‘Trạm sạc tinh thần’ của cô gái Long An hút giới trẻ đến giải tỏa cảm xúc
Mong muốn người mất phương hướng, gặp áp lực trong cuộc sống có nơi để chia sẻ, giãi bày tâm sự, 9X ở Long An lập “ trạm sạc tinh thần” để “sơ cứu” cảm xúc bằng cách viết thư tay.
“Trạm Ôm một cái”
Chiều cuối tuần, L.N.H.M. (26 tuổ.i, quận 5, TPHCM) lặng lẽ gửi xe rồi đi lên những bậc thang cũ kỹ để vào quán cà phê nhỏ xinh. Chọn mẩu giấy có sẵn, M. ngồi viết ra những tâm sự không muốn bày tỏ cùng ai.
M. là khách thường xuyên của dự án Trạm Ôm một cái (quận 1, TPHCM), nơi mọi người có thể chia sẻ tâm tư của mình qua những lá thư tay.
Trạm Ôm một cái được chị Nguyễn Vũ Mỹ Hạnh (30 tuổ.i, Long An) thành lập cách đây 1 năm. Năm ấy, Hạnh cảm thấy mình mệt mỏi, chênh vênh giữa cuộc sống.
Cô gái đến Trạm Ôm một cái để viết ra những tâm tư của lòng mình. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Để tự chữa lành, Hạnh làm một cái xe chất đầy hoa tươi. Trên xe, Hạnh ghi dòng chữ: ” Hôm nay, nếu vui bạn ghé trạm viết lại vài điều, còn nếu buồn hãy nhận một nhành hoa, rồi tụi mình ôm nhau một cái”.
Rồi chị nhận ra không chỉ mình mà nhiều bạn trẻ cũng có tâm sự, nỗi lòng không thể nói cùng ai.
Hạnh quyết định mở quán cà phê nho nhỏ làm nơi cho những người đang chênh vênh trong cuộc sống giãi bày, chữa lành bằng hình thức viết thư tay. Hạnh đặt tên cho quán là Trạm Ôm một cái.
Giới trẻ cảm thấy hoạt động viết thư tay để giải tỏa cảm xúc của Trạm Ôm một cái mới lạ, đầy hấp dẫn.
Video đang HOT
Hạnh chia sẻ: “Trong lúc khổ đau, bế tắc, đôi khi chỉ cần một cái ôm, chúng ta cũng có thể tìm được niềm vui, cảm thấy được chia sẻ. Vì vậy, tôi đặt tên quán là Trạm Ôm một cái.
Trạm là nơi dành cho người có tâm sự, nỗi buồn có nhu cầu thư giãn, trút bỏ muộn phiền bằng cách trò chuyện hoặc viết thành những lá thư tay”.
“Sơ cứu” cảm xúc
Khách đến trạm có thể viết thư để giãi bày tâm tư hoặc hồi âm bất kì lá thư nào mình đã đọc. Người đến cũng có thể tìm bạn qua hoạt động tìm bạn tâm thư.
Viết xong, khách có thể mang thư về, gửi lại trạm hoặc nhờ trạm gửi đến người mình muốn. Các bức thư được Hạnh quản lý bằng hệ thống CRM (hệ thống quản lý khách hàng).
Mỗi bức thư đều có mã riêng để xác định thời gian, người gửi. Trạm còn có sổ tay để khách ghi lại tâm sự và cho phép mọi người cùng đọc.
Vật dụng để khách đến trạm sử dụng viết thư tay. Ảnh: Hà Nguyễn
Hoạt động chưa lâu nhưng Trạm Ôm một cái được giới trẻ ví như nơi “sơ cứu cảm xúc”. Bởi, sau khi giãi bày tâm sự qua thư tay, khách nhận về sự động viên, chia sẻ từ nhiều người.
Hạnh nói: “Trạm có hộp thư chung. Khách viết xong, dán lại rồi đặt vào hộp này. Người đến sau có thể lấy thư ra đọc.
Nếu cảm thấy mình có thể chia sẻ, khách sẽ viết thư hồi âm. Nếu không, khách gửi thư ấy tại quầy. Trạm sẽ đọc và tìm cách hỗ trợ trong khả năng”.
Hạnh nhớ trường hợp 2 cô gái đến trạm trong tâm trạng vui tươi. Nhưng khi rời đi, một cô gái để mảnh giấy ghi lại nỗi đau vừa mất bạn trai vì giao thông.
Hạnh thường dành thời gian đọc tâm sự của khách và đưa ra những hướng hỗ trợ, chia sẻ.
Không muốn bạn bè, người thân lo lắng, cô luôn tỏ ra vui vẻ. Nhưng trong thâm tâm, cô suy sụp.
Đọc thư xong, Hạnh viết bài chia sẻ kinh nghiệm giúp cô gái sớm vượt qua nỗi đau của mình.
Một lần khác, Hạnh đọc bức thư chứa đầy tâm sự tiêu cực của một học sinh. Không đủ khả năng chia sẻ, Hạnh tìm đến một giáo viên, nhờ người này phản hồi thư, hướng dẫn bạn học sinh vượt qua khó khăn.
Lê Dạ Thảo (24 tuổ.i, nhân viên Trạm Ôm một cái) cho biết, trạm còn là nơi kết nối, giúp nhiều người tìm thấy nhau. Một trong số này là 2 bạn trẻ đã trở thành vợ chồng nhờ hoạt động tìm bạn tâm thư của trạm.
Những bức thư tay được khách lưu lại tại Trạm Ôm một cái. Ảnh: Hà Nguyễn
Ban đầu, cả hai là người xa lạ, đến trạm viết thư. Sau ít tháng đọc, viết thư cho nhau mà không biết mặt, cả hai hẹn gặp nhau.
Sau cuộc gặp, hai người tìm hiểu rồi yêu nhau. “Điều khiến tôi vui nhất là cô gái đã cầu hôn bạn trai của mình tại trạm và chụp ảnh cưới tại đây. Hiện, cả hai đã kết hôn”, Thảo chia sẻ.
Mỹ Hạnh tâm sự: “Khách đến trạm đa số là người có tâm tư, thậm chí có tổn thương. Nhiệm vụ của trạm là đem đến không gian đủ ấm áp, tin cậy để họ thoải mái giãi bày tâm tư, nỗi lòng theo những cách họ muốn.
Thông qua trạm, tôi muốn mọi người cảm thấy mình không yếu đuối, không cô đơn khi nói ra những nỗi buồn của mình. Bởi xung quanh chúng ta còn nhiều người đồng cảnh ngộ sẵn sàng đồng cảm, sẻ chia”.
Cô gái dân tộc Dao đầu tiên giành học bổng du học châu Âu, tốt nghiệp xong quay về bản làng làm điều không tưởng
Cô gái dân tộc Dao trở thành nhân vật truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ với hành trình vượt định kiến để chinh phục con đường học vấn, thay đổi số phận của chính mình.
Chảo Thị Yến sinh ra ở xã nghèo nhất của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, từng phải nghỉ học vì nghèo đói và định kiến xã hội. Song, nhờ những nỗ lực không ngừng, cô gái chăn trâu nghe lỏm thầy giảng bài nhận được học bổng trị giá hơn 50.000 USD (khoảng 1,2 tỷ đồng) tại Đức, trở thành nhân vật truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ trẻ người Dao Tuyển. Câu chuyện của Yến từng gây xúc động cho rất nhiều người, đặc biệt là sau khi cuốn tự truyện "Đường ngược chiều" của cô ra mắt.
Chảo Thị Yến cô gái dân tộc Dao đầu tiên giành học bổng du học châu Âu
Sau khi học xong lớp 9, vì nhà quá nghèo, bố đổ bệnh nặng, gia đình bảo Yến nghỉ học ở nhà làm rẫy, chuẩn bị gả chồng. Chảo Thị Yến phải nghỉ học, trở thành lao động chính trong gia đình. Nhưng cô không thôi khao khát đến trường, kiên nhẫn thuyết phục bố mẹ cho đi học trở lại trong suốt 3 năm liền, với lời hứa sẽ học giỏi, sẽ trở thành người đầu tiên trong bản đi học đại học. Mặc khác, biết Yến học rất giỏi nên thầy giáo tiếc, mỗi ngày đều xuống nhà vận động để cô đi học lại.
Chảo Thị Yến nhận được học bổng thạc sĩ toàn phần của Trường ĐH Gottingen (Đức) trong vòng hai năm trị giá 50.000 euro (gần 1,2 tỉ đồng).
Bằng nỗ lực của bản thân cùng sự giúp đỡ của thầy giáo, Yến cũng học xong cấp 3, thi vào trường Đại học Lâm Nghiệp (Hà Nội). Tấm bằng cử nhân xuất sắc của cô ở trường thấm đầy nước mắt bởi bố mẹ phải sang Trung Quốc làm thuê vất vả và anh chị em của Yến phải nghỉ học để nhường cho cơ hội học tập cho Yến. Không phụ lòng gia đình, cô còn xuất sắc giành học bổng toàn phần bậc Thạc sĩ ngành Quản lý tài nguyên rừng bền vững trị giá hơn 50.000 USD (khoảng 1,2 tỷ đồng) từ ĐH Gottingen (Đức).
Cầm tấm bằng thạc sĩ về nước, Yến đi làm cho một số tổ chức phi chính phủ, thực hiện nhiều dự án về giá trị tri thức bản địa, hướng dẫn cộng đồng giữ gìn và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên. Gần đây, Yến quyết định bỏ việc ở phố về quê khởi nghiệp với mong muốn giúp đỡ bà con dân tộc ở buôn làng, tạo sinh kế cho cộng đồng.
Với kiến thức chuyên môn được đào tạo bài bản về quản lý tài nguyên rừng bền vững, Chảo Yến luôn chú trọng truyền đạt cho người nông dân cách khai thác nông sản bản địa theo hướng bền vững và đạt chuẩn chất lượng. Cô gái 9x đứng ra thu mua các sản phẩm nông lâm đặc sản cho người dân, cô cũng trực tiếp hướng dẫn người dân cách khai thác bền vững và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.
Theo đó, khuyến khích mọi người buôn bán nông sản, Yến đề nghị mọi người chỉ khai thác cành lá, không được lấy rễ và phần thân gỗ, không khai thác tận diệt để cho cây tồn tại và phát triển. Hay, cô tuyên truyền người dân không đi lấy mật ong rừng ngay sau khi trời mưa vì sẽ không đảm bảo chất lượng của mật. Nếu ai vẫn cố tình đi thu hoạch sớm, cô kiên quyết không mua lại...
Chảo Thị Yến đã xuất bản một tác phẩm sách kể về hành trình vượt định kiến để chinh phục con đường học vấn, thay đổi số phận của chính mình mang tên Đường ngược chiều - Từ bản người Dao đến học bổng Erasmus (năm 2020). Cô được nhiều bạn trẻ biết đến qua tác phẩm đầu tay và được nhiều người gọi với danh xưng "nhân vật truyền cảm hứng".
Cô gái có cái tên "độc lạ" nhất Việt Nam, khó đọc, khó nhớ đi làm CCCD bị nhầm là nhân vật hoạt hình Sở hữu cái tên "độc nhất vô nhị" tại Việt Nam không có ai "đụng hàng", cô gái gặp rắc rối khi đi làm CCCD vì gây nhầm lẫn, thường xuyên bị bạn bè trêu chọc . Hiện nay, hầu như các bậc cha mẹ đều muốn đặt tên cho con mình những cái tên đẹp nhất, hay nhất để hi vọng chúng...