Trăm người xin lửa ‘lấy đỏ’ đầu năm
Lấy áo trùm đầu, dùng tay che mặt để chống lại cái nóng của đống lửa giữa sân đình, người dân nhanh chóng mang lửa về nhà mong một năm tốt lành sẽ đến.
21h ngày 7/2 (11 tháng giêng), người dân làng An Định (Hà Đông, Hà Nội) lại hội tụ tại đình để chia lộc làng, “lấy đỏ” cầu may mắn cho cả năm.
Lễ hội của làng An Định bắt đầu từ ngày mùng 7 Tết, chính hội từ ngày mùng 8 Tết. Nghi thức hóa vàng diễn ra vào ngày giã hội 11 tháng Giêng. Toàn bộ vàng mã người dân cúng tiến trong năm được đốt tại sân đình và người dân lấy lửa đó đem về nhà gọi là “lấy đỏ” đầu năm.
7 cụ cao niên trong làng đứng ra làm lễ trước ban thờ Thành Hoàng làng cùng nhiều lễ vật.
Cụ Nguyễn Văn Phàn (70 tuổi) đánh chiêng báo hiệu nghi thức tế lễ kết thúc.
Tất cả vàng mã được đưa ra sân đình. Lửa mồi được lấy trên ban thờ bằng một cây sào dài.
Người lớn, trẻ con, thanh niên, người già lao vào đống lửa.
Video đang HOT
Nhiều người bất chấp cái nóng chen chân để nhanh chóng lấy được lửa cho nhà mình.
Áo rét, khẩu trang, mũ nón, tay che mặt chống lại cái nóng phát ra từ đống lửa lớn.
Những đứa trẻ buộc nén nhang vào cây sào dài để lấy lửa, ai cũng muốn được chia lửa đầu tiên.
“Ngọn lửa tượng trưng cho sự ấm no, may mắn. Năm nào gia đình tôi cũng tới sân làng lấy lửa, lấy đỏ để cầu mong một năm mới con cái học hành chăm ngoan, gia đình làm ăn thuận buồm xuôi gió”, Anh Kiên ở tổ 5, Yên Nghĩa nói.
Lấy được lửa, người người chạy thật nhanh để mang lửa về nhà.
Chị Bùi Huyền Trang mang những nén hương từ đình về ban thờ thần tài nhà mình, cầu mong một năm nhiều tài lộc, nhiều may mắm.
Ngọc Thành
Theo VNE
Lễ vía Thần tài của một gia đình Sài Gòn
Đi chợ từ sáng sớm, chị Lan mua đủ đồ cúng và không thể thiếu chỉ vàng, cá lóc nướng cho ngày vía Thần tài.
Hàng năm cứ đến ngày mùng 10 tháng Giêng người Việt thường mua đồ lễ cúng trước bàn thờ Thần tài để cầu tài lộc cho một năm mới làm ăn thuận lợi. Từ 6h30, chị Nguyễn Thanh Lan (44 tuổi, quận Tân Phú) đã đi ra chợ Sơn Kỳ ở gần nhà để mua đồ cúng cho ngày vía Thần tài.
Sau khi chọn vàng mã, chị Lan mua hoa tươi. "Vào ngày này tất cả mọi nhà, công ty, cửa hàng... có thờ Thần tài đều sắm lễ vật để cúng lấy vía mong một năm mới làm ăn được thịnh vượng về tài lộc. Nhà tôi có tiệm làm tóc nên ngày lễ này chuẩn bị rất chu đáo", chị Lan chia sẻ.
Để vía Thần tài, người cúng phải mua thịt heo quay hoặc bộ "Tam sên" bao gồm một miếng thịt ba rọi, một con tôm (hoặc cua) và một trứng vịt. "Đây là phong tục của người Nam Bộ. Năm ngoái, tôi chuẩn bị bộ tam sên rồi nên năm nay cúng thịt heo thôi", chị Lan nói.
Bên cạnh bộ "Tam sên", người miền Nam còn thường cúng Thần tài bằng cá lóc nướng. "Năm nào tôi cũng ra phố cá lóc nướng ở đường Tân Kỳ Tân Quý để mua vì cá ở đây họ nướng đẹp mắt, còn nguyên vẹn cũng như hương vị ngon hơn nhiều chỗ khác", người phụ nữ cho biết.
Cá lóc nướng trui phải để nguyên con, không cạo vảy, không cắt vi, cắt đuôi.
Trái cây có 5 loại để sắp thành mâm ngũ quả. "Thường tôi chọn 5 loại quả là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung nhưng đi chợ kiếm không ra trái sung nên đành chịu", người phụ nữ 44 tuổi nói.
Bên cạnh việc sắm lễ để cúng Thần tài, mua vàng cũng là việc nhiều người thường làm trong ngày này. "Tôi thường mua ít, nửa chỉ vàng với ý nghĩa cầu may chứ không nhằm mục đích kinh doanh. Dù vậy, mình phải mua từ trước đó vài ngày để giá không cao", chị Lan cho hay.
Theo quan niệm của chị Lan, mâm cúng đầy đủ gồm ngũ quả, cá lóc nướng, vàng mã, nhang, heo quay (hoặc bộ Tam sên), hoa tươi, rượu, gạo...
"Nhiều gia đình làm ăn lớn còn mời múa lân nhưng tôi thì chỉ cần làm đúng phong tập, thành tâm là thấy đủ làm Thần tài hài lòng", chị Lan tâm sự.
Ngoài ra, ở ban thờ Thần tài của gia đình chị Lan còn có thêm món bánh Tổ. "Những người làm nghề tóc như chúng tôi thường có thêm loại bánh này để cúng Tổ nghề", chị nói.
Nghi thức cúng khá đơn giản, chỉ diễn ra chưa đầy 5 phút vào khoảng thời gian trước 9h. Người cúng thường cầu khấn một năm làm ăn buôn may bán đắt.
Trong phần lễ cúng, gia chủ chỉ được sử dụng 5 que nhang. Người cúng cho biết thêm: "Hàng tháng còn nên lau bàn thờ, tắm cho Thần tài ít nhất 2 lần".
Khi nhang đã tàn, chị Lan thực hiện công đoạn cuối là hóa vàng. "Tôi chẳng mong gì hơn ngoài hy vọng tiền bạc dồi dào, cuộc sống sung túc", chị chia sẻ.
Quỳnh Trần
Theo VNE
"Vàng thỏi 9999" siêu rẻ trước ngày ông Công ông Táo Đến xã Song Hồ (Bắc Ninh), người dân có thể mua được hàng chục cây "vàng" in 4 số 9 với giá hơn 10.000 đồng về làm lễ cúng ông Công ông Táo. Xã Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) không chỉ nổi tiếng với tranh dân gian Đông Hồ mà hơn chục năm nay còn được biết tới là "đai công xương...