cảnh sát Hình sự (CSHS) đặc nhiệm. Ngoài 1 đội CSHS đặc nhiệm của Công an TPHCM (khoảng 30 - 40 người), tại 24 quận, huyện có 24 tổ CSHS đặc nhiệm (mỗi tổ 5 - 10 người). Song song đó, chúng tôi triển khai 34 tổ cảnh sát cơ động, CSHS và CSGT phối hợp để chốt chặn, giải quyết trên các tuyến trọng điểm, kể cả nội thành lẫn khu vực ven đô.
Công an TP cũng phối hợp với Bộ Tư lệnh TP ban hành kế hoạch phối hợp, đưa lực lượng tuần tra ở cơ sở gồm 322 phường, xã, thị trấn vào cuộc phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự. Mỗi phường, xã, thị trấn sẽ có 1 tổ gồm công an phường, 1 dân quân, 1 bảo vệ dân phố, 1 dân phòng do công an phường làm tổ trưởng. Mỗi phường, xã, thị trấn sẽ có từ 1 - 3 tổ như trên. Như vậy, cả TP sẽ có từ 600 - 800 tổ tuần tra vào ban đêm để bảo đảm trật tự xã hội. Dựa vào đặc điểm và tình hình cụ thể của từng phường, xã, thị trấn, công an phường và phường đội sẽ quyết định đi tuần tra chỗ nào, vào giờ nào.
Theo 24h
Kỳ 5: Kiên quyết trấn áp Chính vì không có người đứng ra tố cáo nên công tác điều tra để triệt phá các cá nhân, băng nhóm cưỡng đoạt, cướp tài sản của công nhân gặp khó khăn. Tố cáo liệu có yên ổn? Đa phần những công nhân (CN), ca trưởng, quản lý tại các công ty đều là dân tỉnh lên làm việc kiếm sống. Thế...