“Trảm” hai trưởng tàu, quyết tâm của bộ trưởng Thăng lan rộng
Ngày 3/11, Cty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội đã ra quyết định tạm dừng công tác 2 trưởng tàu là Nguyễn Huy Thắng và Dương Doãn Thái.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tất Thương – Giám đốc xí nghiệp Vận tải đường sắt Hà Lạng (đơn vị quản lý trực tiếp đôi tàu Hà Lạng), cho biết: “Sáng ngày 3/11, Cty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội đã triệu tập lãnh đạo xí nghiệp Vận tải đường sắt Hà Lạng và lãnh đạo ga Đồng Đăng về họp kiểm điểm rõ trách nhiệm của từng cá nhân và tập thể.
Sau khi họp, phân tích và kiểm điểm, Cty đã ra quyết định tạm dừng công tác của các cá nhân nhân liên quan gồm 2 trường tàu là Nguyễn Huy Thắng và Dương Doãn Thái”.
Tổng cục đường bộ quyết liệt đúng tinh thần Bộ trưởng Thăng
Đồng thời tạm dừng công tác trong thời gian 3 ngày của trưởng ga, phó ga phụ trách và các chức danh liên quan khác của ga Đồng Đăng trong đó có cả đội trưởng quản lý tàu, trách nhiệm của tổ bảo vệ cùng các cá nhân liên quan như giám đốc, phó giám đốc phụ trách, trưởng tàu của xí nghiệp vận tải đường sắt Hà – Lạng để giải trình và kiểm điểm trách nhiệm.
Cũng theo ông Thương, tại cuộc họp Cty đã yêu cầu dừng không vận tải hàng hoá, hành lý bằng tuyến Đồng Đăng – Lạng Sơn, chỉ phục vụ hành khách.
Trước mắt xí nghiệp đã tăng cường công tác giám sát, thực hiện nghiêm yêu cầu của Cty kiên quyết không chở hành lý chỉ chở khách, kế hoạch tiếp theo của ngành và Cty sẽ theo chỉ đạo của Tổng Cty và Bộ GTVT. Đồng thời thực hiện nghiêm văn bản số 20/CT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Việc xử lý nhanh chóng lần này của ngành đường sắt, làm chúng ta nhớ đến những quyết định của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng.
Video đang HOT
Đưa hàng lậu lên toa khách tàu Đồng Đăng – Hà Nội bằng cửa sổ.
Ngày 25/4, tư lệnh ngành GTVT đã quyết định đình chỉ chức vụ Cục trưởng Đường sắt Nguyễn Hữu Thắng vì lý do phát ngôn thiếu trách nhiệm liên quan đến dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Ngày 23/4, trao đổi với báo chí về việc dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đội giá hơn 300 triệu USD, Cục trưởng Đường sắt Nguyễn Hữu Thắng nói: “Mình đã làm hết mức rồi, nhìn các dự án như tuyến số 3 Nhổn – Ga Hà Nội 2 lần khởi công đến giờ phút này đã làm được gì đâu. Chúng tôi làm được nhiều cũng không ai khen ngợi hết, điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên”.
Đồng thời, Bộ GTVT cũng yêu cầu ông Nguyễn Hữu Thắng kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân trong việc phát ngôn và nguyên nhân làm tăng tổng mức đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh dự án nói trên, báo cáo Bộ trưởng Bộ GTVT trước ngày 7/5/2014.
Ngày 25/5, nhân viên N.T.T.H làm ở bộ phận bán vé đón tiễn, vì buộc khách phải đi đổi tiền lẻ khi bán vé đã bị nghiêm khắc kỷ luật. Trong ca trực của H. có một hành khách mua 3 vé đón tiễn (trị giá 6.000 đồng) nhưng trả bằng tờ tiền mệnh giá 20.000 đồng.
Không chuẩn bị tiền lẻ, nhân viên này yêu cầu khách đi đổi tiền lẻ với thái độ khó chịu. Vị khách này bất đắc dĩ phải đi đổi tiền để mua vé, sau đó nhắn tin cho Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng.
Ông Thăng sau đó chuyển tin nhắn cho ông Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt – Trần Ngọc Thành. Ông Thành lập tức yêu cầu xử lý kỷ luật nhân viên này. Sau đó, hội đồng kỷ luật của Ga Hà Nội quyết định hình thức xử lý khiển trách với nhân viên H.
Bộ trưởng Thăng: Tư lệnh ngành quyết liệt, nhiều đột phá
Theo ông Rậu, với hình thức này, nhân viên H. sẽ bị hạ mức xếp loại lao động cuối năm. Hơn nữa, tổ trưởng phụ trách nhân viên này cũng đã bị hạ chất lượng công tác vì trách nhiệm liên đới.
Vì Bộ trưởng Thăng đã quy định, ngành đường sắt phải thực hiện quy định “4 xin” (xin chào, xin cảm ơn, xin lỗi và xin phép) và “4 luôn” (luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu và luôn giúp đỡ).
Trong khi, các nhân viên vi phạm kỷ luật là bị xử phạt ngay, thì các lãnh đạo dù cũng bị đe dọa cách chức nhưng hiện tại tất cả đều vẫn đang đi làm, có người thì nghỉ hưu theo chế độ.
Theo Báo Đất Việt
Hà Nội: Tết 2016 mới có đường sắt trên cao
Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ để tháng 12/2015 đưa tuyến đường sắt nội đô trên cao Cát Linh - Hà Đông vào vận hành thương mại. Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sau khi đi kiểm tra tiến độ thi công dự án trên vào sáng 28/12.
Vướng đủ đường
Thay ngay nhà thầu không đủ năng lực Ngày 27/12, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo khắc phục tình trạng chậm tiến độ tại dự án đường sắt đô thị thí điểm số 3 (đoạn Nhổn - ga Hà Nội). Theo đó, thành phố yêu cầu Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội kiên quyết thay thế nhà thầu nếu không đủ năng lực, không bảo đảm tiến độ. Đặc biệt, phải nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan để xảy ra chậm trễ trong việc triển khai thi công gói thầu số 5.
Tại buổi họp về tiến độ dự án, báo cáo với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, ông Nguyễn Hữu Thắng (Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam) cho biết, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã bị chậm kế hoạch từ 3 đến 8 tháng so với tiến độ tổng thể chung. Vướng nhất là giải phóng mặt bằng, hiện nay mới giải tỏa được 9/13km chính tuyến và 23ha khu vực depot (trung tâm điều hành, quản lý, nhà kho...). Công tác khảo sát thiết kế đến nay cũng còn chậm do chậm giải phóng mặt bằng nên tổng thầu không thể khoan khảo sát địa chất lấy số liệu thiết kế.
Nhiều "điểm nghẽn" về giải phóng mặt bằng đã được các bên liên quan chỉ ra như điểm ga Cát Linh (cũng là điểm đầu dự án), điểm ga Thái Hà, khu vực chợ tạm Ngã Tư Sở; đường nhánh ra vào khu depot và khu vực nghĩa trang Vân Nội thuộc quận Hà Đông...
Theo ông Nguyễn Trường Sơn (Phó chủ tịch UBND quận Hà Đông), quận Hà Đông phải giải tỏa 38ha nhưng đến nay mới làm xong 33ha mặt bằng sạch bàn giao cho chủ đầu tư. "5ha còn lại là khu depot và nghĩa trang Vân Nội, chúng tôi cố gắng sẽ đền bù giải tỏa ngay trước Tết Âm lịch này", ông Sơn cho hay.
Nhân lực vận hành cho dự án cũng đang chậm so với kế hoạch. Dù Cục Đường sắt Việt Nam đã phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội thông báo tuyển nhân sự theo tiêu chuẩn của tổng thầu nhưng hết thời hạn mới chỉ tuyển được 20/48 nhân sự. "Chúng tôi đã xin ý kiến hạ bớt tiêu chuẩn tuyển dụng để tìm nhân sự đưa đi đào tạo phục vụ vận hành dự án sau này", ông Nguyễn Hữu Thắng cho biết.
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ bởi giải phóng mặt bằng. Ảnh: Việt Nguyễn.
Tăng năng lực vận tải hành khách công cộng
Sau khi nghe các ý kiến, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu UBND TP Hà Nội, Bộ GTVT, chủ đầu tư là Cục Đường sắt Việt Nam và tổng thầu EPC Tập đoàn Cục 6 Trung Quốc bằng mọi giá hoàn thành giải phóng mặt bằng các hạng mục vướng mắc chậm nhất trong quý I/2014 để đẩy nhanh tiến độ dự án, vận hành thử vào tháng 9/2015 và vận hành thương mại vào tháng 12/2015. Phó Thủ tướng cho rằng, dù chỉ dài 13km, nhưng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông là trục chính của thành phố, lượng lưu thông khoảng 1 triệu người/ngày nên cần sớm đưa dự án này vào vận hành, tăng năng lực lưu thông cửa ngõ phía Tây Hà Nội để giảm ùn tắc.
Đối với Cục Đường sắt Việt Nam, Phó Thủ tướng yêu cầu nhanh chóng hoàn thành hồ sơ mời thầu thiết bị toa xe. Trong đó, lưu ý vấn đề chất lượng, nhất là kiến trúc, cảnh quan, nội, ngoại thất của phương tiện, bảo đảm mô hình vận tải văn minh, hiệu quả.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: "Đây là 1 trong 8 tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội có ý nghĩa rất lớn giảm ùn tắc giao thông. Muốn hạn chế được phương tiện cá nhân thì phải tăng năng lực phương tiện công cộng".
Theo Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, sau khi hoàn thành, tuyến đường sắt này sẽ có trục đôi khổ đường 1,435m, cho phép tàu chạy trên cao với tốc độ thiết kế 80km/h. Mỗi đoàn tàu được tổ chức chạy 4 toa xe, tần suất vận chuyển tối đa 2 phút/chuyến, năng lực vận chuyển tối đa 28.500 khách/giờ/hướng.
Hà Nội sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị Theo phê duyệt Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050, Hà Nội sẽ có 8 hệ thống đường sắt đô thị (hiện nay 5 tuyến đang trong giai đoạn nghiên cứu, 3 tuyến đang được triển khai xây dựng). Tuyến số 1: Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh; Tuyến số 2: Nội Bài - Trung tâm thành phố - Thượng Đình; Tuyến số 3: Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai; Tuyến số 4: Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy/Hoàng Mai - Thanh Xuân - Từ Liêm - Thượng Cát - Mê Linh; Tuyến số 5: Nam Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc; Tuyến số 6: Nội Bài - Khu đô thị mới phía Tây Ngọc Hồi; Tuyến số 7: Mê Linh - Đô thị mới phía Tây Nhổn - Vân Canh - Dương Nội; Tuyến số 8: Cổ Nhuế - Vành Đai 3 - Lĩnh Nam - Bát Tràng - Dương Xá.
Theo Lê Minh
Hãng xe Sao Việt vẫn tiếp tục bán vé tuyến Hà Nội - Lào Cai? Mặc dù đã bị Sở GTVT Hà Nội và Lào Cai tạm đình chỉ và thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách, nhưng Công ty TNHH MTV Minh Thành Phát vẫn bán vé cho hành khách tại 2 đầu Hà Nội và Lào Cai. Trước đó ông Nguyễn Trọng Hài - Giám đốc Sở GTVT Lào Cai - đã khẳng...