Trầm cảm, tự tử vì lời mạt sát “sắc hơn dao” của bố mẹ: “Tao xấu hổ vì mày”
Mắng con để lớn, mắng con để trưởng thành là điều bất kì bố mẹ nào cũng đã từng làm. Nhưng ranh giới giữa lời mắng và lời mạt sát từ bố mẹ là ranh giới mờ nhạt không thể nhìn thấy đường kẻ.
Trách mắng, dọa nạt … vô tình “giết chết” con
So sánh, trách mắng, dọa nạt,… của bố mẹ dù là lí do gì đều là những hành động mạt sát con trẻ. Đôi khi sự yêu thương ấy lại vô tình “giết chết” chính những đứa con thân yêu của họ. “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” nhưng có lẽ “roi, vọt” đang có tác dụng ngược.
Hiện nay, không ít những bạn trẻ bị ảnh hưởng tâm lý tiêu cực từ chính những lời mạt sát của bố mẹ. Hành động tưởng chừng “không mang tính sát thương cao” ấy đã tạo nên vô vàn những hệ lụy đáng tiếc xảy ra.
Theo thống kê của WHO ( Tổ chức Y tế Thế giới) mỗi năm có khoảng 1 triệu người chết vì tự tử. Tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng vị trí thứ 13 ở mọi lứa tuổi trên thế giới. Trong đó phần đa ở lứa tuổi vị thành niên và người lớn trẻ tuổi.
Bạn N.H.L (23 tuổi) chia sẻ, mình từng nghĩ đến cái chết rất nhiều lần vì phải chịu những lời mạt sát nặng nề từ bố mẹ. “Mình luôn nghĩ nhà là nơi để trở về nơi có bố mẹ yêu thương nhưng chính nhà lại là nơi mình cảm thấy sợ vì về nhà sẽ chả có gì ngoài những lời mắng nhiếc, chỉ trích của bố mẹ” L kể.
Nhiều bố mẹ tin rằng không trừng phạt những lỗi nhỏ thì sẽ dẫn đến lỗi lớn hơn. Vì nếu một hình phạt mà không hiệu quả thì chỉ có hình phạt nặng hơn. Đồng thời họ nghĩ hiệu quả của một hình phạt thể hiện ở mức độ đau khổ và khó chịu của con.
Bố mẹ của L cũng không ngoại lệ họ thường xuyên sử dụng lời nói xúc phạm “mày ngu thế”, “ sao mày không như con nhà người ta”, “tao xấu hổ vì mày”… khiến L bị tổn thương nặng, lâu dần rơi vào trạng thái trầm cảm.
Những cảm xúc tiêu cực ấy không thể giãi bày cứ tích lũy theo cấp số nhân khiến L đã từng tự tử trượt 2 lần trên tay đầy những vết rạch dao và phải làm mẹ khi mới 19 tuổi.
Khi gặp gỡ, L không giấu được nét buồn trên gương mặt mình “Mình khi ấy phải chịu quá nhiều áp lực nên bản thân luôn nghĩ đến cách làm đau thể xác để quên đi nỗi đau tinh thần. Năm lớp 11 bạn bè rủ rê mình vào con đường tệ nạn, đua đòi không được sự bao bọc, bảo vệ từ bố mẹ nên cứ thế bị cuốn theo.
Đến giờ mình đã là mẹ mình hiểu tác hại kinh khủng của việc sử dụng ngôn từ để mắng mỏ, chì chiết con. Mình không muốn con mình phải trải qua những điều kinh khủng như thế nên mình luôn tôn trọng và dành thời gian nhiều bên con để lắng nghe, chia sẻ”.
“Đối với bản thân mình quát mắng con cái là điều mỗi bậc làm cha làm mẹ không thể tránh khỏi trong quá trình nuôi dạy con chỉ là ít hay nhiều. Bố mẹ chỉ cần nói nặng lời cũng đã làm mình cảm thấy tổn thương rồi.
Tuy nhiên, quát mắng để trưởng thành khác với việc quát mắng để trở thành những lời mạt sát nặng nề”, Thanh Phương (Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) thẳng thắn chia sẻ.
Thanh Phương kể bản thân cũng không thể tránh khỏi việc bị bố mẹ trách mắng; tuy nhiên bản thân luôn coi đó là bài học để mình có thể trưởng thành hơn mỗi ngày.
Chị Minh Chung (42 tuổi) chia sẻ: “Thực ra việc trách mắng con cái là điều khó có thể tránh khỏi, chỉ là khác nhau ở mức độ. Bản thân việc đó không sai nếu phụ huynh biết điểm dừng tốt nhất với con cái mình. Không ổn là ở chỗ khi phụ huynh quá nóng giận, thiếu kiềm chế. Lúc đó không còn là lời trách mắng thông thường mà đã trở thành xúc phạm, gây tổn thương tâm lý cho con, đặc biệt khi việc này tái diễn nhiều lần.”
Chị chia sẻ thêm, khi ấy con trẻ thường có 2 phản ứng là: chống đối, cự cãi, phá phách và không phản ứng nhưng bất bình ngầm, tổn thương sâu sắc.
Cả hai cách phản ứng đều rất tai hại cho sự phát triển của các bạn cũng như hòa khí, nề nếp gia đình. Các bạn có thể sẽ buông xuôi, mặc kệ tất cả, làm theo ý mình (số đông); một số bạn không tìm cách thoát ra được có thể sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực như tự tử.
Video đang HOT
Quả thật, những năm cuối cấp 2 và đầu cấp 3 là những năm mà nhiều bạn rơi vào cơn “khủng hoảng tuổi dậy thì” khiến bố mẹ lên cơn đau đầu nhiều vô số kể. Nhưng nếu phụ huynh có hiểu biết, nắm được diễn biến tâm lí của các con thì sẽ dễ chấp nhận hơn, không có phản ứng thái quá, vừa dạy bảo vừa chờ đợi.
Bố mẹ cần biết cách cân bằng giữa công việc và giáo dục con cái. Vì tâm lý giới trẻ hiện nay đa phần bị phản chiếu bởi phương pháp giáo dục của bố mẹ nếu không giáo dục đúng cách rất dễ tạo nên một sao bản của chính họ. Vậy thì khi nào vòng luẩn quẩn này mới kết thúc?
PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục -Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội)
Mạt sát con là một hình thức bạo hành tinh thần trẻ
PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục – Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng: “Việc cha mẹ sử dụng những từ ngữ mạt sát con về cơ bản cũng xuất phát từ đặc điểm xã hội Phương Đông vốn trọng tính thứ bậc, đề cao phong cách độc đoán kiểu “phụ xử tử vong tử bất vong bất hiếu” dẫn đến phong cách hành vi làm cha mẹ đã hằn sâu trong tâm thức của người lớn rằng cha mẹ tốt phải kiểm soát chặt chẽ, quản con trong tầm mắt. Việc trừng phạt cơ thể là cách dạy dỗ, cha mẹ quát mắng là thể hiện sự quan tâm.”
Nhiều bằng chứng nghiên cứu đã chỉ rõ đòn roi và mạt sát không phải là một cách dạy con có hiệu quả. Những hậu quả của hình phạt khắc nghiệt này khiến đứa trẻ : Thấy lẫn lộn, không hiểu rõ về sự việc. Cảm thấy lo lắng, thấy bẽ mặt, nhục nhã. Hạ thấp lòng tự trọng, tự tin của trẻ.
Làm trẻ tức giận và mong muốn trả đũa lại bố mẹ bằng các hành vi chống đối. Làm trẻ tìm cách lừa dối người lớn để né tránh các hình phạt. Lâu dài làm trẻ trở nên “miễn dịch” với tất cả hình thức phạt của bố mẹ.
Nó ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa trẻ và cha mẹ. Bầu không khí trong gia đình sẽ rất căng thẳng nếu cha mẹ luôn quát tháo và sử dụng hình phạt thể chất.
Hiện tại, nhiều cha mẹ có thể tin rằng, không động tay động chân có nghĩa là không bạo hành nhưng thực tế thì việc mắng nhiếc, hạ thấp nhân phẩm của các em cũng là một hành vi vi phạm quyền trẻ em, một hình thức bạo hành tinh thần.
Thứ nhất, sự chuyển hóa này sẽ phải bắt đầu bằng việc thay đổi những niềm tin cơ bản của cha mẹ như yêu cho roi cho vọt, giúp cha mẹ nhìn nhận được mục tiêu, động cơ đằng sau những hành vi ứng xử sai của đứa trẻ để rộng lượng hơn với con, không gán nhãn con mình là “hư bẩm sinh” hay “dốt bền vững” đồng thời mở ra góc nhìn mới về những thế mạnh, điểm độc đáo trong tính cách của trẻ.
Thứ hai , cha mẹ phải học cách tạo dựng lại mối quan hệ gần gũi, biến thời gian cách thành viên ở bên nhau trở thành một phần thưởng tinh thần cho cả cha mẹ và con cái. Vì nếu con cái không cảm thấy thoải mái khi ở bên cha mẹ. Cha mẹ chẳng thể nào sử dụng lời khuyên và các giải pháp tích cực với con.
Thứ ba, cha mẹ cũng cần phải học và thực hành các kỹ năng tạo ra môi trường kỷ luật trong gia đình một cách tích cực bằng cách thống nhất các luật lệ, các kỳ vọng hành vi của các thành viên trong gia đình. Cần nhớ rằng cách bền vững nhất để làm giảm những hành vi tiêu cực ở con không phải là trừng phạt, mà là bằng cách nhận ra, khuyến khích những hành vi tích cực của con trẻ.
Nếu trẻ luôn chú ý vào những hành vi tích cực mình có thể thể hiện, nó sẽ không còn thời gian để thực hiện những hành vi sai nữa.
Thứ 4, cuối cùng chỉ khi chuyển hóa đến lúc này, cha mẹ mới có thể thực hành được các hình thức kỷ luật không đòn roi bao gồm góc trấn tĩnh; mất quyền lợi, thực hiện nhiệm vụ khó chịu, vận dụng những hệ quả tự nhiên và hệ quả logic.
Và trong bất kỳ hoàn cảnh nào, những hình thức kỷ luật đưa ra luôn phải đảm bảo các nguyên tắc an toàn, tôn trọng, và tạo cơ hội để giáo dục hành vi.
Ngôn ngữ là thứ vũ khí có thể giết chết con người ta bất cứ lúc nào. Mỗi bố mẹ hãy cân nhắc những lời “trách mắng là yêu con” của mình để tránh lời nói vô tình biến thành lời mạt sát chúng. Vì hơn bao giờ hết đó có thể trở thành vết hằn tâm lý để lại cho con trẻ nhất là đối với độ tuổi đang trưởng thành.
Chúng cần bố mẹ chỉ ra cho chúng hiểu chứ không phải những lời trách mắng để “hả cơn giận” của bố mẹ.
Vụ nữ sinh xăm hình: Không vi phạm đạo đức, cần định hướng kỷ luật tích cực
Bộ GD&ĐT đã xóa bỏ các hình thức kỷ luật đuổi học học sinh và định hướng kỷ luật tích cực. Kỷ luật kiểu mới nhằm tạo cơ hội để các con có cơ hội nhận ra lỗi lầm và hoàn thiện nhân cách.
Nếu cho nghỉ học vì xăm hình là sai quy định về kỷ luật của ngành giáo dục
Vụ việc nữ sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Khuyến, Đồng Nai phải viết đơn xin rút hồ sơ, mong muốn thôi học ở trường vì có hình xăm đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Có nhiều ý kiến trái chiều về cách thức xử lý kỷ luật học sinh trong trường hợp này.
Phóng viên Dân trí đã liên hệ với các nhà giáo dục có uy tín và kinh nghiệm nhiều năm để tìm hiểu về vấn đề này.
Vụ việc học sinh phải nghỉ học vì có hình xăm đang gây nên cuộc tranh luận trong dư luận (Ảnh minh họa)
Thầy giáo Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) nêu quan điểm thẳng thắn: "Tôi cho rằng đối với học sinh không nên xăm, nhưng nếu như học sinh đã lỡ xăm thì hình thức kỷ luật cho nghỉ học là không phù hợp".
Thầy Nguyễn Quốc Bình cho rằng, dù nhà trường có quy định cấm học sinh xăm hình, nhưng nội quy nhà trường vẫn nằm dưới quy chế của ngành giáo dục. Theo thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về điều lệ trường học, học sinh vi phạm nội quy không xử phạt đuổi học mà chỉ quy định hình phạt cao nhất là buộc nghỉ học một số ngày.
Ông Phan Tuấn Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THPT Nguyễn Khuyến cho biết, sau khi "rộ" thông tin về nữ sinh có hình xăm, nữ sinh này nói mình không đáp ứng được quy định của trường, sợ ảnh hưởng đến trường nên em đề nghị rút hồ sơ học bạ, xin thôi học. Nhưng nhà trường chưa đồng ý vì đang thời điểm thi cuối năm.
Ông Phạm Ngọc Đoán - Phó Hiệu trưởng THPT Nguyễn Khuyến, Đồng Nai cho biết: Nhà trường không nói thẳng em phải xóa hình xăm vì như vậy là can thiệp sâu vào vấn đề riêng tư cá nhân. Nhưng góc độ quản lý trường học, nếu học sinh, gia đình khắc phục, đáp ứng được nội quy thì em có thể tiếp tục theo học bình thường. Còn em muốn rút hồ sơ, cũng phải có đồng thuận của gia đình.
Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Bình lí giải: "Việc xăm hình là sở thích chứ không phải là vấn đề vi phạm về mặt đạo đức".
Trong hàng chục năm làm nghề giáo, thầy Nguyễn Quốc Bình cũng đã gặp một số trường hợp học sinh xăm hình lên cơ thể, có em xăm ở chỗ dễ nhìn thấy, cũng có em xăm hình nơi kín đáo, có khi là nam sinh, có khi là nữ sinh xăm hình.
Khi được biết học sinh xăm hình, phương pháp xử lý của thầy Bình là mời riêng học sinh tới để trao đổi vấn đề.
"Tôi chia sẻ với các em về văn hóa của người Việt Nam, nhất là các em nữ sinh sau này sẽ trở thành những người phụ nữ, nên cân nhắc kĩ lưỡng khi có những hình xăm trên cơ thể. Dẫu vậy, tôi không đánh giá về mặt đạo đức hay vi phạm kỷ luật gì đối với việc xăm hình", vị Hiệu trưởng này cho hay.
Nghỉ học thời điểm này sẽ đẩy học sinh vào nguy cơ
Về sự việc này, theo chuyên gia tâm lý PGS.TS Trần Thành Nam, (Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục- ĐH Quốc gia Hà Nội), nhà trường cần có biện pháp kỷ luật có lý, có tình.
Tiến sĩ Trần Thành Nam cho rằng: "Bao giờ người ta cũng phải tìm hiểu động cơ của hành vi mắc lỗi, sự hối lỗi của đối tượng vi phạm để tiến hành xử phạt. Phương thức kỷ luật mà nhà trường đưa ra trong trường hợp này cần phải phù hợp với phương hướng chỉ đạo chung, hay là triết lý giáo dục chung của thời đại mới.
Hiện tại, Bộ GD&ĐT đã có những thông tư, công văn hướng dẫn kỷ luật học sinh như thế nào, xóa bỏ các hình thức kỷ luật đuổi học học sinh, định hướng kỷ luật tích cực. Kỷ luật kiểu mới nhằm tạo cơ hội để các con có cơ hội nhận ra lỗi lầm và sửa chữa sai lầm, hoàn thiện nhân cách".
Bản tường trình của nữ sinh T.T về hình xăm (Ảnh: Khoa Nam).
Với tư cách là một phụ huynh, ông Trần Thành Nam thấy rằng, nếu nhà trường gây áp lực buộc học sinh phải tự xin thôi học sẽ tạo ra những khó khăn, phiền phức không đáng có trong bối cảnh học sinh và gia đình đang trải qua một năm học bất định, nhiều thay đổi dồn dập vì tình hình dịch bệnh.
"Nếu cho em học sinh này nghỉ học ngay lập tức, gia đình sẽ phải cố gắng tìm ra một ngôi trường mới để chuyển em học sinh này trong thời gian rất ngắn, lại trong bối cảnh dịch bệnh, học sinh đang phải học tập từ xa. Mặt khác, học sinh này cũng sẽ mất đi cơ hội và có thể là cả động lực phấn đấu trong niên khóa học tập này khi chịu cú sốc kỷ luật phải nghỉ học.
Chuyển trường dẫn tới việc thay đổi môi trường học tập, thói quen sinh hoạt, mất đi mối quan hệ với bạn bè, thầy cô ở ngôi trường cũ. Đó là chưa kể vụ việc rùm beng sẽ khiến cho em học sinh này cũng sẽ phải chịu áp lực không nhỏ ở ngôi trường mới. Em có thể hòa nhập được với bạn bè, thầy cô mới hay không, cũng là vấn đề cần đặt ra. Em sẽ phải đối diện với nguy cơ gặp bất lợi ở ngôi trường mới với thông tin có hình xăm trên cơ thể...", ông Trần Thành Nam tiên liệu.
Ông Nam tiếp lời: "Tôi nghĩ rằng hình thức kỷ luật ở đây cần phải hài hòa, sao cho học sinh ý thức được hành vi của mình là sai, cần phải chịu hệ quả phù hợp, nhưng không nên tước đi cơ hội của học sinh trong giai đoạn đầy biến động này và nhất là khi em đang học gần hết lớp 11, chỉ còn một năm lớp 12 quan trọng. Nếu học sinh này phải nghỉ học sẽ rơi vào nhiều nguy cơ không cần thiết. Vì thế, đây là cách xử lý khiến cho nhiều người, trong đó có cá nhân tôi cảm thấy chưa tâm phục khẩu phục".
Mở rộng vấn đề, phóng viên đặt câu hỏi, đối với việc nhà trường cấm học sinh xăm hình, hay cấm nhuộm tóc, trang điểm liệu có còn phù hợp với bối cảnh xã hội ngày càng cởi mở và đề cao cá tính hay không. Ông Thành Nam cho rằng:
"Hiện nay, chúng ta đang hướng tới giáo dục tôn trọng sự cá tính, sáng tạo và khác biệt, cho nên về cơ bản tôi cũng ủng hộ chủ trương không nhất thiết phải cấm một cách quá mức về ngoại hình đối với học sinh. Tuy nhiên, học sinh hay bất cứ đối tượng nào trong xã hội cũng cần phải hiểu rằng ở trong tổ chức nào thì cần phải tuân theo quy định của tổ chức đó.
Một khi quy định của tổ chức đã được đưa ra, tất cả mọi người đồng thuận với quy định, đã biết trước, đã ký cam kết rồi thì nên thực hiện".
Ông Nam lấy ví dụ như việc mặc đồng phục trong nhà trường, quy định này được đưa ra là nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa các học sinh. Vì hoàn cảnh gia đình của các học sinh không giống nhau, có em có điều kiện có thể ăn mặc đẹp, đắt tiền, nhưng cũng có em kinh tế khó khăn... Đây là một trong những lí do đằng sau quy định mặc đồng phục.
Hoặc như quy định các học sinh nữ không được mặc váy ngắn quá đầu gối, lời giải thích cụ thể là để phòng ngừa nguy cơ các em bị quấy rối tình dục. Mỗi quy định đưa ra phải có quan điểm, lí do đằng sau để có tính thuyết phục, nhận được sự ủng hộ, tuân theo của mọi người.
Chính vì vậy ông Nam kết luận: "Vậy thì đối với quy định xăm mình, nhà trường cũng cần giải thích lí do vì sao cấm để nhận được đồng thuận của học sinh, phụ huynh để mọi người hiểu rõ, cam kết không vi phạm. Mặt khác, nhà cũng cần nói rõ nếu vi phạm quy định này thì sẽ xử lý kỷ luật ra sao".
Ông Nam cũng phân tích thêm: "Ở trong những môi trường khác, những quy định về hình thức của cá nhân có thể không hà khắc như trường học, nhưng vì các em đang ở trong lứa tuổi được bảo hộ, được giáo dục và hình thành nhân cách, nên cần có những quy định cụ thể để định hướng cho các em. Điều này là đúng đắn".
Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường THCS và THPT (ban hành ngày 15/9/2020) quy định:
Tại điểm 2 điều 22 về "Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh" nêu rõ: Việc kiểm tra, đánh giá học sinh được thực hiện theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; bảo đảm tính toàn diện, công bằng, trung thực, khách quan, vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên khuyến khích học sinh tiến bộ; chú trọng đánh giá quá trình học tập của học sinh; đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật và công cụ khác nhau; không so sánh học sinh này với học sinh khác và không gây áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Điều 37 nêu lên "Các hành vi học sinh không được làm", cụ thể là:
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Khoản 2, điều 38 quy định về kỷ luật học sinh nêu rõ, học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
b) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT đã không còn hình thức kỷ luật cho thôi học, đuổi học học sinh.
Nút thần kỳ nào để dạy con hư không cần đến đòn roi? PGS.TS tâm lý Trần Thành Nam chia sẻ, để có thể dạy dỗ con hư mà không cần đến đòn roi thì cần cả một quá trình chuyển hóa của cha mẹ chứ không có bất cứ một cái nút thần kỳ nào cả. Nhiều phụ huynh có suy nghĩ rằng đánh con không phải việc gì to tát, chưa nghiêm trọng như...