Trạm xử lý nước thải ở Hà Nội bị bỏ hoang 10 năm
Khu xử lý nước thải Tân Triều (Thanh Trì) “đắp chiếu” ngay sau khi xây dựng và cạnh đó là mương thoát nước làng nghề ô nhiễm trầm trọng.
Làng nghề xã Tân Triều đươc Hà Nội đâu tư xây dưng tram thu gom, xư ly nươc thai tâp trung vào năm 2005, tổng kinh phí khoảng 1,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, tư khi xây dưng đên nay tram chưa tưng vân hanh, toan bô nươc thai của làng nghề đươc xa thăng ra môi trương.
Cây dại mọc quá đầu người trong khuôn viên trạm xử lý nước thải. Hai cửa sắt nhà điều hành luôn trong tình trạng khóa kín.
Bốn bể chưa lớn bằng kim loại đã được thi công xong để phục vụ cho việc vận hành trạm, hiện đã xuống cấp, gỉ sét. Theo lãnh đạo UBND huyên Thanh Tri, nguyên nhân tram xư ly nươc thai chưa đươc khai thac là do doanh nghiêp trươc đây lam chu đâu tư năng lưc tai chinh han chê; lý do khác là lương nươc xa thai ơ cụm công nghiệp, làng nghề con it.
Nhiều hạng mục của công trình đã xuống cấp nghiêm trọng. Ngoài tram xư ly nươc thai Tân Triệu, một cơ sở tương tự ở Duyên Thái cũng bỏ hoang nhiều năm qua.
Video đang HOT
Theo thiết kế, trạm có thể xử lý 500m3 nước thải mỗi ngày đêm, tuy nhiên hiện khu vực xử lý bỏ hoang không người trông coi.
Nước mưa đọng bên trong các bể chứa, bể lọc và hệ thống ống dẫn.
Van xả của ống dẫn trong tình trạng hoen gỉ. “Trạm được bàn giao cho chúng tôi tháng 11.2016, nhưng các thiết bị bên trong như máy móc đã hỏng, cũ và lạc hậu nên không vận hành được”, đại diện Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Vạn Thuận, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và vận hành trạm nói.
Tủ điện trong nhà điều hành đã được đấu nối hoàn thiện nhưng hiện phủ lớp bụi dày.
Hệ thống bể xử lý lộ thiên bị cỏ dại mọc choán hết lối vào.
Mương thoát nước nằm cạnh Cụm làng nghề Tân Triều và cách Trạm xử lý nước thải chỉ khoảng 100m, nhiều năm qua trong tình trạng đen đặc, bốc mùi gây ô nhiễm nặng.
Theo Ngọc Thành (VNE)
Nhiều làng nghề ở đất nhãn lồng "ngộp thở" vì rác thải
Tìm về làng tái chế nhựa tại thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh (huyện Văn Lâm) - một trong những điểm đen ô nhiễm tại Hưng Yên, PV NTNN không khỏi ái ngại trước tình trạng hàng loạt ống khói san sát từ các cơ sở tái chế nhựa đua nhau nhả khói.
Làng Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) luôn trong tình trạng tràn ngập rác tái chế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh: Hải Đăng
Dọc hai bên làng là những đống phế liệu nằm ngổn ngang, chất cao như núi, mùi xú uế bốc lên nồng nặc. Không những thế, nước thải từ các cơ sở tái chế nhựa không được xử lý mà thải trực tiếp ra sông ngòi, khiến nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm trầm trọng...
Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai được hình thành từ năm 1980, ban đầu chỉ có vài hộ đi mua gom phế liệu để sơ chế có thêm thu nhập; cho đến nay đã phát triển mạnh với khoảng 725 hộ sản xuất, kinh doanh.
Hoạt động sản xuất tái chế nhựa ở làng nghề Minh Khai đã thải ra môi trường khí thải, nước thải, rác thải độc hại, tích tụ, kéo dài nhiều năm. Cũng bởi thế, làng nghề này được liệt kê vào danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22.4.2003 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo người dân sở tại, hiện cả thôn có hơn 80% số hộ làm nghề tái chế nhựa, tạo công ăn việc làm cho hơn 6.400 lao động.
Ông Lê Đức Lành - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên cho hay, hoạt động sản xuất, tái chế nhựa tại làng nghề Minh Khai diễn ra liên tục, với khối lượng khoảng 600-650 tấn/ngày. Theo đó, chất thải rắn phát sinh trong quá trình thu mua, tái chế phế liệu lên tới 60-65 tấn/ngày, không được thu gom, xử lý theo quy định mà được tập kết tại các khu đất trống, dọc hai bên đường; nước thải phát sinh không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường với lưu lượng khoảng 7.000m3/ngày đêm...
"Bởi vậy, tình trạng ô nhiễm đang là vấn nạn đe dọa cuộc sống của nhân dân" - ông Lành khẳng định.
Cần có khu sản xuất chuyên biệt
Tại buổi thị sát làng nghề tái chế nhựa thôn Minh Khai đầu tháng 6.2018 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường (TNMT) Trần Hồng Hà cho rằng: Ô nhiễm ở tất cả các thành phần, từ không khí đến nước thải..., do đó, UBND tỉnh Hưng Yên, trực tiếp là Sở TNMT cần thực hiện quan trắc môi trường để xác định mức độ ô nhiễm không khí tại làng nghề tái chế nhựa thôn Minh Khai. Đồng thời, có kế hoạch thanh tra, làm rõ việc chấp hành quy hoạch trong cụm công nghiệp sau khi đã di dời các cơ sở tái chế.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Thực trạng hiện nay cần sớm kiểm soát và có phương án đưa các loại hình sản xuất này ra các khu chuyên biệt để các cơ quan chức năng có thể kiểm soát được vấn đề ô nhiễm môi trường, nước, không khí, chất thải rắn. Đồng thời, theo Bộ trưởng, đây cũng điều kiện để kịp thời ngăn chặn các vấn đề ô nhiễm trước khi sự ô nhiễm gây ra những vấn đề về bệnh tật, ung thư đối với làng nghề như hiện nay.
Cùng với "làng rác" Minh Khai, nhiều làng nghề khác cũng đang ở trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, gây bức xúc trong dân cư như: Làng nghề sản xuất đậu phụ Xuân Lôi, xã Đình Dù; làng nghề chế biến bóng bì Bình Lương, xã Tân Quang... Thực tế, cùng với sự phát triển nhanh chóng từ các làng nghề là tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây nguy hại trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của người dân.
"Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề là ý thức chấp hành luật về bảo vệ tài nguyên nước của nhiều tổ chức, cá nhân còn hạn chế; nhiều hộ gia đình biết rõ mức độ nguy hiểm của việc gây ô nhiễm nhưng vẫn cố tình vi phạm và chấp nhận sống chung với ô nhiễm để có lợi ích kinh tế" - ông Lành lý giải.
Theo Danviet
TP.HCM: Chi 700 tỷ đồng vớt rác trên kênh rạch mỗi năm nhưng vẫn ô nhiễm Tại hội trường ngày 11-7 về vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tình trạng xả rác ra môi trường, Giám đốc Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh, Phan Thị Thắng cho biết, chỉ riêng với hoạt động xử lý, thu gom, vận chuyển rác và nạo vét các tuyến cống thoát nước, mỗi năm ngân sách thành phố đã...