Trăm phương nghìn kế của giới đạo chích trong “tháng củ mật”
Thời điểm giáp Tết Nguyên đán, lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của người dân, một số đối tượng “đạo chích” sẵn sàng ra tay cả ngày lẫn đêm. Không chỉ trộm cắp tài sản, các đối tượng có thể manh động gây trọng thương hay tước đi mạng sống người phát hiện.
Tháng trộm, cướp “thập diện mai phục”
Cho đến tận bây giờ, Nguyễn Thị Hương (quê Quảng Ninh, sống tại khu vực Nam Từ Liêm) – sinh viên một trường đại học trên địa bàn Hà Nội, vẫn chưa hết bàng hoàng vì chiếc laptop trị giá gần 20 triệu đồng đã “không cánh mà bay”. Theo lời Hương, cách đây ít ngày, cô lấy xe chạy ra chợ mua thức ăn về phục vụ bữa cơm trưa. Khi đi, dù đã khóa cửa rất cẩn thận nhưng vừa về tới nhà, cánh cửa sổ đã bị mở toang, nhìn xuống dưới bàn học thì chiếc laptop mới mua trị giá hàng chục triệu đồng đã biến mất.
Vừa tiếc của, vừa lo lắng cho công sức bố mẹ dành dụm bao năm mới có tiền cho cô mua máy phục vụ học hành, Hương liền hô hoán mọi người cùng xóm trọ thay nhau đi tìm. Cô cũng báo lại sự việc với chủ xóm trọ và trình báo lực lượng công an mong muốn sớm tìm lại tài sản bị mất. Thế nhưng, từ đó đến nay, thông tin về chiếc máy tính vẫn bặt vô âm tín. Nhắc lại vụ việc, Hương chỉ biết ngậm ngùi cho số mình không may mắn, mặc dù đã rất cẩn thận trong việc bảo vệ tài sản. Đến lúc này, điều Hương không thể ngờ đến là vì sao kẻ gian vẫn phá được cửa sổ và cuỗm đi tài sản giá trị đầu đời của mình một cách chóng vánh như vậy. Điều lo lắng nhất đối với cô lúc này, là mấy ngày sắp tới, khi về nghỉ Tết sẽ không biết nói thật với bố mẹ hay phải chạy vạy vay tạm bạn bè để mua một chiếc máy tính khác mang về thay thế?
Cùng rơi vào cảnh không may mắn như Hương là trường hợp của anh Nguyễn Hữu Kiên (trú tại Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội). Chỉ vì phút lơ là khi làm việc khuya mà anh Kiên quên không khoá trái cửa ra vào ban công trên tầng 2. Thiếp đi một lúc, đến khi thức giấc, anh Kiên bỗng phát hiện một bên cửa ra vào ban công bị mở hé. Thấy lạ, anh Kiên vội vàng ra đóng cửa lại nhưng khi vào gần bàn làm việc bỗng phát hiện chiếc laptop vừa mua mấy tháng đã biến mất. Không chỉ chiếc máy tính, ngay cả chiếc ví để bên cạnh cùng với toàn bộ giấy tờ, bằng lái xe trong đó đều bị cuỗm sạch.
Nhóm đối tượng trộm cắp tài sản bị lực lượng công an bắt giữ.
Điều kỳ lạ ở chỗ, ngay đầu giờ chiều hôm sau, anh Kiên bỗng nhận được cú điện thoại của một người lạ thông báo nhặt được ví của anh ở ngay cạnh Trung tâm chiếu phim Quốc gia (ngã tư Thái Hà – Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ). Đầu dây bên kia, người này yêu cầu anh đến nhận lại chiếc ví và không quên “xin” 1 triệu đồng tiền công. Khi đến nơi, nhận lại ví, toàn bộ số tiền bên trong (hơn 5 triệu đồng) đã biến mất, chỉ còn lại một số giấy tờ. Cố dò hỏi, người này cho biết, khi quét dọn ở khu vực có nhặt được chiếc ví trên, còn cụ thể ra sao anh ta không biết. Mong muốn sớm tìm lại giấy tờ có giá trị và đỡ tốn công đi làm lại, anh Kiên có “gửi gắm” nếu biết thì cho chuộc lại nhưng người này cầm tiền rồi mất hút(?!).
Video đang HOT
Không riêng Hà Nội, tại nhiều địa phương khác trên cả nước, các đối tượng “đạo chích” cũng đang tác oai tác quái. Tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, nhiều cửa hàng tạp hóa những ngày qua gom vốn liếng để lấy hàng phục vụ Tết đã trở thành “mồi ngon” cho kẻ trộm. Cách đây vài ngày, một đại lý bia, nước ngọt ở thị trấn Ngã Sáu (huyện Châu Thành) bị một băng trộm cạy cửa lấy 16 thùng bia và một số nước ngọt. Băng trộm này gồm 3 đối tượng, bị Công an thị trấn Ngã Sáu bắt giữ trong lúc vận chuyển tang vật.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, các tay “đạo chích” cũng manh động không kém. Mới đây, kẻ trộm đã đột nhập phòng tin học của trường THCS Quế Hiệp (thôn Nghi Trung, xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn) khoắng rất nhiều tài sản. Tài sản bị mất gồm 7 bộ máy vi tính, 1 màn hình máy vi tính, 1 TV hiệu Samsung 52 inch và 1 đèn chiếu hiệu Panasonic, ước tính tổng thiệt hại gần 90 triệu đồng…
Bí kíp phòng tránh “đạo chích”
Dự báo, thời gian cuối năm, tình hình tội phạm đột nhập để trộm cắp tài sản sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi, liều lĩnh hơn. Chị Nguyễn Thị Huyền – chủ dãy nhà trọ ở khu vực Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) bức xúc: “Tôi thấy, chưa bao giờ, tình hình trộm cắp diễn ra phức tạp như hiện nay. Ngay địa bàn tôi đã xảy ra 4 – 5 trường hợp mất trộm tài sản như xe máy, máy tính xách tay và một số vật dụng giá trị khác. Để chủ động phòng tránh, tôi viết hẳn dòng chữ: “Ra vào phải đóng, khoá cửa. Chú ý xe máy phải khoá càng, khoá cổ cẩn thận đề phòng trộm cắp” để tất cả mọi người đều thấy và thực hiện theo yêu cầu”.
Tuy nhiên, cảnh báo là vậy còn để thực hiện lại không dễ. Chia sẻ với PV, một cán bộ điều tra Công an quận Hà Đông cho biết: Điểm chung của những vụ bị trộm đột nhập vào lấy cắp đồ cơ bản đều do sơ hở không đóng khóa cửa. Có hộ không đóng của tum, có hộ không đóng cửa sổ, tài sản thì lại để ngay cạnh cửa sổ, các đối tượng leo trèo lên dùng tay, hoặc dùng gậy để khều lấy tài sản. Cơ bản đều do các hộ gia đình chủ quan mất cảnh giác.
Trong khi đó, Đại tá Dương Văn Giáp – Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự xã hội (Công an TP.Hà Nội) cho biết: “Chỉ một hành vi vào trộm cắp tài sản, trong quá trình tẩu thoát đã gây ra hậu quả rất đáng tiếc, tính chất vụ án rất nghiêm trọng. Có thể nói, bây giờ các đối tượng trộm cắp tài sản thường mang theo hung khí để chống trả lại người truy bắt. Chúng tôi cũng cảnh báo người dân phải hết sức cảnh giác khi tham gia vây bắt đối tượng. Phải sử dụng số đông, có các công cụ và phải nhanh chóng báo cho cơ quan công an, chính quyền cơ sở gần nhất”.
Từ thực tế đó, để ngăn ngừa tình trạng trộm cắp, ngoài nỗ lực của lực lượng chức năng, người dân cần thường xuyên đề cao cảnh giác trong phòng chống tội phạm. Thực tế, ở đâu người dân có ý thức trong bảo quản tài sản thì ở đó trộm cắp không có cơ hội hoành hành.
Xuất hiện một số băng nhóm trộm cắp nghiên cứu kỹ “con mồi” trước khi hành động Mới đây, phát biểu tại buổi gặp gỡ báo chí thông tin về tình hình, công tác đảm bảo an ninh trật tự trong năm 2015 và một số trọng tâm năm tới cũng như công tác đảm bảo an ninh trật tự trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, Đại tá Lê Ngọc Phương – Trưởng phòng PC45, Công an TP.HCM khuyến cáo: “Người dân có thói quen dự trữ ngoại tệ, tiền và vàng trong nhà hoặc mang theo một lượng lớn tài sản lưu thông trên đường cần cẩn thận vì trong thời gian qua xuất hiện một số băng nhóm trộm cắp rất chuyên nghiệp, nghiên cứu rất kỹ lưỡng trước lúc hành động. Đặc biệt, trong những tháng cuối năm, người dân cần chủ động bảo vệ tài sản của mình, tránh thiệt hại và tai nạn do trộm cướp gây ra”.
VI HẬU – ANH VĂN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tháng "củ mật": Cảnh giác đề phòng tai nạn, trộm cắp
Tháng Chạp còn gọi là tháng "củ mật", nhu cầu đi lại, mua sắm những ngày giáp tết, trong tết tăng. Do vậy, cần nâng cao cảnh giác, đề phòng tai nạn, trộm cắp.
Tại sao lại gọi tháng Chạp là tháng "củ mật"?
Tháng Chạp, theo cách gọi dân gian- "tháng củ mật", là thời điểm năm hết Tết đến, cũng là thời điểm kẻ xấu lợi dụng sự sơ hở của mọi người để trộm cướp. "Củ" là củ soát, kiểm soát, còn "mật" là cẩn mật, nghĩa là kiểm soát cẩn mật. Xưa kia, cứ đến tháng Chạp, các quan phủ thường hay nhắc nhở những người dân cần cẩn mật, các tuần đinh phải tăng cường kiểm soát cẩn mật để phòng ngừa đạo chích.
Cho đến nay, tháng Chạp vẫn được coi là "tháng củ mật". Ngoài ra, "tháng củ mật" còn bị xem là tháng hay bị xui xẻo, dễ mất mát tiền của, hay bị "tai bay vạ gió", có khi hao người tốn của với những lý do hết sức khác nhau nhưng thường được cho là... đen và đắng như Củ Mật.
Anh minh hoa
Tháng 12 âm lịch, nhất là những ngày giáp tết, hầu hết ai cũng luôn luôn có việc, phải đi lại thường xuyên, thức khuya, dậy sớm, khách đến nhà chơi, đến giải quyết công việc nhiều nên thường gây nên trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, buồn ngủ.
Vậy nên, hầu hết xong việc đặt lưng là ngủ say, nhiều khi ngồi cũng có thể ngủ ngon lành, cổng, cửa đôi khi quên cả khóa, xe quên cả cho vào nhà, đồ dùng quên cả cất dọn, thêm nữa là nhu cầu mua sắm những ngày giáp tết tăng, thường xuyên mang tiền trong người. Do vậy, nếu cảnh giác không cao sẽ là cơ hội "ngàn vàng" cho đạo chích lộng hành, đen đủi như mất tiền, mất của dễ xảy ra.
Tháng Củ Mật đồng nghĩa với tiệc tùng gia tăng, cần thận trọng khi đã uống bia rượu. Cuối năm, thời tiết hanh khô cộng với nhiều hoạt động vui chơi giải trí, tại nơi tập trung đông người rất dễ xảy ra cháy, nổ...
Đề phòng tai nạn giao thông, trộm cắp tháng "Củ mật"
Vấn đề cảnh giác, đề phòng tai nạn giao thông dịp Tết cần phải được đặt lên hàng đầu. Cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Số liệu thống kê cho thấy, 3 ngày đầu nghỉ tết Dương lịch 2016, trên toàn quốc đã xảy ra 124 vụ tai nạn giao thông, làm chết 65 người, bị thương 94 người.
Tháng 12 âm lịch, nhu cầu mua sắm những ngày giáp tết tăng, thường xuyên mang tiền trong người. Do vậy, nếu lơi là sẽ là cơ hội "béo bở" cho đạo chích lộng hành, đen đủi như mất tiền, mất của dễ xảy ra. Có nhiều sự việc dẫn đến hậu quả đau lòng đã xảy ra thời gian qua vì trộm cắp. Ví như vụ hung thủ Trần Văn Hơn, (sinh năm 1998, ngụ ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới) sát hại bé gái 13 tuổi để cướp điện thoại di động hồi tháng 6. Hay như gần đây, ngày 7/1 đã xảy ra vụ cướp ô tô chở vàng táo tợn ngay trước cửa nhà ở Hà Nội...
Bên cạnh đó, người dân cũng cần cảnh giác cao độ khi mua hàng bởi thị trường hiện nay đang tràn lan hàng giả, hàng kém chất lượng. Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phanh phui hàng loạt vụ việc chấn động vì thực phẩm bẩn, găm hàng chờ Tết, hàng nghìn lọ mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả,...
Theo Sưc khoe công đông
Mỹ siết visa với một số công dân châu Âu Ngày 21/1, Mỹ bắt đầu thực thi những thay đổi trong chính sách cấp thị thực của nước này, khiến một số công dân châu Âu sẽ "vất vả" hơn khi nhập cảnh vào Mỹ. Trang tin CNN cho biết, chính sách mới nhất là nhằm để ngăn chặn những phần tử IS không thể nhập cảnh vào Mỹ. Những quy định mới...