“Trảm” nhà đầu tư vì “treo” dự án quá lâu
Hàng loạt các dự án ven biển từ thị xã Điện Bàn vào Hội An (Quảng Nam) đã bị rút giấy phép do “treo” quá lâu, triển khai “ì ạch” và không đáp ứng cam kết với địa phương.
Trong tháng 6 vừa qua, tỉnh Quảng Nam rút giấy phép 3 dự án du lịch ven biển đã bị UBND tỉnh thu hồi gồm dự án khu công viên biển và khu hỗn hợp rộng 12,7 ha ở thị xã Điện Bàn do chủ đầu tư (Công ty CP First Quality Management) không ký quỹ đầu tư.
Hai dự án của Công ty CP hạ tầng và dịch vụ truyền thông Logi 3, Công ty đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông T.I.D.I (cũng tại thị xã Điện Bàn) bị thu hồi do không triển khai và vướng giải phóng mặt bằng.
Trong năm 2014 và đầu năm 2015, UBND tỉnh Quảng Nam cũng xử lý sai phạm tại hàng loạt dự án, thu hồi hơn 23 ha trong quy hoạch cây xanh phía đông dọc tuyến đường ĐT693A thuộc 2 xã Điện Ngọc, Điện Dương (thị xã Điện Bàn).
Mới đây nhất, trong tháng 7 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam cũng quyết định thu hồi một phần dự án của Công ty TNHH Chí Thành vì “treo” từ năm 2007 đến nay nhưng chỉ triển khai xây dựng một số hạng mục và đắp chiếu nằm im.
27ha đất dự án bỏ hoang, người dân tận dụng để trồng trọt hoa màu, chăn nuôi gia súc
Dự án của Công ty TNHH Chí Thành được tỉnh Quảng Nam giao 53,8ha tại khu đô thị số 6 thuộc đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn). Đây là dự án được quy hoạch xây dựng nhà ở liên lập, nhà vườn biệt thự, công viên, hồ điều tiết, khu thương mại hỗn hợp, các công trình phúc lợi khác… được xây dựng theo tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp.
Trong 8 năm qua, Công ty Chí Thành mới thi công một số hạng mục trên diện tích 26 ha như san nền, hồ điều tiết, sinh thái mặt nước, xây dựng 15 căn biệt thự. Triển khai một số hạng mục về kết cấu kỹ thuật đối với diện tích 18ha. Diện tích hơn 27ha còn lại vẫn không triển khai gì.
Video đang HOT
Tại dự án này, ngoài 15 căn biệt thự cao cấp được chủ dầu tư xây dựng thì tại đây không có gì là một khoảng đất rộng lớn bỏ hoang hóa. 15 căn biệt thự cao cấp này trị giá vài tỉ đến cả chục tỉ mỗi căn nhưng hiện nay vẫn vườn không nhà trống, đang phơi mình với nắng gió.
Trên diện tích mà UBND tỉnh Quảng Nam ra quyết định thu hồi vẫn còn nguyên hiện trạng như từ lúc nhận dự án đến nay. Hiện nay những người dân xung quanh tận dụng diện tích đất bỏ hoang để trồng hoa màu, thả bò…
Các hạng mục đường, vỉa hè, cống thoát thì thi công nham nhở rồi để đó mấy năm qua trở nên hư hỏng. Dự án kéo dài nhiều năm không triển khai ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và việc đi lại của người dân. Nhất là những hộ dân chưa được giải tỏa sống trong khu vực ô nhiễm, không có đường đi, mưa thì nước ngập và dễ tạo môi trường tệ nạn xã hội tại đây.
Điều đáng nói, trong khi tổng số tiền sử dụng đất của dự án trên 31 tỷ đồng nhưng Công ty Chí Thành chỉ mới nộp gần 1,3 tỷ đồng.
Tại kết luận của Thanh Tra Chính phủ năm 2011 về công tác quản lý, sử dụng đất của tỉnh Quảng Nam thì Công ty Chí Thành là đơn vị nằm trong diện xử lý tài chính do không nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước.
Trong các báo cáo gửi tỉnh Quảng Nam ngày 3/12/2012, Công ty Chí Thành cho biết, năm 2012 dự án khu đô thị số 6 tạm dừng đầu tư. Trong năm 2013 sẽ đủ điều kiện để giải quyết các vấn đề tồn đọng đối với việc nộp thuế đất, giải quyết dứt điểm đối với khách hàng đã góp vốn đầu tư dự án; Quyết tâm 2013 sẽ triển khai xây dựng giai đoạn II, phấn đấu trong các năm đến để hoàn thành dự án.
Từ khi khánh thành năm 2009 đến nay, 15 căn biệt thự của Công ty Chí Thành đã bỏ hoang
Đến năm 2014, BQL khu đô thị Điện Nam – Điện Ngọc tiếp tục mời Công ty Chí Thành đến làm việc về tiến độ thực hiện dự án cũng như thực hiện nộp tiền sử dụng đất, đại diện Công ty Chí Thanh cũng đã cam kết sẽ giao phần diện tích 20ha đã giải phóng thế chấp cho ngân hàng vay vốn nộp tiền sử dụng đất, nhưng đến nay dự án vẫn không triển khai và tiền nợ vẫn không nộp.
Trong công văn gửi UBND tỉnh Quảng Nam ngày 20/4/2015, Công ty Chí Thành cho biết đã khẩn trương trương huy động tài chính để đáp ứng đủ và đạt yêu cầu tiến độ dự án đề ra trong năm 2015, nhưng do chưa kịp thời giải ngân nên việc cam kết tiến độ có bị chậm. “Chúng tôi thành thật xin lỗi, xin ghi nhận những thiếu sót và khẩn trương khắc phục ngay”, công văn ghi rõ.
Trong thời gian qua, BQL Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc cũng đã kiến nghị tỉnh Quảng Nam thu hồi một loạt dự án không triển khai do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính hoặc không huy động được vốn không có khả năng thực hiện dự án.
Theo BQL khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc cho biết, từ năm 2011 đến nay Công ty Chí Thành dừng hẳn việc triển khai thi công dự án. BQL đã nhiều mời giám đốc Công ty Chí Thành đến làm việc và cam kết triển khai dự án và nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhưng Công ty vẫn không thực hiện đúng tiến độ theo cam kết đã ký.
Trước tình hình dự án kéo dài, BQL khu đô thị Điện Nam – Điện Ngọc đã báo cáo tỉnh Quảng nam về tình hình triển khai dự án của Công ty. Ngày 27/11/2014, UBND tỉnh đã chủ trì làm việc với Công ty và yêu cầu chứng minh nguồn tài chính, ký cam kết tiến độ thực hiện và hoàn chỉnh các thủ tục có liên quan để triển khai thi công xây dựng trong tháng 6/2015.
Đến tháng 6 vừa qua, Công ty TNHH Chí Thành vẫn chưa chứng minh được nguồn tài chính để tiếp tục thực hiện dự án, chưa hoàn chỉnh các thủ tục có liên quan theo yêu cầu. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Quảng Nam buộc phải thu hồi dự án của Công ty Chí Thành theo đúng quy định của Luật Đất Đai và Luật Kinh doanh bất động sản.
Trong quyết định thu hồi một phần dự án vào ngày 22/7 vừa qua, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam – ông Đinh Văn Thu – đề nghị BQL khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc tổ chức chọn nhà đầu tư mới đảm bảo năng lực để thực hiện dự án đầu tư xây dựng trên phần diện tích đã thu hồi.
Công Bính
Theo Dantri
Lấp lánh sông Hàn
Không giống như hầu hết các dòng sông tưới tắm nước và phù sa, bồi tụ nên những cánh đồng, dòng sông Hàn (Đà Nẵng) góp cùng con người tạo dựng nên văn minh theo cách riêng độc đáo. Đó là dòng sông rộng nối liền với cửa biển làm thoáng mát, mở tầm nhìn cho cả thành phố và con người. Người Đà Nẵng yêu sông Hàn, dựa vào sông Hàn và đã làm cho con sông ngày mỗi đẹp lên.
Không giống như hầu hết các dòng sông tưới tắm nước và phù sa, bồi tụ nên những cánh đồng, dòng sông Hàn (Đà Nẵng) góp cùng con người tạo dựng nên văn minh theo cách riêng độc đáo. Đó là dòng sông rộng nối liền với cửa biển làm thoáng mát, mở tầm nhìn cho cả thành phố và con người. Người Đà Nẵng yêu sông Hàn, dựa vào sông Hàn và đã làm cho con sông ngày mỗi đẹp lên.
Sau cuộc đột phá di dời các khu nhà tạm bợ, sập sệ cùng những bến bãi, xưởng tàu cũ kỹ khỏi hai bờ sông là những bước đi dồn công của đầu tư lần lượt xây dựng các cây cầu đẹp vắt ngang sông. Những cây cầu làm cho sông Hàn thêm hiền hòa, lộng lẫy và quan trọng hơn đã giúp thành phố biến cả phần đồi, bãi cát hoang hóa, những căn cứ quân sự của Mỹ trước đây thành những khu đô thị và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Mỗi bước phát triển con người lại nhìn lại để hiểu hơn giá trị, vẻ đẹp của dòng sông. Thật mừng là sau cuộc "chinh phục sông Hàn" bằng những cây cầu, người Đà Nẵng đã nhận thấy nhu cầu phải bảo vệ sông Hàn trước những ý định, dự án lấn sông, xây dựng những công trình để kiếm lợi ích riêng mà ảnh hưởng đến dòng chảy, phá vỡ cảnh quan thoáng đẹp của dòng sông. Người dân và lãnh đạo thành phố chung tầm nhìn, chung quyết tâm nên công trình gọi là "Ngọn hải đăng" giữa dòng sông đã được kịp thời ngăn lại. Không dừng ở đó, thành phố thấy cần quy hoạch xây dựng, tôn tạo không gian sông Hàn để dòng sông đẹp hơn và một phác thảo quy hoạch do đơn vị tư vấn Ji Na của Hàn Quốc đã được giới thiệu để lấy ý kiến đóng góp của người dân. Thật mừng là thêm một lần nữa nhân dân và lãnh đạo Đà Nẵng đã đồng thuận không chấp nhận thứ thiết kế thiếu toàn diện, kỹ lưỡng và mang nặng tính thực dụng, thiển cận này với nhiều công trình lấn sông, che chắn tầm mắt con người với dòng sông.
"Thiết kế không quan tâm đến quyền thụ hưởng cảnh quan của người dân"; "Quy hoạch còn thua xa hiện trạng"; "Nếu mặt tiền của TP Đà Nẵng bị phá vỡ thì con cháu sau này sẽ còn gì để hưởng thụ"; "Phải giữ cho được sông Hàn"; "Cần tổ chức thi tuyển quốc tế về quy hoạch sông Hàn"... Người dân và lãnh đạo Đà Nẵng đã cùng lên tiếng như thế.
Vậy là vì lợi ích của con người, vì vẻ đẹp trường tồn của sông Hàn, người Đà Nẵng đã càng thêm gắn kết. Chúng ta cũng biết đến những quyết định của thành phố loại bỏ các dự án khu nghỉ dưỡng để dành bãi biển cho dân. Mới đây là chuyện người con gái của bí thư thành ủy trả lại phần đất đã được duyệt đổi... Những việc ấy đã làm cho người Đà Nẵng ngày mỗi thêm tin yêu, gắn bó. Thái độ, cách làm của Đà Nẵng trước việc mới, việc khó vẫn tiếp nối như thuở anh Nguyễn Bá Thanh cùng thế hệ lãnh đạo trước.
Dòng sông nào, bãi biển nào cũng có vẻ đẹp riêng. "Cảnh quan không của riêng ai"-Người viết bài này cách đây 5 năm đã viết một bài mang đầu đề ấy nêu lên xu hướng thực dụng, thiển cận lấn và chắn sông, biển ở nhiều thành phố. Bây giờ, Đà Nẵng đã tiên phong đối mặt với những thách thức phá vỡ cảnh quan, môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững. Bài học đồng thuận vì lợi ích lâu dài của Đà Nẵng rất cần được học tập, nhân lên trên mọi miền quê.
Hướng về Đà Nẵng, cứ thấy lấp lánh sông Hàn.
Theo Mạnh Hùng
Quân đội Nhân dân
Khu an táng cán bộ cao cấp bố trí đất chôn cất cho cả vợ/chồng Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nghĩa trang mới và Nhà tang lễ quốc gia. Một mô hình thiết kế Nhà tang lễ Quốc gia mới sẽ xây dựng tại Hoài Đức, Hà Nội. Ban Bí...