Trăm tỷ USD của Trung Quốc không mua nổi lòng tin người châu Á
Nghiên cứu mới đây chỉ ra nỗ lực đổ hàng trăm tỷ USD trong 17 năm vào các dự án ở Nam và Trung Á của Trung Quốc để giành lấy ảnh hưởng trong khu vực.
AidData, phòng nghiên cứu thuộc Đại học William & Mary (Mỹ) hôm 10/12 công bố báo cáo về chiến lược ngoại giao của Trung Quốc tại 13 quốc gia Nam và Trung Á (SCA) trong giai đoạn 2000-2017.
Báo cáo dài 92 trang, tổng hợp các con số về tất cả các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng, viện trợ nhân đạo, ngân sách hỗ trợ và giảm nợ của Bắc Kinh.
Theo đó, trong 17 năm, Trung Quốc chi 126 tỷ USD cho các dự án mà Bắc Kinh cam kết, thực hiện hoặc hoàn thành ở SCA. 120 tỷ USD trong số đó là các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Tuyến cao cao tốc Multan – Sukkur ở Pakistan được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính từ Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
85% của 120 tỷ USD này dành cho các dự án xây dựng mới và Pakistan cùng Kazakhstan là 2 quốc gia chiếm tới một nửa số đầu tư ngoại giao tài chính của Bắc Kinh trong khu vực.
Video đang HOT
Để tập hợp các dữ liệu trên, các nhà nghiên cứu của AidData thu thập thông tin về các khoản tài trợ, khoản vay ưu đãi, không ưu đãi từ các cơ quan chính phủ Trung Quốc, ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại nhà nước và quỹ đầu tư.
Họ cũng phỏng vấn 216 cá nhân trong 145 tổ chức ở 6 quốc gia SCA để tìm hiểu nỗ lực ngoại giao, mở rộng ảnh hưởng trong khu vực của Bắc Kinh.
Siddhartha Ghose, phó giám đốc của AidData, đồng tác giả của báo cáo cho biết có những ý kiến khác biệt về các khoản đầu tư của Bắc Kinh. Nhiều người tán thành trong khi không ít ý kiến lo ngại về việc Trung Quốc thường sử dụng các đề nghị tài trợ của mình để tác động tới việc sử dụng lao động, vật tư của Trung Quốc trong các dự án, hạn chế sự phát triển nền kinh tế địa phương. Điều này thậm chí còn dẫn tới sự thay đổi chế độ ở một số quốc gia trong việc đấu tranh chống tham nhũng.
“Chúng tôi thấy rằng Bắc Kinh có xu hướng phân bổ nhiều hơn các khoản đầu tư của mình vào các quốc gia có nhiều công ty Trung Quốc và người dân Trung Quốc di cư. Trong một số trường hợp, có những lo ngại về tiện ích và công bằng đối với các dự án cơ sở hạ tầng mà chính phủ Trung Quốc hỗ trợ”, bà Ghose cho biết thêm.
Báo cáo cũng lưu ý rằng về mặt kinh tế, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đặt ra một số mục tiêu cho khu vực SCA như sử dụng hiệu quả dự trữ ngoại tệ, giao dịch song phương và đầu tư ưu đãi, các tuyến vận chuyển hiệu quả cho xuất khẩu của Trung Quốc và tiếp cận các nguồn năng lượng và nguyên liệu mới.
Tanya Sethi, đồng tác giả của báo cáo cho biết 216 cá nhân tham gia phỏng vấn nhấn mạnh một loạt các động cơ thúc đẩy sự tham gia của Bắc Kinh vào khu vực như đảm bảo lối đi an toàn cho xuất nhập khẩu của Trung Quốc, bảo vệ sự ổn định ở Tây Tạng và Tân Cương, tranh giành bá quyền với các đối thủ chiến lược như Ấn Độ và Nga, tác động tới hành vi của lãnh đạo các nước SCA phù hợp với các chính sách của họ.
Ngoài ngoại giao tài chính, nhóm nghiên cứu cũng phân tích về các loại ngoại giao bao gồm thông tin/truyền thông, văn hóa. Các nhà nghiên cứu nhận thấy công dân ở các quốc gia SCA thường cảm thấy có mối liên hệ văn hóa, ngôn ngữ và lịch sử lớn hơn với Ấn Độ ở Nam Á hoặc Nga và Trung Á.
Thậm chí như ở Kazakhstan còn xuất hiện hiện tượng “kỳ thị Trung Quốc” trong giới tinh hoa.
Trong báo cáo của AidData, những người được phỏng vấn hoan nghênh các khoản đầu tư của Trung Quốc vào đất nước họ, nhưng không ít quan ngại về tình trạng nợ nần, tham nhũng và sự mờ ám trong các thỏa thuận.
(Nguồn: WM)
SONG HY
Theo vtc
IS tấn công đồn biên phòng, 17 người chết
IS nhận trách nhiệm tấn công đồn biên phòng ở Ishkobod, gần thủ đô Dushanbe hôm 6/11 khiến một binh sĩ và một cảnh sát thiệt mạng.
Chính quyền Tajikistan, đất nước ở Trung Á, cho biết 15 phiến quân IS bị tiêu diệt trong vụ đấu súng. Các phiến quân IS tấn công đồn biên phòng Tajikistan xâm nhập từ Afghanistan và chủ yếu là công dân nước này. 5 tay súng bị bắt và thẩm vấn.
Một tay súng khai nhóm phiến quân xuất phát từ Afghanistan vào hôm 3/11 và tới huyện Qabodiyon của Tajikistan. Tuy nhiên Bộ Quốc phòng Afghanistan cho biết họ không tin vụ đấu súng tại Tajikistan có liên quan đến nước này.
Hiện trường vụ tấn công đồn biên phòng ở Ishkobod, Tajikistan hôm 6/11. Ảnh: Bộ Nội vụ Tajikistan.
"Dưới ân sủng của đáng Allah toàn năng, các chiến binh của vương quốc Hồi giáo tấn công một đồn biên phòng của Tajikistan ở khu vực Ishkobod, gần biên giới Tajikistan - Uzbekistan", tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nhận trách nhiệm trong thông cáo được phát trực tuyến ngày 8/11.
IS tuyên bố sát hại 10 binh sĩ Tajikistan. Trong một tuyên bố riêng, cơ quan tuyên truyền của IS cho biết toàn bộ nhóm phiến quân tham gia vụ tấn công đã chết, nhưng không nêu số lượng hoặc nơi xuất phát của họ.
Một số chuyên gia hoài nghi về tuyên bố của chính quyền Tajikistan và ảnh hiện trường vụ tấn công. "Những kẻ tấn công sử dụng xe có biển số Tajikistan. Nếu chúng đánh cắp những chiếc xe này, ai là nạn nhân của vụ trộm?", giám đốc hãng tin Fernaga Daniil Kislov nói.
Tajikistan là quốc gia miền núi có hơn 9 triệu dân, giáp biên giới Afghanistan và Trung Quốc. Quốc gia Trung Á từng hứng chịu những cuộc xung đột sau khi Liên Xô tan rã năm 1991. Tajikistan cùng các quốc gia Trung Á từng thuộc Liên Xô là những nguồn tuyển mộ chính cho các nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan tại Syria và Iraq, trong đó có IS.
Địa điểm xảy ra vụ tấn công hôm 6/11. Đồ họa: AFP.
Theo petrotimes.vn/VNE
Mở đường biển mới đi qua Biển Đông, Nga-Ấn cạnh tranh với Trung Quốc? Việc Nga và Ấn Độ nhất trí mở tuyến đường chiến lược có 1 phần đi qua Biển Đông liệu có phải nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc trong khu vực? Nga - Ấn Độ cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc ở Biển Đông? Ấn Độ đang thách thức ảnh hưởng của Trung Quốc ở Biển Đông khi hợp tác...