Trạm y tế xã phường: Y bác sĩ chẳng phải ‘ba đầu, sáu tay’
Phòng chống dịch, cấp cứu ban đầu, tiêm chủng, theo dõi và quản lý bệnh không lây nhiễm… là những công việc mà cán bộ y tế tại các trạm y tế đang phải thực hiện.
Bác sĩ Phạm Thị Phương Chi – trưởng Trạm y tế phường 3, quận 6, TP.HCM – đang thăm khám và điều trị cho bệnh nhân – Ảnh: THU HIẾN
Dù khối lượng công việc lớn, 25 năm gắn bó nhưng thu nhập của bà Nguyễn Thị Minh Tâm – trạm trưởng Trạm y tế xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa, Hà Nội – vỏn vẹn gần 8 triệu đồng/tháng.
“Việc gì cũng đến tay”
Qua đỉnh dịch COVID-19, tưởng chừng trạm y tế xã phường sẽ giảm bớt “gánh nặng”. Thế nhưng không khí tại trạm y tế vẫn hối hả. Ghi nhận tại Trạm y tế phường 3, quận 6 (TP.HCM), chỉ với ba điều dưỡng và một bác sĩ nhưng khối lượng công việc rất lớn, từ quản lý bệnh không lây nhiễm, cấp cứu ban đầu, tiêm chủng, phòng chống dịch cho dân số gần 10.000 người.
Còn tại Trạm y tế xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) mỗi ngày tiếp nhận thăm khám cho khoảng 20 người dân trên địa bàn. “Mọi người chỉ quan tâm khi chúng tôi phòng chống dịch COVID-19, nhưng ít người quan tâm đến “ti tỉ” thứ việc hằng ngày mà chúng tôi phải làm.
Bây giờ COVID-19 tạm lắng thì đến dịch sốt xuất huyết, tiêm chủng và khám chữa bệnh ban đầu cho người dân. Người dân chỉ bệnh nặng mới đến bệnh viện, còn ho sốt, sổ mũi hay tiểu đường, huyết áp… đều được chăm sóc tại trạm y tế. Lúc nào cũng “đầu tắt mặt tối” từ sáng đến chiều”, bà Tâm chia sẻ.
Bác sĩ Hà, trạm trưởng trạm y tế một phường tại nội thành Hà Nội, vừa tranh thủ làm báo cáo rà soát trẻ tiêm chủng vắc xin COVID-19 vừa nói: “Trạm y tế là cơ sở khám chữa bệnh ban đầu. Mặc dù chúng tôi không phải chăm sóc bệnh nhân nặng, thế nhưng cũng đủ thứ việc.
Video đang HOT
Lắm lúc cũng thấy chán nản vì công việc thì nhiều, không có thời gian cho gia đình mà mức lương lại thấp. Người dân đôi khi nghĩ rằng chúng tôi không có chuyên môn. Nhưng biết làm sao được, mình chọn nghề rồi thì cố gắng gắn bó”, bác sĩ Hà bộc bạch.
Đủ mọi nghề làm thêm
Mặc dù khối lượng công việc là vậy, thế nhưng mức lương và phụ cấp của các cán bộ y tế thuộc trạm y tế thì không mấy “khá khẩm”.
Chị Hà (30 tuổi, cán bộ Trạm y tế xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đã gắn bó với trạm y tế 4 năm, với mức lương theo hệ số và phụ cấp, thu nhập hằng tháng chỉ vỏn vẹn hơn 4 triệu đồng. Để có thêm chi phí sinh hoạt, sau khi làm tại trạm, chị phải bán thêm hàng online, nhận tắm bé và massage bà bầu.
Theo một bác sĩ y học cổ truyền đang làm việc tại một trạm y tế thuộc quận Bình Thạnh (TP.HCM), nếu tính tổng thu nhập, bác sĩ nhận 9 triệu đồng/tháng.
Sau khi trừ đi các chi phí, ăn uống, tiền nhà trọ và các khoản chi khác thì hầu như không thể dư được đồng nào. Do công việc có tính chất hành chính, hầu như không có thời gian làm thêm, nếu tình trạng kéo dài thì sẽ dẫn đến các bác sĩ rất khó gắn bó với trạm.
“Các điều dưỡng, kể cả bản thân tôi, mặc dù với khối lượng công việc lớn nhưng mức lương vẫn không đủ cho sinh hoạt cuộc sống gia đình. Một điều dưỡng tại trạm tôi mỗi tháng thu nhập chỉ được 4-5 triệu đồng, số tiền này thật sự khó khăn cho cuộc sống hiện tại.
Tôi mong muốn tất cả các trạm y tế được bố trí thêm nhân lực và tăng thêm thu nhập cho các y bác sĩ” – bác sĩ Nguyễn Thị Phương Chi, trưởng Trạm y tế phường 3, quận 6 (TP.HCM), chia sẻ.
Tranh thủ học thêm, nâng “chất” trạm y tế
Bác sĩ Phương Chi cho biết năm 2019 chị bắt đầu về trạm y tế làm tới nay. “Tại trạm y tế, tôi đảm đương nhiều công việc, từ quản lý cho đến khâu điều trị. Công việc rất nhiều nên khi về trạm tôi gặp rất nhiều khó khăn.
Để giải quyết những khó khăn này, nhiều năm nay, hằng ngày ngoài làm việc chuyên môn tại trạm, tôi thường xuyên tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, nhiều lớp tập huấn để nâng cao tay nghề. Sắp tới tôi sẽ học lên để năng cao chuyên môn, cố gắng để sắp xếp được thời gian vừa làm ở trạm vừa phải học (có thể là buổi tối)”, bác sĩ Chi nói.
Theo bác sĩ Chi, bác sĩ làm việc ở trạm y tế được tiếp xúc đa dạng bệnh từ nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, da liễu… Tuy nhiên, ở tuyến xã phường kiến thức điều trị bệnh chuyên khoa còn hạn chế.
“Tôi mong trạm y tế có nhiều lớp tập huấn chuyên môn ngắn hạn hoặc dài hạn cho các bác sĩ tuyến xã phường, bổ sung về chuyên môn để xử trí tốt hơn khi gặp những ca bệnh khó để tạo niềm tin nơi người dân hơn”, bác sĩ Chi mong muốn.
Bên cạnh đó, bác sĩ Chi cũng cho hay những người bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, hen phế quản hoặc bệnh phế quản tắc nghẽn mãn tính… có thể được chăm sóc từ trạm y tế xã phường.
“Tuy nhiên, hiện nay tại trạm y tế thiếu rất nhiều các thuốc bảo hiểm y tế cho người bệnh, đặc biệt là người bệnh mãn tính. Tôi rất mong trạm y tế sẽ có đủ thuốc để thăm khám, cấp thuốc cho họ”, bác sĩ Chi nói.
Cảnh cáo trưởng trạm y tế xã có nhiều sai phạm trong chống dịch
Nhiều cán bộ, viên chức của trạm y tế xã Hậu Mỹ Bắc A (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) cho rằng, mức xử lý kỷ luật đối với ông Lê Văn Sơn là "nhẹ tay" và đã có đơn kiến nghị gửi các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Ông Trần Duy Minh, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã ký quyết định số 750 về việc xử lý kỷ luật viên chức. Theo đó, bác sĩ Lê Văn Sơn, trưởng trạm y tế xã Hậu Mỹ Bắc A (huyện Cái Bè) bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo do có nhiều sai phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao tại trạm y tế xã.
Trạm y tế xã Hậu Mỹ Bắc A, nơi ông Lê Văn Sơn công tác. (Ảnh: CTV)
Cụ thể qua công tác thanh, kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện thời gian gần đây, với vai trò là Trưởng trạm y tế xã, ông Lê Văn Sơn đã có những sai phạm trong công tác phòng chống dịch Covid-19 như: Không phát đầy đủ khẩu trang N95 khi nhận từ Trung tâm y tế cho nhân viên;
Buồng lấy mẫu xét nghiệm do Trung tâm Y tế huyện Cái Bè cấp cho Trạm y tế xã lấy mẫu nhưng ông Sơn không đưa vào hoạt động mà chỉ đạo nhân viên làm kho lưu trữ hồ sơ tiêm ngừa Covid-19; chỉ đạo nhân viên thu tiền lấy mẫu test Covid-19 từ nguồn xã hội hóa; ghi biên bản không thống nhất chi thu nhập tăng thêm nộp về Trung tâm y tế huyện.
Đặc biệt, ông Lê Văn Sơn đã chỉ đạo nhân viên lập danh sách khống tải từ phần mềm quản lý dân số của xã tuổi từ 12 đến 17 tuổi để bù lấp vào 226 liều vaccine.
Ông Lê Văn Sơn, bác sĩ trưởng trạm y tế xã Hậu Mỹ Bắc A có sai phạm trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Là Bí thư chi bộ, Trưởng Trạm Y tế nhưng ông Sơn không gương mẫu, tự ý sử dụng đất công, gắn camera, làm nhà để xe hơi cá nhân trong khuôn viên trạm Y tế, không công khai minh bạch tiền hoạt động của xe cấp cứu từ thiện, không trực nhưng vẫn có bảng chấm công hàng tháng gửi về trung tâm y tế huyện; nhận 5% tiền bồi dưỡng của nhân viên. Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, ông Lê Văn Sơn còn điều 2 nhân viên dương tính (mắc Covid-19) vào cơ quan làm việc sai quy định...
Trước đó, qua thư tố cáo, Ủy Ban Kiểm tra huyện ủy Cái Bè đã vào cuộc và có văn bản số 95 kết luận ông Lê Văn Sơn, Bí thư chi bộ, trưởng trạm y tế xã Hậu Mỹ Bắc A trong quá trình lãnh đạo đơn vị phòng chống dịch Covid-19 đã xảy ra nhiều vi phạm như trên và có quyết định kỷ luật Đảng với hình thức cảnh cáo.
Hiện nay, nhiều cán bộ, viên chức của trạm y tế xã Hậu Mỹ Bắc A cho rằng, mức xử lý kỷ luật đối với ông Lê Văn Sơn là "nhẹ tay" và đã có đơn kiến nghị gửi các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Vì sao Lào Cai không có hiện tượng cán bộ y tế ồ ạt xin thôi việc? Trao đổi với phóng viên VOV, bác sĩ Đỗ Ngọc Păng, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ - Sở Y tế tỉnh Lào Cai cho biết, hệ thống y tế công cộng góp phần quan trọng giúp Lào Cai tránh khỏi "giọt nước tràn ly" là làn sóng cán bộ trong ngành ồ ạt xin thôi việc giai đoạn cao điểm Covid-19 bùng...