Trạm thu phí BOT QL51 bắt đầu hoạt động từ 1-7
Từ 1-7, Trạm thu phí mở rộng QL51 sẽ chính thức tổ chức thu phí, để hoàn vốn cho nhà đầu tư.
Bộ GTVT vừa có quyết định cho phép nhà đầu tư (Công ty CP đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu) được thực hiện thu phí tại Trạm thu phí T3, đoạn từ Km0 900-Km73 600 từ ngày 1/7/2013 để hoàn vốn cho Dự án đầu tư xây dựng mở rộng QL51 theo hình thức BOT, thuộc địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Để triển khai thực hiện quyết định trên của Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có Công văn đề nghị Công ty CP đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu chuẩn bị lực lượng lao động, vé thu phí, tài sản, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác thu phí, thông báo mức thu phí, đối tượng thu, đối tượng miễn phí, thủ tục thu, nộp phí trước thời điểm thu phí…
Ngoài ra, nhà đầu tư phải lập phương án tổ chức quản lý thu phí, phối hợp với các cơ quan chức năng như Cảnh sát Giao thông, Thanh tra giao thông… để hỗ trợ trong thời gian bắt đầu thu phí đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.
QL51 sẽ thêm 1 trạm thu phí từ ngày 1-7 tới đây
Dự án mở rộng QL51 thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, từ Km 0 900 đến Km 73 600 với chiều dài tuyến 72,7 km, mặt cắt ngang đoạn thông thường rộng 32,9m gồm: 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp, tốc độ thiết kế 80km/h. Dự án có Tổng mức đầu tư là 2.073 tỷ đồng, trong đó giá trị chuyển giao quyền thu phí Trạm thu phí QL51 là 400 tỷ đồng.
Quốc lộ 51 mở rộng khi đi vào khai thác sẽ giải quyết áp lực tắc nghẽn giao thông, rút ngắn thời gian lưu thông của các phương tiện, do đó tiết kiệm được chi phí khai thác phương tiện và chi phí vận chuyển. Thúc đẩy sự phát triển sản xuất và khai thác tài nguyên, góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn khu vực.
Theo ANTD
Khẩn trương ban hành mức phí đường bộ đối với xe máy
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa báo cáo Quốc hội tình hình quản lý, sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ.
Theo đó, hoạt động từ ngày 1-1-2013, đến ngày 15-5-2013, Quỹ đã thu được 1.666 tỷ đồng (đạt 41,65% dự toán giao cả năm). Quỹ cũng đã giải ngân được 1.266,6 tỷ đồng, gồm cấp sửa chữa thường xuyên 599,6 tỷ đồng; cấp sửa chữa định kỳ 667 tỷ đồng. Đánh giá việc triển khai Quỹ bảo trì đường bộ nhìn chung là thuận lợi song Bộ trưởng Bộ GTVT cũng cho biết, một số địa phương chậm ban hành mức thu phí cụ thể đối với xe máy. Do đó, Bộ GTVT đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương khẩn trương, nghiêm túc khắc phục các tồn tại này. Theo quy định, xe máy dung tích xy lanh đến 100 cm3, mức thu từ 50.000 đồng/năm đến 100.000 đồng/năm; mức thu từ 100.000 đồng/năm đến 150.000 đồng/năm áp dụng đối với xe trên 100 cm3.
Theo ANTD
Doanh nghiệp bất bình vì một chiếc xe bị thu 2 lần phí Theo các doanh nghiệp vận tải ở TPHCM, hiện quy định đầu kéo và rơ-moóc, sơmi rơ-moóc đều phải đóng phí bảo trì đường bộ là vô lý. Vì rơ-moóc nếu không gắn đầu kéo thì không thể tự vận hành được. Một chiếc xe container như thế này, đầu kéo phía trước và phần rơ-moóc chở thùng hàng phía sau được tính...