Trạm trộn bê tông hoạt động chui, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại thành phố Bạc Liêu
Gần 2 năm qua, nhiều hộ dân sống lân cận khu vực trạm trộn bê tông tươi Đức Trọng (đường 23/8, khóm 3, phường 8, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), vô cùng bức xúc trước việc cơ sở này hoạt động không phép, gây ô nhiễm môi trường, mà cơ quan chức năng, chính quyền chưa mạnh tay xử lý, dù người dân đã nhiều lần phản ánh.
Thức ăn và nước sinh hoạt của người dân bị phủ lớp bụi xi măng từ trạm trộn bê-tông chỉ sau một đêm. Ảnh: baobaclieu.vn
Theo ghi nhận của phóng viên, trạm trộn bê tông tươi Đức Trọng vẫn đang hoạt động bình thường, cao điểm là vào buổi tối và rạng sáng hằng ngày. Khi trạm bê tông này hoạt động, cả khu vực này chìm trong khói bụi, ô nhiễm, tiếng ồn… làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt, kinh doanh của người dân.
Tiếp xúc với chúng tôi, ông M.V.Đ (ngụ khóm 3, phường 8) cho biết, trạm trộn bê tông Đức Trọng di dời về đây khoảng hơn 1 năm qua, hoạt động liên tục. Ban ngày, xe chạy ra, vào bụi bay mù mịt, bám dày đặc đồ đạc. Đặc biệt, từ 6 – 7 giờ sáng, xe chở vật liệu xây dựng chạy với tốc độ nhanh kéo theo phía sau là bụi trắng xóa. Ban đêm, xe chạy gây tiếng ồn ảnh hưởng giấc ngủ của bà con.
Đồng tình với ông Đ., ông N.V.T., bức xúc nói, từ ngày trạm trộn bê tông Đức Trọng chuyển về đây hoạt động, cuộc sống người dân khu vực này đảo lộn vì ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo ông T., người dân đã nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương, kể cả đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm, khiến cử tri vô cùng bức xúc.
Người dân ở khu vực này còn yêu cầu trạm trộn bê tông Đức Trọng trả lại đường thoát nước công cộng từ đường 23/8 kéo dài đến kênh xáng Bạc Liêu – Cà Mau, bởi từ khi trạm trộn này hoạt động, cát, xi măng lấp đầy đường thoát nước, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Theo lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bạc Liêu, trạm trộn bê tông này hoạt động khoảng hơn một năm qua, hoạt động nhiều vào ban đêm đúng như người dân phản ánh. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã nhiều lần đề nghị khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời buộc chủ cơ sở tạm ngưng hoạt động để bổ sung thủ tục, giấy phép theo quy định, nhưng đến nay cơ sở này chưa chấp hành.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Danh, Phó Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu cho biết, sau khi nhận được phản ánh của người dân, Thanh tra Sở đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bạc Liêu và UBND phường 8, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại trạm trộn bê tông tươi Đức Trọng. Tại thời điểm kiểm tra, trạm trộn đang sản xuất công suất khoảng 100-150m3/ngày. Trong khi đó, cơ sở này chưa có giấy phép, chưa thực hiện các thủ tục về môi trường theo quy định của pháp luật. Vì vậy, Đoàn kiểm tra đã đề nghị trạm trộn bê tông tươi Đức Trọng ngưng hoạt động, sớm hoàn thiện các thủ tục về môi trường trước khi được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, cơ sở này đề nghị tiếp tục hoạt động với lý do để hoàn thành các hợp đồng đã ký kết với đối tác.
Trước tình hình trên, ông Nguyễn Tấn Khương, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, sau khi nhận được thông tin, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành văn bản thống nhất chủ trương cho Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập Đoàn thanh tra đột xuất trạm trộn bê tông này, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường đối với trạm trộn bê tông Đức Trọng. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu giao Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tham mưu tổ chức thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Trạm trộn bê tông tươi Đức Trọng thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Đầu tư xây dựng Đức Trọng, thành phố Bạc Liêu, do ông Trần Đức Trọng làm Giám đốc. Trước đây, trạm trộn bê tông này đặt tạm trong Khu công nghiệp Trà Kha (phường 8, thành phố Bạc Liêu). Năm 2018, Công ty di dời trạm trộn bê tông ra phần đất bên ngoài khu công nghiệp do Công ty tự nhận chuyển nhượng.
10 cách bảo vệ môi trường sống vì sức khỏe cộng đồng
Môi trường ô nhiễm trực tiếp tác động đến sức khỏe mỗi người sống trong đó. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đã trở nên báo động khiến cho xuất hiện những căn bệnh hiểm nghèo.
Bảo vệ môi trường là việc thiết thực mà ai cũng cần hành động.
Dưới đây là 10 biện pháp tuy nhỏ nhưng hữu ích trong việc bảo vệ môi trường:
1. Giữ gìn cây xanh
Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp môi trường sinh thái cho mọi sinh vật sống. Ở mức độ quốc gia là chú trọng việc bảo vệ rừng, trồng cây phủ xanh đồi trọc.
Video đang HOT
Dọn dẹp rác thải là cách để có môi trường sống trong lành hơn.
Cây xanh điều hoà không khí, cung cấp môi trường sống. Ở phạm vi nhỏ là ý thức bảo vệ cây xanh nơi công cộng, trồng cây quanh nhà để lấy bóng mát, hoặc trồng các loại cây cảnh trong nhà hay rau sạch... như vậy sẽ giúp bạn có không khí trong lành và giải trí sau ngày làm việc căng thẳng.
Giữ gìn cây xanh bằng cách chọn những vật trang trí nội thất từ các chất liệu thân thiện với sinh thái như gỗ, tre chẳng hạn, nhưng đừng quá chạy theo mốt bởi những bộ tủ, bàn ghế bằng gỗ quý hiếm.
2. Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên
Bạn có biết rằng thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hằng ngày đang làm chúng ta chết dần? Chúng là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như Parkinson, ung thư và các bệnh liên quan đến não. Phân vi sinh, mỹ phẩm thiên nhiên, thuốc Đông y... đang là xu hướng ngày nay.
3. Rút các phích khỏi ổ cắm
Có lẽ bạn không biết rằng việc để cho các thiết bị điện gia dụng ở chế độ "chờ" trong thời gian dài đã làm tiêu tốn một lượng điện lớn, vì vậy hãy rút các chuôi cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị như máy sấy tóc, máy vi tính, tivi, thiết bị sạc điện thoại di động... khi không sử dụng.
4. Sử dụng năng lượng sạch
Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời... Đây là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như nhiệt điện, và không ảnh hưởng môi trường sinh thái như thuỷ điện và năng lượng nguyên tử.
5. Nguyên tắc 3R (reduce, reuse, and recycle)
Rất nhiều rác thải có thể tái chế thành những vật dụng hữu ích
Giảm sử dụng - tái sử dụng - sử dụng sản phẩm tái chế, hãy đối mặt với thực tế là chúng ta tiêu thụ nhiều hơn cái mà thiên nhiên có thể cung cấp cho chúng ta và mọi thứ đang dần cạn kiệt, kể cả nước! Vì vậy, trước hết hãy giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng của bản thân, dùng các sản phẩm tái chế thay vì vứt đi!
6. Ta tắm ao ta!
Ưu tiên sử dụng các sản vật được sản xuất tại địa phương, như vậy sẽ giảm được sự vận chuyển là một trong những nguyên nhân làm tiêu hao năng lượng và tăng lượng thải các loại khí độc hại. Thử nghĩ xem, cứ gì phải sử dụng các loại trái cây ướp lạnh từ cách xa hàng ngàn kilômet mang đến khi xung quanh ta tràn ngập các loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, bổ dưỡng.
7. Giảm sử dụng túi nilông
Siêu thị dùng túi sử dụng nhiều lần để bảo vệ môi trường. Bạn hẳn cũng biết dù rất tiện dụng nhưng các túi nilông không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm và để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu thùng dầu hỏa (1 thùng tương đương với 158,9873 lít), vì vậy hãy sử dụng túi vải, giấy, các loại lá... để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này.
8. Tận dụng ánh sáng mặt trời
Tại sao bạn không mở tung cửa sổ ngôi nhà bạn bất cứ khi nào có thể để đón ánh sáng mặt trời thay vì sử dụng các loại đèn chiếu sáng, như vậy bạn sẽ tốt hơn cho đôi mắt, đồng thời tiết kiệm được túi tiền của mình.
9. Sử dụng các tiến bộ của khoa học
Hãy dùng đèn huỳnh quang mặc dù chúng đắt hơn một chút nhưng bền hơn và tiết kiệm đến 75% điện năng so với bóng đèn bình thường. Nhưng phải lưu ý rằng trong chúng cũng chứa một lượng nhỏ thủy ngân, tuy không đủ gây hại cho bạn nhưng sẽ tích lũy vào môi trường nếu không được thu gom và xử lý tốt.
10. Nâng cao ý thức sống
Luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường. Các hoạt động vì môi trường xanh, giờ Trái Đất đều có tác dụng nâng cao nhận thức của mọi người. Nếu ngay từ nhỏ trẻ đã được dạy các bài học về lòng yêu thiên nhiên và quê hương thì trẻ sẽ có ý thức hơn với môi trường.
Phó Chủ tịch Quốc hội tham quan trang trại lợn dùng công nghệ 4F tiên tiến nhất thế giới tại Huế Trang trại 4F của Tập đoàn Quế Lâm thực hiện không nước tắm, không nước rửa chuồng, chỉ tiêu tốn 3-4 lít nước/con lợn/ngày để uống và hoàn toàn không nước thải, không mùi hôi. Chiều 3/7, Đoàn công tác của Quốc hội do Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm trưởng đoàn đã đến tham quan dự án Tổ hợp...