“Trảm” hàng loạt taxi kém chất lượng tại bến xe Gia Lâm
Xe kém chất lượng, cạnh tranh không lành mạnh, chèo kéo, dừng đỗ và đón trả khách nhộn nhạo… Những vi phạm này khiến hàng loạt taxi bị loại bỏ trong chiến dịch quy hoạch lại loại hình vận tải này tại bến xe Gia Lâm (Hà Nội).
Sau chiến dịch “trảm” xe khách làm ăn theo kiểu chộp giật, đe dọa khách, mới đây sự lộng hành và gây mất trật tự của xe taxi tại khu vực bến xe Gia Lâm đã ảnh hưởng lớn tới quyền lợi của hành khách. Việc dừng đỗ, đón trả khách tùy tiện là nguyên nhân dẫn tới ùn tắc nghiêm trọng trên tuyến đường chính quanh bến xe.
Trước tình hình này, công an quận Long Biên, bến xe Gia Lâm, công an phường và các lực lượng liên quan vừa có cuộc họp bàn để tập trung xử lý các vi phạm liên quan đến vận tải, an toàn giao thông nhằm thực hiện các kế hoạch của tháng an toàn giao thông.
Bến xe Gia Lâm chỉ chấp thuận cho 1 hãng hoạt động tại bến
Theo ông Nguyễn Như Trúc – Giám đốc BX Gia Lâm, mục đích của việc quy hoạch hoạch lại taxi trong bến là nhằm loại bỏ hàng loạt taxi có chất lượng phục vụ thấp, cạnh tranh, chèo kéo khách, không chấp hành các nội quy quy định, dừng đỗ, đón trả khách nhộn nhạo…
Video đang HOT
Về phía công an quận Long Biên, Thượng tá Nguyễn Hồng Khanh – Phó Trưởng công an quận cho biết về kế hoạch triển khai. Theo đó, ở ngoài bến, công an quận Long Biên gồm Cảnh sát trật tự, Công an phường kết hợp với Đội Thanh tra giao thông quận tập trung xử lý các lỗi vi phạm như dừng đỗ trái phép, đón trả khách trái quy định và các hành vi phạm trật tự an toàn giao thông khác bên trong bến, Đội Cảnh sát Điều tra, Đội Hình sự công an quận xử lý các đối tượng móc túi, chèo kéo khách, cò mồi…
Đối với các tài xế taxi vi phạm quy định ra vào bến để chèo kéo khách, Thượng tá Khanh cho biết, ngày 14/9 Công an quận và các lực lượng liên quan đã họp để xử lý các hành vi chèo kéo, dừng đỗ, đón trả khách trái quy định.
Hiện nay bến xe Gia Lâm đã cải tạo tốt, sử dụng hệ thống barie điện tử. Việc đón trả khách cho taxi đã được phân luồng thành cửa ra vào, quy hoạch lại thành một khu vực riêng. Taxi trong bến đã được sắp xếp lại quy củ. Trước khi sắp xếp trong bến chủ yếu là taxi của hãng Anh Huy.
Cũng trong thời gian này, Công ty Quản lý các bến xe Hà Nội, bến xe Gia Lâm đã tiến hành “thanh lọc” hàng loạt các taxi hoạt động trong bến. Hiện bến xe Gia Lâm chỉ chấp thuận cho các taxi có chất lượng phục vụ cao của hãng taxi Group được hoạt động tại sảnh chính của bến.
“Trước đây bến cũng chấp thuận cho nhiều hãng taxi vào đón, trả khách tại sảnh nhưng không thể quản lý nổi, những nhộn nhạo của taxi ảnh hưởng lớn tới trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội tại bến xe. Để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, chúng tôi đã chấp thuận phương án chọn một đơn vị cung ứng taxi quy củ vào hoạt động là taxi Grup” – ông Trúc cho hay.
Tuy nhiên, ghi nhận của PV cho thấy, sau khi các xe taxi bị “trảm” do hoạt động nhộn nhạo trong bến xe Gia Lâm, lượng lớn xe này đã đổ dồn tập kết trên tuyến đường Ngô Gia Khảm gây ùn tắc.
Được biết, việc áp dụng mô hình chỉ chấp thuận cho một hãng taxi vào đón khách trong bến xe cũng đã được triển khai ở bến xe Giáp Bát, theo nhìn nhận của ông Nguyễn Hoàng Trung – Giám đốc Công ty Quản lý các bến xe Hà Nội thì tại bến xe Giáp Bát đang kiểm soát được tình trạng nhộn nhạo do taxi gây ra, đơn vị được chấp thuận sẽ cử tổ điều hành nhằm quản lý taxi nên các bến xe không phải bố trí lực lượng để phụ trách trật tự trong mảng này.
Theo Dantri
Hà Nội: Xử lý gần 140 đối tượng chèo kéo, bắt chẹt du khách
Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoa cho biết, từ đầu năm đến nay đã xử lý gần 140 đối tượng chèo kéo, bắt chẹt du khách, trong đó có những trường hợp vi phạm 3 đến 4 lần.
"Vấn đề hàng rong chèo kéo, bắt chẹt du khách trong và ngoài nước là hình ảnh rất xấu. Quận Hoàn Kiếm đã giao cho công an các phường xung quanh hồ Hoàn Kiếm và phố cổ xử lý các đối tượng chèo kéo du khách trong nhiều năm qua", ông Hoa nói.
Hình ảnh "đeo bám" quen thuộc ở các điểm du lịch, khiến du khách nước ngoài khó chịu
Theo ông Hoa, từ đầu năm 2012 đến nay, công an quận Hoàn Kiếm đã xử lý 136 trường hợp bán hàng rong chèo kéo, bắt chẹt du khách. Trong đó có những trường hợp vi phạm bị xử lý 3 đến 4 lần.
Việc công an các phường khu vực phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm ra quân, xử lý quyết liệt nên tình trạng du khách bị chèo kéo ít đi. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch quận Hoàn Kiếm vẫn chưa hài lòng vì du khách vẫn còn bị đeo bám và tình hình xử lý chưa có tính ổn định. Hơn nữa, việc xử lý các đối tượng cũng gặp phải vướng mắc ở chế tài chưa đủ mạnh, chưa mang tính răn đe.
"Chúng tôi đang đề nghị cơ quan tư pháp và công an xây dựng phương án: Đối tượng bị xử lý hành chính nhiều lần nhưng vẫn cố tình vi phạm sẽ chuyển sang hình thức xử lý hình sự", ông Hoa nêu giải pháp xử lý quyết liệt hơn tình trạng người bán hàng rong chèo kéo du khách trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thời gian tới.
Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho hay, trên từng tuyến phố đều có lực lượng chính quyền, an ninh cơ sở, khi du khách bị chèo kéo, bắt chẹt có thể vào đó trình báo. Tuy nhiên, bất cập bất đồng ngôn ngữ, dẫn tới việc du khách không biết trình báo thế nào cho lực lượng chức năng hiểu để đưa ra phương án xử lý. Theo ông Hoa, thời gian tới, quận Hoàn Kiếm sẽ xem xét giải pháp cho việc này.
Trước đó, Sở VH-TT&DL Hà Nội đã đề nghị công an thành phố, lãnh đạo các quận có điểm du lịch như Hồ Gươm, Văn Miếu, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm những người vi phạm trật tự công cộng, nhất là đội ngũ bán hàng rong tại các điểm du lịch. Đồng thời, các ngành có hướng đề xuất các cấp có thẩm quyền ban hành quy định nâng mức xử phạt với các hành vi bán hàng rong, đeo bám, bán hàng lừa đảo đối với khách du lịch.
Theo Dantri
Thanh Hóa: Muaban24 có hơn 8.000 gian hàng, 99% là... ảo! Đến thời điểm này, Công an tỉnh Thanh Hóa đã chính thức công khai làm việc với ban Giám đốc và các thành viên quản lý, cũng như những vi phạm tại Muaban24 - Chi nhánh Thanh Hóa sau một thời gian trinh sát, nắm bắt tình hình. Đại tá Lê Huy Nghĩa - Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Trưởng phòng CSĐT...