Trảm “dòng chảy phương Nam”: Nga chọn cách đối ngoại mới?
Các học giả Nga cho rằng, “sự đối đầu và thù địch” của Mỹ và EU buộc Moscow phải xem xét và đánh giá lại chính sách đối ngoại của mình.
Bóng ma của “Chiến tranh lạnh 2″ ám ảnh nước Nga
Quan hệ giữa Nga và phương Tây đã xấu đi rất nhiều kể từ khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine nổ ra và gia tăng căng thẳng khi cuộc nội chiến bùng phát. 2 bên đã liên tiếp cáo buộc lẫn nhau làm xấu đi tình hình chính trị Ukraine, hậu thuẫn và cung cấp “nguyên liệu” cho cuộc nội chiến bùng nổ.
Vào cuối tháng 7, từ những biện pháp lẻ tẻ trừng phạt các cá nhân và công ty Nga, Mỹ và EU đã chuyển sang biện pháp chống hàng loạt bộ phận trong nền kinh tế. Đáp lại, Nga đã hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ các nước áp đặt trừng phạt như Mỹ, các nước thành viên EU, Canada, Austria và Na Uy.
Trong giai đoạn hiện nay, mâu thuẫn giữa Nga với Mỹ và EU đã lên đến đỉnh điểm khi Nga cáo buộc “Chiến tranh lạnh 2″ đã bắt đầu khởi phát, những hành động của Mỹ không còn đơn thuần là “trừng phạt, bao vây, cấm vận” để Nga xuống thang trong vấn đề Ukraine mà đã bước sang giai đoạn gây nên những biến động lớn hơn ở Nga.
Ngày 4 tháng 12, với đa số phiếu (411 phiếu thuận, 10 phiếu chống), Hạ viện Mỹ đã thông qua dự thảo nghị quyết N758, “lên án hành động của Nga nhằm thực hiện chính sách hiếu chiến đối với các nước láng giềng để đạt được sự thống trị về chính trị và kinh tế”.
Nghị quyết đã kêu gọi Tổng thống Obama hợp tác với các đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Âu và các nơi khác trên thế giới mở rộng lệnh trừng phạt đối với Nga, “buộc Moscow phải từ bỏ các vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, rút quân và thiết bị của mình ra khỏi lãnh thổ Ukraine và chấm dứt hỗ trợ cho các lực lượng ly khai”.
Một số học giả Mỹ cũng bày tỏ sự lo lắng là Moscow có thể sẽ coi nghị quyết chống Nga là sự “xác nhận đường lối chung của Washington, có tính chất thù địch với Nga”, khiến Nga và cá nhân Tổng thống Putin cảm thấy phải đáp trả bởi Moscow sẽ không cho phép Washington muốn làm gì thì làm.
Bóng ma của “Chiến tranh lạnh 2″ ám ảnh nước Nga
Quả đúng như vậy, đa số các học giả Nga đều thống nhất nhận định là quan hệ giữa Nga và Mỹ đang bước vào giai đoạn “thù địch”, Mỹ đang làm mọi cách để thay đổi chế độ ở Nga, việc quan hệ giữa 2 nước đã quay về định dạng “Chiến tranh lạnh 2″ kiểu như Mỹ và Liên Xô trước đây là điều rõ ràng.
Theo lời ông Pushkov – Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Duma Quốc gia (Hạ viện Nga), khủng hoảng trong quan hệ Nga-Mỹ đã âm ỉ ngay từ thập niên 90 của thế kỷ trước, với việc sau khi Liên Xô sụp đổ, NATO không những không giải thể mà còn liên tục bành trướng về phía đông, kết nạp thêm thành viên bao vây Nga, thiết lập lá chắn tên lửa chĩa vào Nga.
Cường độ khủng hoảng đã gia tăng trong thời gian diễn ra các vụ không kích Libya, Syria, khi Nga đưa ra những giải pháp tích cực, cứu vãn hòa bình thế giới. Nhưng đến cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine lối tiếp cận khác biệt rõ ràng của các bên và vị thế địa chính trị của họ đã cho thấy những mâu thuẫn khó có thể điều hòa.
Washington hiện đang thúc đẩy chiến lược “kiềm chế” và “cô lập” – những đặc trưng cơ bản của “chiến tranh lạnh Xô-Mỹ”, hoạch định vào đầu những năm 1950. Hai vị Tổng thống cơ bản không có tiếp xúc, ngoại trưởng 2 nước gặp nhau thưa thớt trong những lĩnh vực “vô thưởng, vô phạt”, hoạt động liên Nghị viện bị đình chỉ.
Ngày 9-12, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố rằng, Moscow sẽ không chủ động bãi bỏ các biện pháp hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ Liên minh châu Âu, được áp dụng để trả đũa lệnh trừng phạt. Đáng quan ngại hơn là ông cho rằng “mối quan hệ của Liên bang Nga và EU đã đi đến thời điểm mà “các cử chỉ thiện chí đã không còn hiệu lực”.
Ông Lavrov đã đưa ra tuyên bố trên trong cuộc phỏng vấn hôm 9-12 với RIA Novosti và khẳng định, tình trạng hiện nay là hậu quả của chính sách mà Brussels thực hiện với Ukraine, đặc biệt là “việc hỗ trợ cuộc đảo chính do các phần tử dân tộc cực đoan gây nên, dùng vũ lực thâu tóm quyền lực, bấp chấp quyền lợi của nhân dân”.
Video đang HOT
Hạ viện Mỹ đã thông qua dự thảo nghị quyết N758, tăng cường lệnh trừng phạt chống Nga
Ông nhắc nhở phương Tây rằng, nỗ lực “đối thoại với Nga bằng ngôn ngữ tối hậu thư” là điều “không thể chấp nhận và vô ích”, những phản ứng đáp lại của Nga là hành động cân xứng, có tính đến quyền lợi và nghĩa vụ trong các thỏa thuận quốc tế, bao gồm cả WTO.
Học giả Nga thảo luận thay đổi chính sách đối ngoại
“Chính sách đối ngoại mới của Nga: Kết hợp cứng rắn với cởi mở” là chủ đề hội nghị quốc tế “Hòa bình và an ninh trong thế kỷ XXI”, do Trung tâm Nghiên cứu Chính trị và Quân sự của Học viện ngoại giao Moscow (MGIMO) tổ chức hôm 9-12 tại MGIMO, với sự hỗ trợ của chính quyền tổng thống Nga và một số ban ngành khác.
Tính đặc thù của thời điểm diễn ra hội nghị là Nga và cả thế giới đang đứng trước một bước ngoặt mới: Mối quan hệ với EU đã tới thời điểm “các cử chỉ thiện chí không còn hiệu lực” và quan hệ giữa Nga và Mỹ đã quay trở lại định dạng “Chiến tranh lạnh” như đối đầu Xô-Mỹ trong thế kỷ trước.
Hội nghị được tiến hành trùng với dịp khai trương triển lãm tại MGIMO nhân kỉ niệm lần thứ 70 lần đầu tiên Tướng Charles de Gaulle đến thăm Liên Xô.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Sergei Naryshkin ghi nhận rằng các quốc gia châu Âu đang mất đi khả năng độc lập hoạt động trên trường quốc tế. Ông Sergei Naryshkin dẫn ra tấm gương Tướng de Gaulle, người đã không quan ngại trong việc tìm cách phát triển quan hệ với Nga.
“Tư tưởng của Tướng de Gaulle, ước mơ của ông về một châu Âu thống nhất từ Đại Tây Dương đến Urals chắc chắn sẽ được thực hiện. Hơn nữa, sự phát triển không ngừng của quá trình hội nhập Á-Âu sẽ giúp xây dựng một khái niệm toàn cầu, một Eurasia thống nhất từ Lisbon đến Vladivostok, từ Murmansk và Oslo ở phía Bắc đến Thượng Hải, Hà Nội và New Delhi ở phía Nam”.
Hội nghị quốc tế “Hòa bình và an ninh trong thế kỷ XXI”, do MGIMO tổ chức
Người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu quân sự-chính trị kiêm Phó giám đốc Học viện MGIMO Aleksei Padbyarozkin cho rằng, tầng lớp lãnh đạo chính trị Nga đang phải đối mặt với một sự lựa chọn: Hoặc là tiếp tục chính sách của Nga đối với phương Tây và phương Đông, phù hợp với hệ thống giá trị nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, hoặc là sửa đổi chính sách đó dưới áp lực của phương Tây.
Theo quan điểm của ông Padbyarozkin, hiện tại xu hướng bảo vệ lợi ích quốc gia đang chiếm ưu thế. Đơn giản là Nga không có lựa chọn nào khác, bởi vì nếu nhượng bộ phương Tây thì những áp lực của họ cũng sẽ không giảm mà vẫn tiếp tục tăng lên. Vì vậy, trong hoàn cảnh này, Nga không còn lựa chọn nào khác.
Vị Phó giám đốc Học viện MGIMO đã bày tỏ sự ủng hộ việc tổng động viên quốc gia, xuất phát từ đánh giá thực tế là Nga đang thực sự ở trong tình trạng chiến tranh, các biện pháp nghiêm ngặt cần được áp dụng trên tất cả các mặt trận. Nhiều người cho rằng, làm gì có chiến tranh bởi họ không nhận thức được rằng, bản chất của chiến tranh đã thay đổi.
Thực tế là nếu không thể gọi nó là chiến tranh, không có nghĩa là không có cuộc chiến tranh đó; nếu không thể nhìn thấy cuộc tấn công, không có nghĩa là cuộc chiến không tồn tại.
“Nền kinh tế chết, các triển vọng đang chết – đó là cuộc chiến vô hình và ghê gớm nhất giáng xuống nước Nga” – ông Padbyarozkin nói.
Còn Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc MGIMO, ông Alexander Orlov đề xuất áp dụng kinh nghiệm của phương Tây trong các mối quan hệ ngoại giao là: Không bao giờ để ý đến lợi ích của người khác.
Ông Alexander Orlov giải thích là hiện đang có sự thay đổi cơ bản trong thế giới quan của con người. Mô hình thế giới kiểu Mỹ, hoặc nói rộng hơn là mô hình thế giới kiểu phương Tây “đơn cực, áp đặt và ngạo mạn” đang bị sụp đổ hoàn toàn và đã cho thấy là không hiệu quả.
Nga sẵn sàng đình chỉ dự án “Dòng chảy phương nam” (“South Stream”)
Moscow luôn cố gắng tiếp cận quan hệ để hiểu và đối thoại với phương Tây. Nhưng trong nhiều tình huống, quan điểm của Nga không được lắng nghe, lợi ích quốc gia của Nga không được tôn trọng. Vì vậy, Nga cũng nên áp dụng phương pháp của phương Tây là không cần để ý đến nhu cầu của các “đối tác vô hình”.
Tuy nhiên, ông Orlov cũng bày tỏ quan điểm là hy vọng Nga sẽ không phải áp dụng các biện pháo cực đoan bởi “một cuộc đối thoại mang tính xây dựng luôn luôn tốt hơn so với sự đối đầu và trả đũa. Nga đã luôn luôn duy trì và mong muốn tiếp tục duy trì quan điểm này”.
Những lời của ông Naryshkin, cũng như giai điệu tổng thể trong phát biểu của những người tham gia hội nghị quốc tế tại MGIMO cho thấy rằng, nước Nga không có ý định tự cô lập, mà sẵn sàng phát triển sự hợp tác mang tính xây dựng với phương Tây nhưng Nga cũng sẽ cứng rắn trong bảo vệ các nguyên tắc lợi ích cốt lõi của mình.
Và dường như những thay đổi này đã ngay lập tức phát huy tác dụng khi Nga hủy bỏ dự án “Dòng chảy phương Nam”, mặc kệ “tiếng kêu thảm thiết” của 7 thành viên của EU gồm Bulgaria, Serbia, Hungary, Slovenia, Italia, Croatia, Austria bởi Moscow cho rằng, EU đã cố tình làm khó dễ Nga.
Dường như thông điệp mà Nga muốn nhắn nhủ đến các nước này là: “Tôi muốn lợi, các vị cũng muốn lợi nhưng các vị không làm gì cho tôi, chỉ khoanh tay đứng nhìn tôi bị Liên minh châu Âu o ép, cứ gây sức ép ngược lại EU đi, khí đốt giá rẻ sẽ đến”.
Thiên Nam
Theo NTD
Cuộc chiến Ukraine làm rung chuyển trật tự thế giới
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine đã gây bất ổn nghiêm trọng đến trật tự thế giới và điều này sẽ dẫn đến ảnh hưởng lâu dài, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm nay (13/10) đã phát biểu như vậy.
Ngoại trưởng Nga Lavrov
"Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã làm rung chuyển mạnh mẽ tình hình quốc tế và nó sẽ gây ra tác động lâu dài. Ngày nay, rất khó để có thể đoán được mọi thứ sẽ đi theo chiều hướng như thế nào trên thế giới nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng trong tương lai sẽ có rất nhiều điều bất ngờ", Ngoại trưởng Lavrov cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn tập san MGIMO thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế Quốc gia Moscow.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga nhấn mạnh, những diễn biến ở Ukraine "về cơ bản không phải là sự thể hiện của những xu hướng mới mà thay vào đó chỉ là đỉnh điểm của một tiến trình mà các đối tác phương Tây đã thực hiện với Nga bao nhiêu năm nay".
"Xu hướng không thừa nhận Nga như một trong những nước tồn tại ở Tây Âu trong nhiều thập kỷ qua bất chấp thực tế là trong ít nhất 300 năm qua, chúng tôi đã là một phần không thể tách rời của văn hoá và chính trị Châu Âu. Những thời kỳ Nga tham gia tích cực nhất vào các công việc Châu Âu được đánh dấu bởi sự ổn định và hoà bình trên lục địa", Ngoại trưởng Lavrov nói thêm.
Cũng theo ông Lavrov, những gì xảy ra ở Ukraine đánh dấu đỉnh điểm của tiến trình kiềm chế, ngăn chặn Nga vốn đã diễn ra trong bao nhiêu năm nay. "Không may là tiến trình kiềm chế, ngăn cản đất nước chúng tôi vẫn tiếp tục sau sự sụp đổ của Liên Xô, mặc dù ở mức độ nhẹ nhàng hơn. Chúng tôi bị coi như là đối thủ thay vì là đối tác", Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh.
Tuy vậy, Ngoại trưởng Nga cũng khẳng định, Moscow phản đối việc đối đầu với phương Tây bởi cần phải có nỗ lực chung của quốc tế mới có thể chống lại những mối đe dọa đối với sự ổn định của toàn cầu.
"Bất chấp thái độ thù địch của các đối tác phương Tây, chúng tôi vẫn phản đối việc chúng ta trượt trở lại kịch bản nguyên thủy thời xưa với cuộc đối đầu trực diện Đông-Tây. Nga sẵn sàng tiếp tục đóng góp cho tiến trình tìm kiếm một giải pháp cho các vấn đề xuyên biên giới nhưng cần phải có sự tôn trọng lẫn nhau và các bên đều có quyền bình đẳng", ông Lavrov cho hay.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga nhấn mạnh, ngoài cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng đang diễn ra hiện nay, những mối đe dọa toàn cầu như chủ nghĩa cực đoan của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria và Iraq, cuộc xung đột Israel-Palestine, sự bất ổn ở Afghanistan và các cuộc xung đột ở Châu Phi vẫn tồn tại.
Ngoại trưởng Lavrov cho rằng, chỉ có nỗ lực chung của quốc tế mới có hiệu quả trong việc chống lại những mối đe dọa toàn cầu như chủ nghĩa khủng bố, buôn bán ma túy, buôn bán vũ khí, nhập cư bất hợp pháp, biến đổi khí hậu....
"Việc từ chối hợp tác không phải là một lựa chọn cho cả Nga lẫn phương Tây. Tuy nhiên, rõ ràng, đang có sự quay trở lại phương pháp tiếp cận trước đây đối với Nga: đó là sự thiếu chân thành và tiêu chuẩn kép", ông Lavrov nói.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang chứng kiến cuộc đối đầu Đông-Tây nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Kiev cùng với Mỹ và phương Tây ra sức đổ lỗi, chỉ trích Moscow về cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine. Với lý do này, Mỹ và phương Tây tìm mọi cách dồn ép, gây áp lực với Nga. Các nước này đã liên tiếp tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga đồng thời không ngừng chỉ trích và lên án Nga trên các phương tiện truyền thông thế giới. Phương Tây cũng tìm cách thổi phồng mối đe dọa từ Nga, khiến các nước láng giềng xung quanh Nga cảm thấy bất an.
Moscow bác bỏ những cáo buộc của phương Tây đồng thời khẳng định chính phương Tây mới là lực lượng đứng đằng sau giật dây, gây ra tình hình biến loạn ở đất nước Ukraine hiện giờ. Nga tin rằng, phương Tây kích động tình hình Ukraine và lợi dụng nó để kiềm chế Nga, để có cớ tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực vốn là sân sau của Nga.
Cuộc đối đầu Đông-Tây bắt đầu hạ nhiệt?
Sau khi cuộc đối đầu Đông-Tây lên đến mức cao trào, người ta bắt đầu thấy có một số dấu hiệu dịu nhẹ ban đầu từ cả Nga và phương Tây. Đang có những lời kêu gọi từ giới chức ở Liên minh Châu Âu (EU) về việc xem xét nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Trong khi đó, Tổng thống Vladimir Putin cũng đã ra lệnh rút 17.600 quân trở lại sau cuộc tập trận quy mô lớn của Nga ở biên giới với Ukraine.
EU được cho là đang nóng lòng muốn dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga bởi nền kinh tế vốn không mấy sáng sủa của họ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chính những "đòn" mà họ tung ra đối với Nga.
Việc quan hệ hữu nghị Đông-Tây có được nối lại hay không sẽ được xác nhận rõ ràng hơn vào ngày mai (14/10) ở thủ đô Paris khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có cuộc gặp với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov.
Tuy nhiên, câu trả lời cuối cùng chỉ có thể có sau cuộc gặp có thể diễn ra ở Milan, Italia giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Ukraine (17/10).
Theo_VnMedia
Cuộc chiến chống IS: Cần biến cam kết thành hành động cụ thể Với những bất đồng như hiện nay, một liên minh rộng lớn như Mỹ mong đợi khó có thể sớm đưa ra một kế hoạch hành động chung đối phó với IS. Ngày 15/9, đại diện ngoại giao của 29 nước tham dự hội nghị tại Paris, Pháp bàn về an ninh và hòa bình ở Iraq bày tỏ ủng hộ một liên...