Trạm Tấu là điểm đến du lịch hấp dẫn, phát triển bền vững của Yên Bái
Mục tiêu từ nay đến năm 2025, Trạm Tấu phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của của tỉnh Yên Bái, đón trên 120.000 lượt khách du lịch với doanh thu đạt trên 70 tỷ đồng.
Kế hoạch đề ra đến năm 2025, Trạm Tấu sẽ trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của Yên Bái. Ảnh minh họa: T.L
UBND huyện Trạm Tấu vừa ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 11.7.2022 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12.4.2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn huyện.
Theo đó, huyện Trạm Tấu đặt ra mục tiêu cụ thể gồm tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 3,1%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 đạt 550 tỷ đồng (giá so sánh 2010); thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2025 đạt trên 120 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm 2021 – 2025 đạt khoảng 3.750 tỷ đồng; giai đoạn 2021 – 2025 mỗi năm có khoảng 5 doanh nghiệp thành lập mới; 05 hợp tác xã và 22 tổ hợp tác thành lập mới; tỷ lệ đô thị hóa năm 2025 đạt 8,7%; chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2025 đạt 61,5% trở lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2025 đạt trên 64%, trong đó tỷ lệ có văn bằng, chứng chỉ đạt 32,8% trở lên; giai đoạn 2021 – 2025 mỗi năm phát triển mới từ 1 – 3 sản phẩm OCOP/năm; nâng cấp từ 1 – 2 sản phẩm OCOP/năm, đến năm 2025 có 2 sản phẩm được đánh giá, phân hạng đạt 4 sao.
Cơ cấu lại các ngành dịch vụ, phấn đấu tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đến năm 2025 đạt 400 tỷ đồng. Đến năm 2025, cơ bản Trạm Tấu trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của các huyện phía Tây của tỉnh, đón trên 120.000 lượt khách du lịch với doanh thu đạt trên 70 tỷ đồng.
Video đang HOT
Để đạt được mục tiêu trên, huyện Trạm Tấu tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập; phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực, gồm phát triển thị trường tài chính, thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động; thị trường khoa học công nghệ.
Đồng thời, phát triển lực lượng doanh nghiệp, thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, từng bước đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; phát triển kinh tế liên kết vùng, liên kết đô thị – nông thôn. Cụ thể, đến năm 2025, xã Trạm Tấu đạt chuẩn nông thôn mới, các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới đạt từ 15/19 tiêu chí nông thôn mới trở lên. Cơ cấu lại ngành công nghiệp, trong đó phấn đấu năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 550 tỷ đồng.
Du Lịch Bắc Yên Sơn La cần được quan tâm để không lỡ cơ hội đột phá phát triển
Vùng du lịch Bắc Yên Sơn La có thiệt thòi khi không kết nối được thành cung du lịch nổi tiếng như: Sa Pa, Mộc Châu, Trạm Tấu, Hay Mù Căng Chải.
Địa hình bị sông suối, núi cao chia cắt.
Theo nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, kết quả quan trọng nhất là đã thay đổi nhận thức của toàn xã hội về vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế, dù trong những năm gần đây dưới sự ảnh hưởng của Covid-19 thì du lịch Bắc Yên đóng góp tích cực vào bức tranh phát triển kinh tế của Sơn La.
Bắc Yên là một huyện vùng cao của tỉnh Sơn La cách trung tâm thành phố Sơn La 100km về phía Đông, trước năm 2017 Bắc Yên vẫn được huyện nghèo của Tỉnh, với địa hình và thời tiết khắc nghiệt, kinh tế gặp nhiều khó khăn lạc hậu, đa số đồng bào thiểu số sinh sống, tệ nạn trồng cây cần sa, khai thác gỗ lâu diễn ra phức tạp nhức nhối.
Sau khi nghị quyết 08-NQ/TW đi vào thực tiễn
Sau khi nghị quyết đi vào cuộc sống, du lịch Bắc Yên được du khách cả nước biết đến như nơi lý tưởng để du lịch Núi. Bắc Yên có sự đa dạng về sắc màu văn hóa với nhiều dân tộc sống xen kẽ nhau, sản vật địa phương phong phú, khiến cho vùng đất có thể làm du lịch quanh năm với đa dạng các loại hình du lịch. Từ một vùng đất khó khăn nhưng chứa trong mình nhiều tiềm năng từ du lịch văn hóa, đến du lịch nông nghiệp. Sản vật nông nghiệp đa dạng nổi tiếng khắp nước như: Trà Tà Xùa, Táo Mèo, Rượu Hang Chú...
Tuy nhiên, đến hiện tại, Bắc Yên vẫn là điểm du lịch chưa được quan tâm đúng mức có phần lạc nhịp, khi nơi đây chủ yếu du lịch tự phát, chưa được sự quan tâm của Bộ, ngành, địa phương mặc dù có nhận thức rất đúng đắn về vai trò, vị trí và tiềm năng của Bắc Yên. Liên kết vùng quá khó khăn, đó là nhận định chung của những làm du lịch tại Bắc Yên.
Cùng nhận định này, anh Mùa A Tráng tại Bản Tà Xùa, xã Tà Xùa, Bắc Yên cho rằng: Chúng tôi có thiệt thòi khi không kết nối được thành cung du lịch nổi tiếng như: Sa Pa, Mộc Châu, Trạm Tấu, Hay Mù Căng Chải. Địa hình bị sông suối, núi cao chia cắt.
Anh Nguyễn Hải Hoàng công ty tổ chức du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Bắc Yên có thiệt thòi lớn so với các vùng du lịch khác khi địa hình núi đồi quá cao, cách điểm hai địa điểm du lịch nổi tiếng là Mộc Châu và Trạm Tấu quá xa, để di chuyển qua 2 điểm này khách du lịch phải ngồi tên xe khoảng 2 giờ di chuyển cho quãng đường khoảng 70km, điều đó rất khó để các công ty lữ hành đầu tư.
Chung nhận định về khó khăn tại Tà Xùa, anh Nguyễn Phúc - chủ khách sạn Sapa thông tin thêm: tôi nghiên cứu rất kỹ về Bắc Yên, rất thích hợp làm du lịch, có thể nói, sau Sapa tôi chọn Bắc Yên để phát triển du lịch, tuy nhiên, giao thông của Bắc Yên quá khắt nghiệt, chi phí vận chuyển lớn, làm giá thành xây dựng cao, tất cả chi phí này đều tính lên khách hàng, nên rất khó để để đón được khách hàng cao cấp đến với Bắc Yên. Đây là trở ngại rất lớn với tiềm năng của Bắc Yên, khi đường giao thông chưa được quan tâm đúng mức với tiềm năng khai thác của điểm du lịch mới này.
Giao thông là trở ngại lớn nhất đến phát triển du lịch tại Bắc Yên
Ảnh: Thu Thủy /vov giao thông
Giao thông khó khăn, Bắc Yên vẫn là huyện nghèo, kinh tế chậm phát triển, đời sống đa số nhân dân còn nhiều khó khăn, với đặc điểm địa hình đồi dốc, nhiều năm qua các thế lực thù địch, phần tử xấu triệt để lợi dụng kích động, tuyên truyền, lôi kéo người dân kém hiểu biết tham gia các hoạt động ly khai, tự trị, truyền đạo trái pháp luật... để giải quyết vấn đề này theo nghiên cứu độc lập của viện sĩ Nguyễn Tiến Hưng - Viện Khoa học chính sách và Pháp luật, thì chính quyền Bắc Yên cần làm tốt vấn đề an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là người H' mông. Địa phận huyện Bắc Yên giáp với tỉnh Yên Bái nên rất phực tạp về an ninh, văn hóa và tôn giáo, do đó, chính quyền địa phương cần quan tâm đặc biệt đến an sinh cũng như giao thông để bà con dân tộc thiểu số tham gia vào nền kinh tế du lịch từ đó mới ổn định an sinh. Cách nhanh nhất là đầu tư và du lịch, khi mọi thành phần đều có thể tham gia vào nghành kinh tế du lịch.
Cũng theo ông Nguyễn Tiến Hưng, đây thời điểm rất tốt để đầu tư và hỗ trợ người dân khi cùng lúc giải quyết được rất nhiều mục tiêu nhất chúng ta vừa trải qua giai đoạn ảnh hưởng của Covid -19, có thể nói, một mũi tên trúng nhiều đích.
Thiết nghĩ, các Bộ ngành, chính quyền địa phương có thể lắng nghe và bàn giải pháp đưa du lịch Bắc Yên trở thành điểm du lịch trọng điểm của tỉnh, đưa du lịch Sơn La thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả Nước.
Đà Lạt đâu chỉ đứng trước thách thức ngập nước... Đã đến lúc thành phố Đà Lạt cần phải nghiêm túc đánh giá, nghiên cứu và nhìn nhận những vấn đề của chính mình để phát triển một cách bền vững mà không đánh mất đi giá trị, bản chất vốn có. Giữ vững thành phố (TP) Đà Lạt vốn có như trước đây cũng chính là giữ chân du khách quay trở...