Trạm BOT thiếu hệ thống thu phí không dừng sẽ bị ngừng hoạt động
Sau ngày 31/8, các nhà đầu tư BOT nếu không ký phụ lục hợp đồng với Bộ GTVT về triển khai thu phí không dừng và hợp đồng dịch vụ với nhà cung cấp sẽ bị buộc chấm dứt thu phí.
Tuyên bố trên được Bộ GTVT đưa ra trong văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng do Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể ký ngày 25/6. Theo đó, Bộ GTVT mong muốn Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố thực hiện dán thẻ đầu cuối và sử dụng dịch vụ ETC đối với các phương tiện thuộc diện thu phí do bộ, ngành, địa phương quản lý.
“Tối hậu thư” cho các doanh nghiệp BOT
Bộ GTVT yêu cầu các nhà đầu tư BOT phải ký phụ lục hợp đồng BOT về triển khai thu phí không dừng và hợp đồng dịch vụ với nhà cung cấp dịch vụ. Sau ngày 31/8, doanh nghiệp nào chưa ký sẽ bị buộc ngừng thu phí.
Các nhà đầu tư đã ký hợp đồng vẫn có thể bị ngừng thu phí nếu không triển khai dịch vụ thu phí không dừng tại trạm trước ngày 31/12.
Hiện mới có khoảng 700.000/3,5 triệu phương tiện dán thẻ thu phí không dừng. Tỷ lệ người trả phí tự động tại các trạm mới chỉ đạt trên 30% lượng phương tiện đã dán thẻ. Ảnh: Lê Quân.
Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết hiện chưa có quy định bắt buộc phương tiện không dán thẻ không được đi vào làn thu phí tự động dẫn đến việc các phương tiện dán thẻ vẫn phải dừng chờ phương tiện chưa dán thẻ.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo ban hành quy định nghiêm cấm phương tiện chưa dán thẻ đi vào các làn ETC. Công khai, minh bạch công tác thu phí thông qua kết nối, cung cấp dữ liệu thu phí ETC nếu các bộ, ngành có nhu cầu.
Video đang HOT
Trước đó, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ khẳng định ngày 31/12 sẽ là hạn cuối để triển khai thu phí tự động không dừng tại tất cả dự án trên tuyến quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và một số tuyến khác. Bộ cũng phối hợp với địa phương để phấn đấu đưa các trạm do địa phương quản lý áp dụng thu phí không dừng vào 31/12.
Vướng mắc chuyện chia nguồn lợi giữa BOT và VETC
Để phổ biến mô hình thu phí không dừng trên cả nước, Bộ GTVT đã lựa chọn Công ty TNHH Thu phí tự động (VETC) là đơn vị cung cấp công nghệ và đứng ra thu phí hộ các chủ BOT.
VETC đang lắp đặt hệ thống của mình trên tất cả các trạm thu phí BOT, đồng thời dán tem thu phí tự động (thẻ Etag) trên các phương tiện cơ giới để trừ tiền qua tài khoản khi xe qua trạm.
Hiện mới có khoảng 700.000/3,5 triệu phương tiện dán thẻ thu phí không dừng. Tỷ lệ người trả phí tự động tại các trạm mới chỉ đạt trên 30% lượng phương tiện đã dán thẻ.
Đại diện Công ty CP Đầu tư Đèo Cả (trái) và đại diện VETC (đơn vị cung ứng dịch vụ thu phí không dừng) tranh luận về mô hình thu phí không dừng. Ảnh: Ngọc Tân.
Ông Trần Văn Thế, Phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Đèo Cả (nhà đầu tư BOT), cho rằng việc thu phí không dừng trên toàn quốc chậm chạp do người dân vẫn giữ thói quen tiêu tiền mặt thay vì phải nạp tiền trước.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp BOT vẫn đang băn khoăn chuyện chia nguồn lợi từ dòng tiền thu phí giữa BOT và VETC.
“Lượng khách hàng nạp tiền trước cho VETC rất lớn, lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Lượng tiền này sẽ đọng trong ngân hàng và phát sinh lãi qua đêm. Ai là người được hưởng khoản lãi phát sinh?”, ông Thế đặt câu hỏi.
Giải đáp vấn đề này, ông Hồ Trọng Vinh, Chủ tịch VETC khẳng định lãi suất của doanh thu thu phí là của nhà đầu tư, VETC chỉ là dịch vụ thu phí hộ. “Hiện các trạm thu phí không dừng 6h sáng chốt doanh thu, 9h sáng chuyển tiền cho chủ đầu tư BOT”, ông Vinh nói.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, doanh thu đã tích lũy từ ngày hôm trước thì tất yếu sẽ phát sinh lãi qua đêm.
Theo quan điểm của nhà đầu tư BOT, số lợi nhuận phát sinh không quan trọng ít hay nhiều, nhưng trong quy định phải thống nhất rõ ràng rằng lợi nhuận phát sinh nếu có sẽ thuộc về ai. Ngoài ra, quy định cũng phải nêu rõ trách nhiệm của các bên khi tại trạm thu phí xảy ra sự cố trong quá trình vận hành trạm.
Theo Zing.vn
Bộ GTVT cân nhắc cả phương án di dời trạm T2 quốc lộ 91
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, Bộ đang chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam và nhà đầu tư phối hợp nghiên cứu tổng thể các phương án xử lý triệt để bất cập tại trạm thu phí T2 trên quốc lộ 91.
Bộ GTVT đang cân nhắc phương án di dời trạm T2 quốc lộ 91 . ẢNH THANH DŨNG
Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, vị trí đặt trạm T2 trước đây đã được nhà đầu tư, đơn vị tư vấn nghiên cứu kỹ và các cơ quan của địa phương như Thành uỷ, HĐND, UBND, đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ thống nhất. Tuy nhiên, hiện nay trạm T2 nảy sinh một số bất cập.
Theo ghi nhận của Bộ GTVT, tại trạm thu phí này cả ở hướng các xe di chuyển trên quốc lộ 80 theo hướng Kiên Giang - An Giang và hướng An Giang - Đồng Tháp khi qua trạm T2 trên quốc lộ 91 đều có bất cập là các phương tiện đi quãng đường không dài nhưng phải trả tiền cả chặng.
Để xử lý bất cập, Bộ GTVT đã tạm dừng thu phí trạm T2 để nghiên cứu giải pháp xử lý. Hiện, Bộ đang cập nhật lại lưu lượng xe để tính toán phương án tài chính của dự án.
"Phương án xử lý bất cập tại trạm T2 đang trong giai đoạn nghiên cứu. Phương án cụ thể được đưa ra sẽ căn cứ trên cơ sở phương án tài chính dự án, đảm bảo hoàn vốn trả nợ ngân hàng, đồng thời đảm quản hài hòa lợi ích giữa các bên: Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Hiện Bộ GTVT cũng đang nghiên cứu cả phương án di dời trạm thu phí T2", Thứ trưởng Nguyễn Nhật nói.
Ngoài ra, Bộ GTVT đang chuẩn bị đầu tư dự án tuyến tránh Long Xuyên. Sau khi được xây dựng và đưa vào sử dụng, các phương tiện qua khu vực không phải qua trạm thu phí T2.
Trước đó, các tài xế ô tô khi qua trạm BOT T2 trên quốc lộ 91 (thuộc phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, Cần Thơ) tiếp tục phản đối việc thu phí do họ đi đoạn đường chỉ vài trăm mét qua trạm mà phải trả 35.000 đồng, khiến trạm phải liên tục xả và sau đó dừng thu từ 25.5 tới nay.
Tổng cục Đường bộ và nhà đầu tư đã giảm tối đa cho người sử dụng khu vực quanh trạm và các phương tiện lưu thông theo hướng từ tỉnh Kiên Giang (quốc lộ 80) về tỉnh An Giang (quốc lộ 91) và ngược lại. Đến nay, đã miễn giảm giá vé cho 11.793 phương tiện.
Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 gồm hai hợp phần. Hợp phần 1 - cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 đoạn Km14 - Km50 889 dài khoảng 29,747 km và hợp phần 2 - mở rộng và tăng cường nền, mặt đường quốc lộ 91B đoạn từ Km0 - Km15 793: Dài khoảng 15,7 km. Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu 1.720 tỉ đồng. Tổng vốn đầu tư dự án tạm tính sau quyết toán là 1.651 tỉ đồng.
Theo Thanhnien
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lại hẹn chạy chính thức từ tháng 4 Dự án Cát Linh - Hà Đông hiện đang chạy thử toàn bộ 13 đoàn tàu từ tháng 9.2018, tốc độ trung bình 35 km/giờ. TTX Chiều 13.2, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết UBND TP.Hà Nội và tổng thầu EPC đều đưa ra kiến nghị sẽ kết thúc chạy thử vào cuối quý 1/2019, chính thức đưa vào vận...