Trầm cảm sau ngày cưới
Tuy chưa có con số thống kê chính xác bởi đây là vấn đề khá tế nhị và thường bị người trong cuộc giấu giếm.
Từ trước đến nay, y văn thường nói đến hiện tượng trầm cảm sau sinh, sau ly hôn, sau đổ vỡ trong công việc… chứ ít khi nói đến hiện tượng trầm cảm sau… kết hôn. Trong thực tế, hiện tượng này không phải là hiếm tuy chưa có con số thống kê chính xác bởi đây là vấn đề khá tế nhị và thường bị người trong cuộc giấu giếm.
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề?
Ngày cưới được coi là một trong những ngày hạnh phúc nhất đời. Nhưng có người thú nhận là sắp đến ngày cưới rồi, tất cả thiếp mời đã được gửi đi, cỗ bàn đã đặt hết thì lại thấy sự lựa chọn của mình có vấn đề, là sai lầm, không hợp… nhưng họ không dám từ bỏ vì sợ gây đau khổ cho người kia cũng như khó xử cho cha mẹ, họ hàng… nên liều nhắm mắt đưa chân. Có người dù hoàn cảnh bản thân, gia đình còn nhiều khó khăn nhưng do hủ tục, sợ thua kém người đời nên tìm mọi cách làm một đám cưới thật “hoành tráng”, để sau ngày vui là những ngày ưu tư vì lo… trả nợ. Có người lấy nhau không phải vì tình yêu mà do sự sắp đặt cưỡng ép của gia đình, do bị đối phương đeo bám quá mức, để trả thù một cuộc tình đổ vỡ hoặc lấy nhau vì tiền, vì địa vị của cha mẹ… Có người lấy nhau vì lỡ có thai trong khi chưa có kinh nghiệm trong đời sống vợ chồng, chưa có đủ cơ sở vật chất tối thiểu… nên sau khi cưới không biết xử lý các tình huống xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày dẫn đến cãi vã và bạo lực, bỏ về nhà bố mẹ đẻ…
Có những người luôn chờ đợi một đêm tân hôn đầy lãng mạn như trong tiểu thuyết hay trên phim ảnh, nhưng đêm động phòng cảm thấy thất vọng, có khi còn sợ hãi, đau đớn do người kia không có kinh nghiệm.
Mặt khác, ngày nay con người hiểu biết hơn, đời sống vật chất cao hơn nên tiêu chuẩn đối với bạn đời cũng cao hơn. Có đôi sau khi kết hôn mới lộ rõ những tính xấu như cờ bạc, rượu chè, sinh hoạt bừa bãi, ghen tuông ích kỷ… Họ cho rằng lấy nhau rồi không cần giữ gìn ý tứ nên làm “đối tác” thất vọng, sống cảnh đồng sàng dị mộng mà người trong cuộc mới hiểu.
Nhân vô thập toàn, đã yêu thì phải biết chấp nhận tất cả tốt xấu của người mình yêu (Ảnh minh họa)
Không chữa sớm sẽ thành nan y
Video đang HOT
Các triệu chứng của trầm cảm sau ngày cưới không khác gì triệu chứng trầm cảm thường thấy: buồn rầu, lo âu, chán nản, mệt mỏi, ăn không ngon, mất ngủ, sút cân, mất thích thú trong quan hệ tình dục, giảm hiệu suất làm việc và nặng nhất là tự sát… Các triệu chứng tuỳ thuộc thời gian dài ngắn, mức độ trầm trọng của xung đột và khả năng chịu đựng của mỗi người…
Những trục trặc sau kết hôn nếu không được giải quyết sớm sẽ dẫn đến các mâu thuẫn lớn phát sinh trầm cảm mà hậu quả là ly thân, ly dị, bạo hành gia đình… Trong trường hợp này cả hai giới đều chịu tổn thất, nhưng thường nữ giới thiệt thòi hơn do tâm lý xã hội “thuyền theo lái, gái theo chồng” và khi phải ly hôn, phụ nữ cũng dễ bị mang tiếng hơn; mặt khác, phụ nữ hay giấu giếm, không bộc lộ cảm xúc thật của mình ngay cả với người thân và thường âm thầm chịu đựng. Không chỉ người trong cuộc bị ảnh hưởng mà người thân như bố mẹ và con cái sau này cũng dễ có nguy cơ bị trầm cảm và các rối loạn khác…
Để giải quyết tình trạng này, các nhà tâm lý học khuyên khi yêu nhau cần tìm hiểu kỹ, xã hội cần có những lớp học về kỹ năng làm vợ chồng trước khi cưới, giảng giải những điều cơ bản trong đời sống vợ chồng hay còn gọi là kỹ năng xử lý tình huống… Và chớ nên hiểu hôn nhân là đoạn kết của tình yêu mà thực ra là sự khởi đầu, chông gai hay lãng mạn tuỳ vào sự vun đắp liên tục của cả hai phía.
Nhân vô thập toàn, đã yêu thì phải biết chấp nhận tất cả tốt xấu của người mình yêu. Nếu gặp trục trặc, các đôi uyên ương nên gặp các nhà tâm lý, bác sĩ tâm thần và các bậc cha mẹ vốn nhiều kinh nghiệm để nhận được những lời chỉ bảo, giúp đỡ, không nên âm thầm chịu đựng. Có trường hợp chỉ cần trị liệu tâm lý, đôi khi cũng cần kết hợp cả thuốc chống trầm cảm. Đừng để tình trạng trầm cảm diễn ra từ vài tháng thành nhiều năm, thậm chí cả đời người do không được xử lý thoả đáng…
Theo VNE
Vợ chồng tôi sa cơ lỡ vận vì suy nghĩ nhất thời
Nhiều đêm, tôi và chồng đều không sao chợp mắt được vì không có công ăn việc làm. Chúng tôi chỉ mong ngày mai, ngày mốt sớm tìm được việc để nuôi con. Sau biến cố này, tôi thực sự sẽ chẳng dám ở nhà để chồng nuôi nữa.
Chào Minh Huệ - Người đang băn khoăn với việc "Ở nhà chồng nuôi liệu có hèn"!
Tôi cũng là người vợ bị chồng xúi bẩy ở nhà làm nội trợ. Và cuộc sống của 2 vợ chồng ngày càng sa vào túng quẫn hơn khi vừa mới đây anh rơi vào cảnh thất nghiệp nốt.
Hai vợ chồng tôi năm nay đều đã 33 tuổi. Ai cũng bảo: "Cùng tuổi nằm duỗi mà ăn". Thế mà cuộc sống vợ chồng tôi bao năm qua cứ lận đận quá chừng.
Tôi tốt nghiệp đại học chuyên ngành hành chính. Ra trường, tôi đi làm văn phòng cho một đơn vị Nhà nước. Đồng lương cũng chỉ ba cọc ba đồng nhưng tôi vẫn vui vì được làm đúng chuyên môn.
Chồng tôi làm nhân viên kinh doanh cho một hãng dệt may lớn. Có tháng thu nhập của anh bằng tiền lương cả năm của vợ. Nhờ vậy, vợ chồng tôi sẵn tiền tiêu rủng rỉnh. Chi phí cho vợ chồng và một con gái xong, vợ chồng tôi vẫn còn dư mỗi tháng 5 - 8 triệu đồng.
Nhiều lần anh liên tục "nã" vào tai vợ: "Lương em còn không đủ thuê người giúp việc trong nhà. Chưa kể em đi làm còn phải lo quần áo, trang điểm. Thà em ở nhà trông con cho tốt".
Lúc đầu, tôi tỏ ra không bằng lòng với ý kiến của chồng. Nhưng sau mỗi lần đi chợ, tôi thấy đồng lương của mình đúng là chỉ đủ nuôi thân. Kinh tế gia đình do một tay anh gánh vác.
Tôi xin nghỉ việc ở nhà làm nội trợ. Ít lâu sau, tôi sinh thêm một cháu nữa. Hai nách hai con, dẫu ở nhà mà tôi vẫn đầu tắt mặt tối. Mỗi ngày tôi phải nấu ăn cho con 5 bữa, quần áo giặt 2 chậu đã vắt kiệt sức của tôi rồi.
Vướng con nhỏ, tôi gần như không giao lưu với những người xung quanh, trừ mỗi lúc đi chợ. Bàn tay tôi mỏi rã rời, đầu óc mụ mị đi.
Có hôm, công việc của chồng bận quá. Buổi tối anh nhờ tôi soạn giúp các mẫu văn bản. Lâu không mó tay vào công việc, tôi dờ dẫm mãi rồi làm nhầm tứ tung. Có lẽ, công việc thích hợp nhất với tôi là nội trợ. Làm lâu mãi thành quen, quen mãi thành nghề.
Cuộc sống của vợ chồng tôi trong 6 năm đầu cũng ổn. Chồng tôi cố gắng đem nhiều tiền về nuôi vợ con. Còn tôi làm người mẹ hiền, vợ đảm.
Ai biết cuộc sống này lại có lúc lỡ tay chèo. Công ty chồng tôi làm nợ lương nhân viên hết tháng này sang tháng khác. Cũng chẳng biết trách ai vì thời buổi khó khăn chung.
Vợ chồng tôi đã phải lôi hết các khoản tiền tiết kiệm ra tiêu. Nhưng "miệng ăn núi lở", tiêu bao nhiêu cũng hết. Chúng tôi bắt đầu nháo nhào lo cho miếng cơm manh áo của gia đình mình.
Chồng tôi xin nghỉ việc. Anh cầm đơn xin việc chạy đôn đáo khắp nơi. Chỗ nào cũng trả lời đang cắt giảm nhân sự. Hoặc có chỗ nhận anh vào làm nhưng đồng lương chẳng đủ tiền xăng xe. Anh chán ngán nhìn đống hồ sơ xin việc đang chất ở nhà.
Thất nghiệp, thời gian nhàn rỗi nhiều, chồng tôi buồn bã sa vào rượu chè với đám bạn tối ngày. Nhiều tối anh say xỉn về nhà. Vợ chồng tôi nhiều lần cãi vã trách móc lẫn nhau.
Trong lúc khó khăn, tôi cũng phải xắn tay giúp chồng. Tôi làm đơn xin việc gửi tới một số cơ quan. Nhiều chỗ chê tôi có tuổi, không bắt nhịp nhanh với tiến độ công việc. Cái bằng đại học của tôi lâu không được sử dụng nên đã lỗi thời.
Suốt nửa năm nay, vợ chồng tôi vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Con cái thì đang sức ăn sức lớn. Thương con quá, tôi đi lấy hoa quả ở các chợ đầu mối đem ra chợ bán.
Đi chợ được một tuần, tiền bán hàng của tôi chẳng đủ hòa gốc. Hình như tôi không có duyên bán hàng hay sao ấy. Hàng liên tục ế ẩm, quả chín đến bị hư ra. Tôi đành dẹp hàng. Chồng tôi sau một hồi loay hoay với đủ thứ nghề mà lương chả được là bao cũng đâm ra nản và ở nhà.
Vợ chồng tôi sa cơ lỡ vận vì suy nghĩ nhất thời. Gia đình tôi tuy chưa sa vào cảnh "ăn bữa sáng, lo bữa tối" nhưng chi tiêu đã chật vật và chỉ ở mức cầm cự được.
Nhiều đêm, tôi và chồng đều không sao chợp mắt được vì không có công ăn việc làm. Chúng tôi chỉ mong ngày mai ngày mốt sớm tìm được việc để nuôi con. Sau biến cố này, tôi thực sự sẽ chẳng dám ở nhà để chồng nuôi nữa.
Theo Eva
Lấy chồng như gông đeo cổ Lấy chồng vào như gông đeo cổ, chẳng bao giờ được một ngày tự do, thoải mái. Cái gì vợ cũng phải nhất nhất nghe theo lời chồng. Đằng sau chồng còn có bố, mẹ và anh em nhà chồng nữa chứ. Chào Jenny Trần - Tác giả tâm sự: "Buồn vì tiêu chuẩn chọn vợ của người Việt quá cao". Giá như...