Trạm cân xe đỏ mắt chờ kinh phí
Dù hoạt động 24/24h và 7 ngày trong tuần nhưng đến nay, đã hơn 2 tháng kể từ ngày đưa trạm cân xe vào hoạt động, kinh phí vẫn chưa thấy đâu, nhiều trạm cân đã mắc nợ.
Nhiều trạm cân xe quá tải phải cầm cự trong tình trạng không kinh phí
Ký nợ trạm xăng để trạm cân hoạt động
Quốc lộ 1A là nơi “ nóng” nhất về tình trạng xe quá tải hoạt động dọc các tỉnh miền Trung. Cũng bởi vậy, thời gian đầu thực hiện cân xe (từ 1-4) các trạm cân trên QL1A thường bị bung trạm vì xe quá tải chống đối. Tuy nhiên, sau khi Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, các trạm cân đã đi vào nề nếp, hoạt động 24/24h không kể ngày đêm. Trong khi đó, những ngày vừa qua, nắng nóng cao độ tại các tỉnh miền Trung nhưng lực lượng chốt tại trạm cân như Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông vẫn kiên trì làm nhiệm vụ.
Chánh Thanh tra Sở GTVT Thanh Hóa Trịnh Ngọc Minh cho biết, trạm cân gồm 24 thành viên, chia làm 3 ca hoạt động trong ngày. Tuy vậy, nguồn điện năng duy nhất để trạm duy trì hoạt động “siết” xe quá tải chính là từ chiếc máy phát điện. Do vị trí trạm cân không đấu nối được nguồn điện cao thế chạy dọc tuyến Quốc lộ, trạm phải mua máy phát điện và tự đổ xăng để duy trì hoạt động. Máy phát điện “ngốn” 1,8 lít xăng/h. “Nguồn kinh phí dự toán Sở GTVT tỉnh đề xuất 3,5 tỷ đồng/năm để duy trì trạm theo sự chỉ đạo của Chính phủ. Tuy nhiên, trạm mới nhận được 200 triệu đồng. Vì vậy, chúng tôi phải chủ động ký nợ cây xăng để trạm có thể hoạt động”, Thanh tra Sở GTVT Thanh Hóa chia sẻ.
Video đang HOT
Khắc phục khó khăn, cùng với sự cố gắng của lực lượng chốt trực trạm cân đã bước đầu mang lại hiệu quả, tình trạng xe quá tải chạy qua địa bàn tỉnh đã giảm. Song, ông Trịnh Ngọc Minh thừa nhận, lực lượng trực tiếp vận hành trạm kiểm soát tải trọng xe còn thiếu nên hiện tại Thanh tra Sở phải điều động tạm thời cán bộ, Thanh tra viên từ các đội về vận hành trạm, lực lượng mỏng lại dàn trải trên địa bàn rộng nên hiệu quả công tác chưa cao. “Dù được giao nhiệm vụ kiểm soát xe quá tải liên tục 3 ca/ngày nhưng đến thời điểm này, quân số tại trạm cân vẫn chưa được hỗ trợ về chế độ chính sách, kinh phí bồi dưỡng để làm nhiệm vụ nên anh em gặp nhiều khó khăn”
Tại trạm cân số 15 đóng tại địa bàn xã Diễn An, Diễn Châu (Nghệ An), ông Phan Huy Chương, Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT Nghệ An cho biết, qua hơn 2 tháng đưa vào kiểm soát tải trọng xe, quân số tại trạm chỉ có 21 người. Đến thời điểm này, trạm vẫn chưa được cấp một nguồn kinh phí nào để thực hiện các khoản chi về tiền lương, xăng dầu, ăn nghỉ phụ cấp làm đêm…
Đỏ mắt chờ kinh phí
Theo quy định của Bộ GTVT, kinh phí duy trì hoạt động các trạm cân đã có cơ chế rõ ràng, trích 35% từ tiền Quỹ Bảo trì đường bộ hàng năm mà Bộ này phân xuống các địa phương. Nhưng, không hiểu vì lý do gì, nhiều tỉnh, thành vẫn chưa “rót” xuống các trạm cân.
Ông Đỗ Xuân Chi, Trạm phó Trạm cân Ninh Bình cho biết, Sở GTVT Ninh Bình đã lập dự toán kinh phí trình UBND để duy trì trạm cân, đồng thời đề nghị Sở Tài chính thẩm tra để sớm có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Song đến nay, thẩm tra cũng chưa làm mà kinh phí cũng “đỏ mắt” ngóng. “Anh em ở trạm cân đi làm trước mắt ăn uống tự bỏ tiền túi. Cơ sở vật chất phục vụ trạm cân thì chi tạm, xăng dầu ứng kinh phí cơ quan. Xe hư hỏng thì phải tìm nguồn kinh phí khác sửa chữa”, ông Đỗ Xuân Chi nói.
Chuyện “ngóng” kinh phí để duy trì hoạt động trạm cân xảy ra ở nhiều tỉnh, thành. Trong khi đó, để duy trì hoạt động trạm cân theo chỉ đạo của Chính phủ, hầu hết các trạm cân phải tự thu xếp kinh phí bằng cách “tạm ứng” rồi chờ thanh toán. Theo ông Trịnh Ngọc Minh, việc xử lý xe quá tải cần làm thường xuyên, liên tục lâu dài chứ không nên làm theo kiểu chiến dịch hay mở cao điểm rồi lại dừng. Tuy vậy, việc chậm trễ rót kinh phí theo quy định đã khiến anh em gặp không ít khó khăn, không yên tâm làm nhiệm vụ.
Theo ANTD
Việc chi ngân sách nhà nước còn lãng phí, sai quy định, không đúng mục đích
Chiều nay, 20-5, tại kỳ họp Quốc hội thứ 7, khóa XIII, chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển, trình bày Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước năm 2012.
Theo báo cáo của Chính phủ, quyết toán thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2012 là 1.058.140 tỷ đồng, trong đó các khoản thu theo dự toán được Quốc hội quyết định là 754.572 tỷ đồng, tăng 1,9% (14.072 tỷ đồng) so với dự toán và tăng 11.382 tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ năm, bảo đảm nguồn lực để quản lý nhà nước, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo dự toán được Quốc hội quyết định.
Qua giám sát cho thấy, năm 2012, các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng chỉ đạo công tác thu ngân sách, đặc biệt là sự nỗ lực của cơ quan Thuế, Hải quan trong triển khai thực hiện các giải pháp quản lý thu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách và xử lý các vi phạm về thuế, đưa công tác quản lý thu NSNN dần đi vào nề nếp, đúng pháp luật.
Bên cạnh kết quả đạt được, Ủy ban tài chính ngân sách (UBTCNS) nhận thấy: do chưa tính đủ số tiền hoàn thuế nên thực chất thu NSNN năm 2012 không đạt dự toán được Quốc hội quyết định, một số khoản thu quan trọng không đạt dự toán được giao, nguồn thu chưa ổn định, vững chắc. Bên cạnh đó, công tác quản lý thu thuế vẫn có mặt hạn chế, chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng trốn thuế, thất thu và nợ đọng thuế còn lớn.
Về công tác quản lý chi NSNN năm 2012 cũng còn một số tồn tại như: Chi thường xuyên vẫn còn tình trạng lãng phí, chi sai chế độ quy định, không đúng mục đích; một số khoản chi quan trọng không đạt dự toán. Chi đầu tư XDCB còn thất thoát, lãng phí, sai phạm trong quản lý đầu tư xây dựng vẫn nhiều, nợ đọng khối lượng xây dựng cơ bản đã hoàn thành lớn, số dự án đầu tư hoàn thành chưa quyết toán tồn đọng nhiều.
Bên cạnh đó, việc chi cho chương trình mục tiêu quốc gia hiệu quả chưa cao.
Theo UBTCNS, chi chương trình mục tiêu quốc gia năm 2012 là 17.669 tỷ đồng, đạt 88% (giảm 2.437 tỷ đồng) so với dự toán, trong đó có 07/16 chương trình không đạt dự toán được giao, đặc biệt, chương trình khắc phục hậu quả và ô nhiễm môi trường chỉ đạt 27% dự toán.
Ngoài nguyên nhân do nhiều nhiệm vụ, khối lượng đã thực hiện nhưng chưa đủ thủ tục quyết toán thì một số chương trình tiến độ triển khai chậm, dẫn đến sử dụng NSNN kém hiệu quả. Hiện tượng sử dụng sai kinh phí, sai đối tượng, sai mục đích, phân bổ vốn không kịp thời, tỷ lệ giải ngân thấp vẫn xảy ra, trong đó có một số chương trình đang là vấn đề bức thiết như giảm nghèo bền vững, ô nhiễm môi trường, việc làm...
Theo ANTD
Sẽ có nhiều đề án "34 nghìn tỷ đồng" nữa! Nói qua nói lại của lãnh đạo Bộ GD-ĐT về Đề án đổi mới CT, SGK càng khiến sự việc thêm "khó hiểu" về quy trình thẩm định các đề án với trị giá lớn mang tầm quốc gia. Khẳng định rằng việc trình và xem xét đề án đổi mới CT, SGK lên tới hơn 34 nghìn tỷ đang làm không đúng...