Trạm yêu thương: Vận động viên liệt 2 chân giành HCV nhờ bí kíp đặc biệt
Tham gia thể thao chuyên nghiệp đã là một thử thách đối với người bình thường, nhưng anh Hoàng Mạnh Giang dù bị liệt 2 chân vẫn thi đấu ở cả môn điền kinh và cầu lông.
Chương trình Trạm yêu thương - chủ đề “Chiến thuật nào cho cuộc đời?”, lên sóng lúc 10h00 ngày 21/5 trên kênh VTV1 đã mang đến câu chuyện của vận động viên Hoàng Mạnh Giang (sinh năm 1983) với nghị lực phi thường.
Vừa giành được 3 Huy chương Vàng trong Giải Vô địch các môn Bóng bàn, Cầu lông, Cử tạ, Cờ vua người khuyết tật toàn quốc năm 2022 ở Thái Nguyên, anh Hoàng Mạnh Giang đã nhận lời tham gia trận đấu cầu lông của Trạm yêu thương. “Đối thủ” của anh là MC Minh Hằng. Thông tin về khách mời dần được hé lộ qua những câu hỏi nhanh. Vừa di chuyển trên chiếc xe lăn, vừa tập trung đỡ cầu, nhưng anh Hoàng Mạnh Giang không bỏ sót một câu hỏi nào từ người dẫn chương trình.
Anh Giang kể, gia đình phát hiện anh bị liệt từ khi 6 tháng tuổi. Dù khuyết đi đôi chân và không thể đi lại như những người bạn cùng trang lứa nhưng từ nhỏ anh đã rất thích thể thao. Chỉ cần thấy các bạn chơi đá bóng, anh Giang sẽ tham gia ngay và nhận vị trí thủ môn, vì đó là vị trí trên sân duy nhất anh có thể đảm nhận được. Không chỉ tham gia điền kinh, xe lăn, anh Giang còn có thể chơi phi lao, ném đĩa và đẩy tạ. Ngoài thể thao thì tài lẻ của anh là sửa chữa điện thoại và điện dân dụng.
Video đang HOT
Khi lớn lên, càng nhận thức được khiếm khuyết trên cơ thể, anh Giang lại càng tự ti về đôi chân của mình. Chỉ đến năm 2003, khi xem Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 2 do Việt Nam đăng cai tổ chức, thấy các anh chị khuyết tật cố gắng hết mình trên sân thi đấu, anh Giang thầm nghĩ: “Mình phải làm điều gì đó, phải thử để biết năng lực của mình ở đâu”.
Nói là làm, anh Giang quyết định lên Hà Nội. Dù cả gia đình phản đối, nhưng điều đó không làm anh lung lay. 21 tuổi, một mình đi xe khách ra Thủ đô, điểm đến đầu tiên của anh Giang là Bến xe Gia Lâm. Anh bắt xe và tìm đến Câu lạc bộ thể thao người khuyết tật Hà Nội. 15 ngày đầu tiên, anh phải tham gia vào một kỳ kiểm tra mang tính chất quyết định. Anh Giang kể khi ấy mình phải chạy được 19 – 20 giây trên quãng đường 100m thì mới đủ tiêu chuẩn ở lại đào tạo chuyên nghiệp. Và sau bao nỗ lực, thành quả 19s/100m đã giúp anh Giang có cơ hội theo đuổi ước mơ.
Năm 2005, tấm Huy chương Vàng đầu tiên ở nội dung 200m đã giúp anh Giang có thêm niềm tin và động lực. Anh bảo đó là tấm huy chương quan trọng nhất trong cuộc đời mình, nối dài hơn bảng thành tích cá nhân trong sự nghiệp theo đuổi bộ môn điền kinh. Những tưởng thành quả ấy sẽ giúp anh gắn bó hơn với đường chạy, song năm 2013, anh Giang bất ngờ đưa ra một quyết định thay đổi cuộc đời: thử sức với bộ môn cầu lông.
“Nếu ở bộ môn điền kinh, mình đã xác định được đích đến và chỉ tiến về phía trước thì bộ môn cầu lông đòi hỏi ở vận động viên rất nhiều kĩ năng” – anh Giang chia sẻ. Chơi cầu lông thường có 3 set. Trước mỗi khi bắt đầu trận đấu, vị trọng tài cầu lông sẽ tung đồng xu lên và 1 trong 2 bên sẽ được chỉ định là chọn quyền giao cầu. Người giao trước nhiều nghĩ người nghĩ sẽ có lợi thế. Nhưng nếu không là người được may mắn giao trước thì hãy bình tĩnh đỡ cầu và tính toán chiến thuật để ghi điểm ở lần giao cầu lại. Điều này đã được VĐV khuyết tật Hoàng Mạnh Giang áp dụng ở rất nhiều lần thi đấu trong nước và quốc tế. Và đặc biệt ở chính cuộc đời anh.
Sau thời gian dài khổ luyện với bộ môn cầu lông, năm 2017 anh Giang tham gia Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á tại Malaysia và giành huy chương đồng, dù bị chấn thương trước ngày thi đấu.
Ít ai biết rằng, để theo đuổi đam mê thể thao, ngoài giờ luyện tập, anh Giang vẫn làm đủ mọi việc để trang trải cuộc sống. Buổi sáng, anh đến CLB tập luyện, buổi chiều tranh thủ thời gian rảnh làm thêm công việc nhặt bóng tennis để kiếm thêm thu nhập và rèn thể lực. Có những thời điểm 28, 29 Tết, anh Giang vẫn nhận chở cây thuê. Với anh, không có gì là mình không thể, chỉ cần cố gắng không ngừng sẽ vượt qua tất cả.
Chia sẻ về dự định trong tương lai, anh Giang tự tin chia sẻ đang nuôi quyết tâm đổi màu huy chương trên đấu trường châu lục. Anh muốn ghi tên mình trên bảng vàng người khuyết tật thế giới. Món quà của Trạm yêu thương sẽ phần nào giúp anh Giang san sẻ gánh nặng về kinh tế và chắp cánh cho mong ước sớm trở thành hiện thực.
Quý vị đón xem chương trình Trạm yêu thương phát sóng vào 10h00 thứ Bảy hàng tuần trên lênh VTV1 với nhiều câu chuyện xúc động và ý nghĩa!
Trạm yêu thương: Người vợ dân tộc Tày "vá tim" cho chồng bằng tình yêu thương
Hành trình "vá tim" cho anh Hà Văn Tuyên bằng tình yêu thương chân thành của người vợ đã được kể lại trong "Trạm yêu thương" - chủ đề "Trái tim nơi lồng ngực trái".
Sinh ra và lớn lên tại huyện Đà Bắc, Hòa Bình, quanh năm làm bạn với nương rẫy nên khi xuất hiện trên sân khấu chương trình Trạm yêu thương, chị Lường Thị Đức có phần rụt rè, e ngại. Đây không phải là lần đầu chị Đức xuống Thủ đô, trên hành trình "vá tim" cho anh Hà Văn Tuyên, rất nhiều lần chị đồng hành với chồng trên những chuyến xe khách từ quê với điểm đến là Bệnh viện Tim Hà Nội. Câu chuyện về gia đình nghèo, khó khăn nhưng lúc nào cũng tràn ngập tình yêu thương dần được mở ra qua những lời tâm sự của người vợ tảo tần.
Câu chuyện về người chồng thấm đẫm nước mắt của chị Đức. Trước khi cưới, chị và anh Tuyên không có cơ hội tìm hiểu nhau nhiều, thế nhưng khi về một nhà, họ dễ dàng đồng cảm bởi cả hai đều lớn lên trong nghèo khó. Anh Tuyên là người hiền lành, chăm chỉ, thương vợ, thương con. Quanh năm gia đình chỉ trông vào hai nương ngô và sắn. Năm được mùa thì còn nghĩ đến việc đong gạo, năm mất mùa thì ăn khoai, ăn sắn thay cơm. Căn nhà gỗ mà gia đình đang ở là do anh Đức tự tay làm nên. Cuộc sống gia đình dẫu khó khăn, vất vả nhưng hạnh phúc tràn đầy khi nhà có thêm hai cậu con trai.
Thế nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, đầu năm 2021, sóng gió bắt đầu ập đến. Anh Tuyên mắc bệnh tim nhưng gia đình nghèo quá, không có tiền để đi khám ở bệnh viện. Đến khi bệnh trở nặng, những cơn sốt và trận đau tim triền miên hành hạ anh khiến chị Đức phải đưa chồng đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác. Những gì quý giá nhất trong nhà, chị Đức cũng đã đều bán hết để lo chạy chữa cho chồng. Do kinh tế gia đình eo hẹp, cậu con trai cả Hà Văn Tuấn (19 tuổi) đã quyết đinh nghỉ học để đỡ đần cho mẹ và chăm sóc em trai những ngày bố mẹ về Hà Nội chữa bệnh.
Khó khăn lên đến đỉnh điểm khi bác sĩ thông báo bệnh tim của anh Tuyên rất nghiêm trọng, nếu không phẫu thuật sẽ dẫn đến tử vong. Khi nghe nói đến số tiền cho ca cấp cứu của chồng lên đến 160 triệu đồng, chị Đức như rụng rời cả chân tay. Khi ấy, trong túi chị chỉ còn vỏn vẹn 3 triệu đồng, số tiền chỉ đủ chi tiêu ở bệnh viện một tuần. Biết hoàn cảnh gia đình và bệnh tình của mình, anh Tuyên đã nghẹn ngào xin vợ cho về nhà để sống những ngày cuối cùng. Thương chồng, không chịu đầu hàng số phận, chị Đức đã khuyên nhủ anh cố gắng tiếp tục điều trị dù trong lòng rối bời hơn bao giờ hết.
Và điều kỳ diệu đã đến, thấu hiểu tấm lòng và khát khao cứu chồng của người phụ nữ dân tộc Tày, nhiều mạnh thường quân đã cùng nhau giúp đỡ để anh Tuyên được phẫu thuật và vượt qua cơn nguy kịch. Điều đáng trận trọng là khi nhận được sự trợ giúp của cộng đồng, chị Đức và anh Tuyên đã không giữ cho riêng mình. Số tiền được các nhà hảo tâm giúp đỡ nhiều hơn số tiền "vá tim" cho chồng nên chị Đức đã quyết định san sẻ một phần cho những bệnh nhân tim nguy kịch có hoàn cảnh khó khăn như gia đình mình.
Những tưởng khó khăn đã qua, trong những ngày hậu phẫu của anh Tuyên - thời gian quan trọng để phục hồi thì cả gia đình chị Đức không may mắc COVID-19. Căn bệnh của anh dù được phẫu thuật nhưng vẫn phải điều trị lâu dài ở bệnh viện. Gánh nặng trụ cột gia đình tiếp tục đè nặng lên vai chị Đức. Thế nhưng, người vợ chịu thương chịu khó này chưa bao giờ kêu than, chưa bao giờ thôi động viên chồng cố gắng.
Ở thời điểm hiện tại, mong ước lớn nhất của chị Đức là chồng mình mau khỏe mạnh, hai con được học hành đàng hoàng. Món quà của Trạm yêu thương tuần này sẽ phần nào san sẻ gánh nặng về kinh tế của gia đình chị và chắp cánh cho những mong ước sớm thành sự thật.
Quý vị đón xem chương trình Trạm yêu thương phát sóng vào 10h00 thứ Bảy hàng tuần trên lênh VTV1 với nhiều câu chuyện xúc động và ý nghĩa!
Trạm yêu thương: Nghị lực phi thường của cô gái cao 80cm Câu chuyện về hành trình vượt khó của cô gái xương thủy tinh Thu Thương với ước mơ tạo mái ấm cho người khuyết tật đã được kể lại trong Trạm yêu thương tuần này. Nguyễn Thị Thu Thương (sinh năm 1983) mang trong mình căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh nên từ nhỏ mọi sinh hoạt luôn phải phụ thuộc vào...