Trạm khí tượng duy nhất Việt Nam được thế giới công nhận “hơn 100 năm tuổi”
Trạm khí tượng đầu tiên ở Việt Nam xây dựng thời Pháp thuộc, được thế giới công nhận là trạm khí tượng hơn 100 năm tuổi, cần được bảo tồn, gìn giữ.
Trạm Khí tượng Phù Liễn (quận Kiến An, TP Hải Phòng) không chỉ có kiến trúc đẹp mà còn là nơi lưu giữ tư liệu quý về những thành tựu ban đầu của ngành khí tượng thủy văn Việt Nam. Trạm khí tượng này có diện tích khoảng 2ha trên đỉnh đồi Phù Liễn, cách mặt biển 116m.
Theo tài liệu lịch sử ghi ghép hiện lưu giữ tại trạm, ngày 25/4/1900, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã ra Nghị định 421 cho phép xây dựng tòa nhà chính của Sở Khí tượng Đông Dương, cũng là trụ sở của Trạm Khí tượng Thủy văn Đông Dương. Ngày 16/9/1902, Trạm Khí tượng và Địa từ Thủy văn đặt tại đồi Phù Liễn chính thức được xây dựng. Thời bấy giờ, đồi Phù Liễn là vị trí đắc địa phục vụ cho công tác nghiên cứu và dự báo khí tượng ở khu vực Đông Dương. Năm 1906, trạm này bắt đầu thực hiện quan trắc số liệu về nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, lượng mưa và hướng gió, đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc quan trắc khí tượng cho ba nước Đông Dương là: Việt Nam, Lào, Campuchia.
Đến đây, mọi người có thể cảm nhận dấu ấn thời gian và kiến trúc Pháp lưu giữ trên công trình 120 năm tuổi này. Điểm nhấn kiến trúc là bức tường bằng đá xanh kiên cố, cửa chạm khắc các họa tiết trang nhã kiểu phương Tây, trong nhà có trụ hình khối cân xứng, tháp cao 6 tầng ở phần hậu, có cầu thang xoáy ốc dẫn lên đỉnh tháp đặt kính kinh vĩ điều chỉnh giờ địa phương.
Video đang HOT
Tòa nhà rêu phong gợi nhớ ký ức về thời kỳ lịch sử mà biết bao thế hệ đặt nền móng xây dựng nên ngành dự báo thời tiết nước ta. Thời ấy, Trạm Khí tượng Phù Liễn tự hào là trung tâm nghiên cứu, dự báo khí tượng thủy văn sánh ngang với đài khí tượng của Mỹ ở Manila (Philippines), đài khí tượng Tokyo ( Nhật Bản).
Trạm Khí tượng Phù Liễn hàng ngày có nhiệm vụ thu phát tin dự báo khí tượng thủy văn vùng Đông Bắc Việt Nam tới các đài khí tượng tại Việt Nam, Lào, Campuchia và các trạm khí tượng quốc tế trong khu vực Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương để lập biểu, bản đồ thời tiết phục vụ hoạt động giao thông hàng hải trên biển Đông.
120 năm phát triển, Trạm Khí tượng Phù Liễn là niềm tự hào của người dân Hải Phòng bởi đây là trung tâm nghiên cứu dự báo khí tượng hàng đầu ở khu vực Đông Bắc Việt Nam. Trạm đã dự báo kịp thời các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ…, góp phần vào sự phát triển kinh tế, giữ vững an ninh và chủ quyền phía Đông Bắc Tổ quốc.
Tháng 6/2018, Trạm Khí tượng Phù Liễn được Tổ chức Khí tượng Thế giới công nhận là trạm khí tượng trên 100 năm tuổi. Trên thế giới hiện chỉ có khoảng vài chục trạm khí tượng trên 100 năm tuổi, trong đó có Trạm Khí tượng Phù Liễn. Những trạm khí tượng trên 100 năm tuổi được khuyến nghị cần bảo tồn, bảo vệ vì những giá trị của chuỗi số liệu trên 100 năm trong đánh giá những thay đổi, biến đổi khí hậu.
Đường lên Trạm Khí tượng Phù Liễn uốn lượn dưới những tán cây xanh mướt, không khí trong lành, mát mẻ, thường là nơi người dân dạo mát, tập thể dục… Người dân Hải Phòng thường gọi quả đồi ở trung tâm quận Kiến An này là đồi Thiên Văn. Nhân dân trong vùng truyền tai nhau một câu ca để nói về những địa danh nổi tiếng ở nơi đây: “Kiến An có núi ông Voi. Có sông Văn Úc, có đồi Thiên Văn”.
Năm 2017, công trình trạm radar thời tiết Phù Liễn khá hiện đại được khánh thành. Đây là thành quả của chương trình tăng cường năng lực đối phó thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra, được Nhật Bản tài trợ.
Tại đây còn có trạm thu phát sóng với cột ăng ten khá cao. Khu vực này cực kỳ quan trọng việc đảm bảo an ninh, an toàn không chỉ của quận Kiến An mà còn của TP Hải Phòng. Được biết, tại Trạm Khí tượng Phù Liễn có Bảo tàng Thiên văn Việt Nam lưu giữ nhiều văn bản, tư liệu quý tái hiện quá trình 120 năm hoạt động, phát triển của ngành khí tượng thủy văn, những thành tựu thiên văn Việt Nam, kết quả hợp tác với các nước bạn như: Ba Lan, Pháp, Nhật Bản trong việc hiện đại hóa thiết bị theo dõi khí tượng thủy văn. Theo một nhân viên tại trạm, bảo tàng này hiện không mở cửa đón khách tham quan do tòa nhà cũ đang bị xuống cấp.
Trong khi tòa nhà chính có phong cách kiến trúc phương Tây thì hệ thống cổng vào lại đậm nét kiến trúc “tam quan” của phương Đông với cổng Rồng, cổng Phượng.
Từ Trạm Khí tượng Phù Liễn quan sát được toàn cảnh đô thị quận Kiến An.
Đồi Phù Liễn là “lá phổi xanh” giúp cho quận Kiến An có không khí trong lành, mát mẻ. Nơi đây còn là địa điểm tập thể dục lý tưởng của người dân địa phương. Hàng ngày, mọi người thường đi bộ, chạy, đạp xe lên tận đỉnh đồi, tận hưởng nhịp sống thanh bình, thư thái giữa dòng đời hối hả, xô bồ.
Hơn 200 điều dưỡng, hộ lý xuất cảnh sang Nhật Bản làm việc
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và đơn vị đào tạo phía Nhật Bản là Arc Academy tổ chức xuất cảnh cho hơn 200 ứng viên điều dưỡng, hộ lý (khóa 8) sang làm việc tại Nhật Bản.
Đây là số ứng viên đã hoàn thành khóa học tiếng Nhật và đáp ứng được các yêu cầu của chương trình phái cử điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA).
Niềm vui được xuất cảnh sang Nhật Bản làm việc của các ứng viên khóa 8
Tính từ năm 2012 đến nay, chương trình đã tuyển chọn, đào tạo và đưa được gần 1.900 ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản. Hiện tại, Dolab đang tiếp tục nhận hồ sơ tham gia tuyển chọn ứng viên (khóa 10) đến hết ngày 30-10. Ứng viên có nguyện vọng tham gia chương trình nộp hồ sơ trực tiếp tại Dolab hoặc gửi qua bưu điện theo địa chỉ: 41 B Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Nhật Bản sử dụng công nghệ hỗ trợ người lao động nước ngoài hậu COVID-19 Các doanh nghiệp tại Tokyo (Nhật Bản) sẽ thử nghiệm một ứng dụng điện thoại thông minh tạo điều kiện để người lao động nước ngoài có thể khiếu nại hoặc báo cáo về các vấn đề phát sinh. Thực tập sinh tại một công trường ở Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: Nikkei Asia Tờ Nikkei Asia (Nhật Bản) ngày 10/9 đưa tin ứng...