Trầm tích văn hóa trên non thiêng Hồ Bấc
Chúng tôi vừa cùng các nhà khảo cổ học băng rừng để lần đầu tiên đặt chân lên đỉnh non thiêng Hồ Bấc.
Đây là ngọn núi trên dãy Huyền Đinh – Tây Yên Tử (thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam). Hành trình này không chỉ đơn thuần là chuyến thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên mà chúng tôi còn có dịp tìm hiểu về cuộc khai quật khảo cổ địa điểm chùa Phúc Chủ – tên nôm gọi là chùa Hồ Bấc.
Chúng tôi xuất phát từ khu vực thác Thùm Thùm (Khu Du lịch sinh thái Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương). Từ đây, để lên được đỉnh Hồ Bấc (độ cao hơn 600 m so với mực nước biển), có hai con đường, thứ nhất theo đường mòn được hình thành trên đỉnh các ngọn núi; thứ hai là men theo con suối, qua khu rừng già với nhiều dốc đá trơn trượt. Sau khi khảo sát, chúng tôi đã lựa chọn con đường thứ nhất.
Hành trình lên đỉnh Hồ Bấc.
Để chuyến đi hanh thông, trong đoàn có hai người dân bản địa có nhiều kinh nghiệm đi rừng dẫn đường. Vượt qua những con dốc đầu tiên cũng đồng nghĩa với việc chúng tôi đi sâu dần vào những cánh rừng. Đang đi, đột nhiên hai người dẫn đường tạm dừng lại và đưa cho chúng tôi chai nhựa chứa chất lỏng màu nâu đục để bôi vào giày, tất và quần áo.
Thấy chúng tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, một anh dẫn đường giải thích: “Đây là rượu ngâm với thuốc lào để phòng vắt rừng có thể nhảy lên bám chặt vào cơ thể hút máu”. Chưa hết rùng mình khi nghe về loài sinh vật hút máu người này, chúng tôi lại được cảnh báo: “Khi dừng chân, hãy đứng trên những phiến đá cao, không thì lập tức sẽ bị vắt cắn. Do đêm trước trời mưa nên sẽ có nhiều vắt”.
Nghe theo những lời chỉ dẫn, chúng tôi tiếp tục hành trình, vượt qua rất nhiều dốc cao, dốc dài. Sau hơn hai tiếng đồng hồ, chúng tôi cũng đã đặt chân lên đỉnh núi Hồ Bấc.
Thời Trần (thế kỷ XIII – XIV), ở hầu hết các núi thuộc cánh cung Đông Triều, trong đó Yên Tử là tâm điểm đều có chùa, am, thiền viện. Bên sườn Tây Yên Tử thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang ngày nay, nhiều ngôi chùa cũng được xây cất trong giai đoạn này. Theo lời kể của nhiều người dân địa phương, khi xưa chùa Hồ Bấc có kết cấu cột gỗ, mái phủ bạt.
Tổng thể khu vực khai quật chùa Hồ Bấc.
Trong những ngày lễ tiết, người dân xã Thanh Mai (thuộc TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) và người dân bản địa đều đến chùa Hồ Bấc dâng hương hành lễ. Trải qua thời gian, ngôi chùa xưa không còn. Khoảng 20 năm trước, bà con đã quyên góp tiền của, công sức dựng một ngôi chùa nhỏ đơn sơ để làm nơi thờ tự.
Video đang HOT
Năm 1998, Bảo tàng tỉnh đã bước đầu khảo sát di tích này và thu được nhiều tài liệu quan trọng. Năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cấp phép để Sở VHTTDL Bắc Giang phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành thăm dò khai quật khảo cổ tại di tích Hồ Bấc. Kết quả cho thấy, chùa Hồ Bấc chỉ còn là một phế tích nhưng những gì còn lại đủ để chứng minh di tích này xưa kia có quy mô rộng lớn với kiến trúc đồ sộ trên tổng thể khoảng 5 nghìn m2.
Nối tiếp những kết quả khảo sát, khai quật từ những giai đoạn trước, năm 2022, được sự nhất trí của cấp trên, Sở VHTTDL Bắc Giang phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức khai quật tại địa điểm chùa Hồ Bấc. Cùng đứng trong không gian của các hố khai quật có tổng diện tích 200 m2, anh Thân Văn Tiệp, Chủ trì cuộc khai quật nói với chúng tôi: Tổng thể khu vực chùa Hồ Bấc tọa lạc có địa hình hiểm trở, xung quanh có nhiều vực sâu, núi cao bao bọc và hồ nước phía dưới, tạo không gian thoáng đãng.
Do có độ dốc lớn nên xung quanh được kè các cấp nền đá, tạo ra những bức tường đá kéo dài từ phía Đông sang phía Đông Nam nhằm chống sạt lở. Cụ thể, địa hình bao gồm 4 cấp nền, trong đó cấp nền 3 có diện tích rộng hơn cả, bao bọc xung quanh là lớp đá phiến được kè xếp theo lối ta-luy; các kè đá được xây xếp vuông vức tạo thế vững chắc cho cấp nền trên cùng.
Phát hiện nhiều chân tảng đá tại khu vực khai quật chùa Hồ Bấc.
Được biết, các hố khai quật được mở trên phần lớn diện tích cấp nền trên cùng và khu vực phía Bắc cấp nền ba. Tại cấp nền trên cùng là khu vực dự đoán các kiến trúc chính của chùa. Sau khi làm sạch mặt bằng toàn bộ khu vực khai quật và đào bóc lớp đất mặt dày từ 7 cm – 12cm đã xuất lộ lớp nền trên toàn bộ khu vực.
Đặc điểm của lớp nền bao gồm hai thành phần chính là đá núi đầm lẫn với đất sét có độ kết dính cao, ngoài ra còn lẫn nhiều mảnh vật liệu kiến trúc gạch, ngói vỡ. Sau khi làm rõ được lớp đầm nền này, đoàn khai quật tiến hành đào cắt tại hai vị trí lớp đầm nền để xác định lớp văn hóa tiếp theo.
Tại hố cắt ở góc Tây Bắc cấp nền ba xuất lộ rất nhiều di vật bao gồm đồ sành, mảnh ngói vỡ lẫn với đất màu xám, toàn bộ di vật này đều có niên đại thời Trần (thế kỷ XIII – XIV).
Từ kết quả này, các nhà nghiên cứu bước đầu xác định được thời điểm xây dựng và quá trình tồn tại của chùa Hồ Bấc, mang đến những đóng góp mới cho nhận thức về khu vực Tây Yên Tử trong lịch sử; cung cấp những tư liệu chân xác, bù đắp những thiếu hụt về tư liệu, giúp làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến chùa Hồ Bấc, nhất là cấu trúc, quy mô… của ngôi chùa này qua các thời kỳ lịch sử.
Qua đợt khai quật khảo cổ này là cơ sở để khẳng định những giá trị chân xác, nhằm củng cố, hoàn thiện Hồ sơ Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc, trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Căn cứ vào địa tầng và hệ thống di vật thu được tại đợt khai quật này cho thấy chùa Hồ Bấc được xây dựng từ thời Trần (thế kỷ XIII – XIV), trải qua thời gian đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII – XVIII) được tiến hành một đợt trùng tu tôn tạo lớn và tiếp tục tồn tại đến thời Nguyễn.
Kết quả cuộc khai quật cũng cho thấy, do tác động của tự nhiên, cùng những đợt xây dựng, tôn tạo đã làm cho dấu vết kiến trúc thời Trần dần biến mất, do vậy việc xác định quy mô, cấu trúc mặt bằng chùa Hồ Bấc vào thời Trần trở nên khó khăn.
Từ đó, các nhà khảo cổ nhận định: Sau thời Trần, khu vực chùa Hồ Bấc có thể hoàn toàn bị bỏ hoang và cho đến thời Lê Trung Hưng, tại đây dường như diễn ra một cuộc xây dựng, trùng tu tôn tạo với quy mô lớn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến dấu tích thời Trần ở chùa Hồ Bấc tại cấp nền trên cùng bị phá hủy hoàn toàn. Đến thời Nguyễn, chùa Hồ Bấc vẫn tồn tại với cấu trúc và mặt bằng hình chữ “nhị” như ở thời Lê Trung Hưng.
Từ những cứ liệu lịch sử mang tính chân xác cao, có thể thấy chùa Hồ Bấc có vị trí rất quan trọng trong hệ thống chùa ở khu vực Huyền Đinh – Yên Tử. Đây được coi là điểm trung chuyển của hai tuyến đường hành hương lên đỉnh Yên Tử: Tuyến đường phía Tây đi từ chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) lên và tuyến phía Đông đi từ chùa Thanh Mai (Hải Dương) sang.
Cả hai tuyến đường này đều gặp nhau ở chùa Hồ Bấc. Điều này cũng cho thấy, trong suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt là thời Trần, chùa Hồ Bấc đảm đương vị trí quan trọng trong tổng thể hệ thống các ngôi chùa thời Trần trên dãy Yên Tử.
Do vậy, việc khai quật, nghiên cứu tổng thể chùa Hồ Bấc đã cung cấp các tư liệu khách quan, toàn diện, làm cơ sở để đánh giá tổng thể về giá trị lịch sử – văn hóa của di tích đặt trong bối cảnh quá trình hình thành và phát triển của hệ thống di tích Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử.
Linh thiêng với nếp chùa Việt trên non Sapa, Yên Tử, Bà Nà
Văn hóa, tín ngưỡng Phật giáo đã xuất hiện tại Việt Nam từ 20 thế kỷ trước với nhiều nếp chùa Việt tọa lạc trên non cao mang một vẻ đẹp kỳ vĩ nơi cõi thiền.
Nổi tiếng trong số đó có chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh), Linh Phong Thiền Tự trên đỉnh Bà Nà (TP. Đà Nẵng) và quần thể tâm linh trên đỉnh trời Fansipan (Sapa),...
Quần thể kiến trúc chùa Việt linh thiêng trên đỉnh Fansipan, Sapa
Tọa lạc trên đỉnh linh thiêng Fansipan - một trong những nơi có quần thể tâm linh với cụm công trình mang dáng chùa Việt thế kỷ 15-16, tạo dựng kỳ công giữa mây ngàn, núi biếc độc đáo nhất ở Việt Nam. Trải dài từ độ cao 1.600m - 3.143m là 12 công trình kiến trúc tâm linh khắc họa hành trình chiêm bái độc đáo trên dải đất hình chữ S. Nổi bật nhất trong quần thể kiến trúc này là Bảo An Thiền Tự, Kim Sơn Bảo Thắng Tự.
Bảo An Thiền Tự
Toạ lạc tại ga đi cáp treo, điểm khởi đầu của hành trình tâm linh Fansipan là Bảo An Thiền Tự. Sở hữu kiến trúc chùa Việt Nam xưa, mang dáng vẻ tĩnh mịch, yên tĩnh đối lập hoàn toàn với nhà ga cáp treo đi lên Fansipan nhộn nhịp.
Bảo An Thiền Tự gồm có 3 điện: chính điện là chùa Bích Vân Thiền Tự, hai bên cạnh là nhà thờ mẫu và nhà thờ tổ. Cảm giác đầu tiên khi du khách vừa rời cáp treo, bước qua "cổng trời" Thanh Vân Đắc lộ đến với các công trình này chính là cảm giác thân quen, gần gũi. Từ vật liệu đến phong cách trang trí đều phảng phất bóng dáng tiền mẫu di tích chùa gỗ có niên đại sớm như chùa Bối Khê (Thanh Oai, Hà Nội), chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội).
Kim Sơn Bảo Thắng Tự
Kim Sơn Bảo Thắng Tự có thiết kế theo kiểu "nội công ngoại quốc" với đầy đủ các thành phần tiền đường, tam bảo, nhà tổ, hành lang bên, tháp đá, tam quan nơi độ cao 3.100m. Nhìn từ xa, dáng chùa tệp với màu xanh đại ngàn, ẩn hiện giữa màn sương, đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh.
Quần thể chùa còn nổi tiếng với con đường 18 vị Phật La Hán, tòa tháp 11 tầng hay loạt các công trình ngay cạnh bên như Đại tượng Phật A Di Đà cao 21.5m, tượng Phật bà Quan Âm cao 9m, thác nước 9 tầng với 150 bậc đá dốc đứng,...
Hơn cả hành trình tâm linh tìm về những nếp chùa Việt trên non cao Sapa, hành hương ở Fansipan, qua mỗi bậc đá dẫn lên đỉnh còn là hành trình để mọi người tĩnh tâm chiêm nghiệm vẻ đẹp thiên nhiên, non sông gấm vóc Việt Nam, cảm thán trước kỳ công của con người và sự thiêng liêng nơi "nóc nhà Đông Dương".
Linh Phong Thiền Tự trên đỉnh Bà Nà, Đà Nẵng
Nếu như quần thể văn hóa tâm linh Fansipan thu hút kẻ hành hương bởi vẻ đẹp hùng vỹ, thoát tục thì khu tâm linh trên đỉnh Núi Chúa Bà Nà sẽ khiến du khách nhớ nhung bởi không gian thiền tịnh xanh mướt. Linh Phong Thiền Tự là công trình được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim, tiêu biểu cho kiến trúc chùa Việt miền Bắc. Xung quanh công trình trung tâm này là tòa bảo tháp Linh Phong cao 9 tầng với 4 mặt chạm khắc hình Phật Thích Ca Mâu Ni. Nằm đối diện là Nhà Bia - nơi trưng bày bia đá cao tới 1.8m ghi khắc những tứ thơ ca ngợi cảnh sắc thần tiên trên đỉnh Bà Nà của thiền sư Thích Trí Tịnh.
Hành hương ở nếp chùa Việt trên non này, du khách sẽ có cơ hội trở thành người đầu tiên được nhìn thấy bình minh, ngửi mùi gió mát lành vi vu qua kẽ lá, những chiếc phong linh khẽ rung sẽ đánh thức những cảm xúc tích cực trong Du khách giữa không gian vô ba, tĩnh lặng.
Chùa Đồng - Yên Tử, Quảng Ninh
Nằm ở độ cao 1.068m trên ngọn núi Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Đồng (có tên chính thức là Thiên Trúc Tự) không chỉ nổi tiếng linh thiêng mà còn là ngôi chùa có cảnh sắc đẹp và độc đáo nhất nhì trên cả nước. Đây là ngôi chùa mà xưa kia vị vua Trần Nhân Tông chọn ở lại để tìm đến cõi Phật sau khi nhường ngôi lại cho con trai. Toàn bộ công trình gồm Chùa, tượng Phật, chuông nặng hơn 70 tấn, được đúc bằng đồng nguyên chất nhập từ Australia, với khoảng hơn 4.000 cấu kiện, cấu kiện nặng nhất có trọng lượng 1.4 tấn, được lắp đặt trực tiếp trên đỉnh núi.
Ngôi chùa như một đài sen thờ đức phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm. Khi đứng ở nếp chùa Việt trên non - chùa Đồng, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sông Bạch Đằng.
Khám phá nét đẹp của các địa danh du lịch tâm linh, tôn giáo Việt Nam Khám phá nét đẹp của các địa danh du lịch tâm linh, tôn giáo Việt Nam ngày nay đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với cộng đồng người Việt. Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh thể hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng....