Trạm trưởng y tế dùng dao chém hai nữ nhân viên
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời cử tri các tỉnh Hà Tĩnh, Nam Định, Quảng Ninh, Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh một số nội dung về việc tăng mức lương tối thiểu, sửa đổi tiền lương đối với viên chức quản lý của doanh nghiệp hoạt động công ích, việc khắc phục chênh lệch tiền lương giữa lao động trong nước và nước ngoài…
Cử tri các tỉnh Hà Tĩnh, Nam Định đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương để doanh nghiệp có căn cứ xây dựng thang lương, bảng lương, bảo đảm quyền lợi, chế độ cho người lao động.
Bộ Lao động-Thương binh và xã hội trả lời: Căn cứ quy định tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 10 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP nêu trên, ngày 22/4/2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.
Cư tri tỉnh Nam Định đề nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về mức tiền lương đối với viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoạt động công ích không vì mục tiêu lợi nhuận tại Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 theo hướng có khống chế mức tối đa, đảm bảo mức lương của viên chức quản lý không chênh lệch quá lớn so với mức lương của người lao động.
Bộ Lao động-Thương binh và xã hội trả lời: Theo quy định tại Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ thì tiền lương đối với viên chức quản lý được xác định và trả lương gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát và có khống chế tối đa. Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích thì mức lương tối đa của viên chức quản lý bằng mức lương cơ bản (cao nhất đối với Chủ tịch tập đoàn 36 triệu đồng/tháng và thấp nhất đối với Kế toán trưởng công ty hạng III 16 triệu đồng/tháng).
Video đang HOT
Theo phân công của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công tại Quyết định số 64/QĐ-BCĐCCTLBHXH ngày 12/5/2015, hiện nay Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ cho phù hợp.
Cư tri tỉnh Quảng Ninh đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sớm ban hành hướng dẫn chi phí tiền lương đầu vào trong đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích đô thị để có cơ sở xây dựng bộ đơn giá theo quy định của ngành xây dựng.
Bộ Lao động-Thương binh và xã hội trả lời: Ngày 14/7/2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trong đó có hướng dẫn xác định chi phí tiền lương đầu vào trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích đô thị.
Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Nhà nước cần xem xét tăng mức lương tối thiểu đủ đảm bảo cuộc sống cho người lao động, nhất là đối với công nhân; quy định rõ và thực hiện đúng theo lộ trình tăng mức lương tối thiểu.
Bộ Lao động-Thương binh và xã hội trả lời: Theo quy định tại Điều 91 của Bộ luật Lao động năm 2012, mức lương tối thiểu phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế – xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Trong những năm vừa qua, Hội đồng tiền lương quốc gia đã căn cứ quy định của Bộ luật Lao động để xác định mức lương tối thiểu vùng trong đó có tính đến điều kiện kinh tế – xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để trình Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng.
Hiện nay, theo phân công của Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang xây dựng lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng để đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, mặt bằng tiền lương trên thị trường và khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Cử tri tỉnh Tiền Giang phản ánh hiện nay lao động trong nước làm việc với mức lương thấp, trong khi đó, lực lượng lao động nước ngoài tại Việt Nam lại được hưởng mức lương khá cao. Đề nghị chính phủ xem xét, điều chỉnh cho phù hợp đối với mức lương của lao động Việt Nam đang làm việc trong nước nhằm khuyến khích và sử dụng hiệu quả nguồn lao động trong nước.
Bộ Lao động-Thương binh và xã hội trả lời: Theo quy định của pháp luật lao động thì tiền lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng là sàn thấp nhất để người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận tiền lương, tiền lương cao hơn mức lương tối thiểu phụ thuộc vào năng lực thỏa thuận của người lao động và tổ chức công đoàn.
Đề nghị cử tri kiến nghị với tổ chức công đoàn tăng cường thương lượng, nâng cao năng lực thỏa thuận về tiền lương cho người lao động.
Theo Chinhphu.vn
Lấy ý kiến góp ý mức lương tối thiểu vùng 2016
Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
Ảnh minh họa
Trên cơ sở đề xuất, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp được chia làm 4 mức: Mức 3,5 triệu đồng/tháng áp dụng đối với vùng 1; mức 3,1 triệu đồng/tháng áp dụng đối với vùng 2; mức 2,7 triệu đồng/tháng áp dụng đối với vùng 3 và mức 2,4 triệu đồng/tháng áp dụng đối với vùng 4.
Mức lương tối thiểu này tăng từ 250.000 - 400.000 đồng so với hiện hành, tương ứng tăng 11,6 - 12,9% tùy theo từng vùng. Bộ LĐ-TB-XH lấy ý kiến góp ý về mức lương tối thiểu vùng 2016 sẽ tăng từ 250.000 - 400.000 đồng (tăng 11,6 - 12,9%) so với năm 2015. Dự thảo đang lấy ý kiến rộng rãi trên cổng thông tin của Bộ LĐ-TB-XH đến hết ngày 4.11.
T.Hằng
Theo Thanhnien
Đề xuất tăng lương tối thiểu đáp ứng 90% nhu cầu sống tối thiểu Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động. Nếu thực...