Trạm BOT quốc lộ 5: Trình Chính phủ 2 phương án giảm giá vé
Sau khi các lái xe dùng tiền lẻ mua vé qua trạm thu phí BOT quốc lộ 5, Đại diện Vidifi cho biết vừa trình Chính phủ 2 phương án giảm phí cho tất cả các phương tiện lưu thông qua tuyến quốc lộ này trong thời gian tới.
Liên quan đến sự việc các lái xe dùng tiền mệnh giá 200 đồng, 500 đồng mua vé qua trạm thu phí BOT quốc lộ 5 – đoạn qua huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên để phản đối trạm BOT đặt “sai” vị trí và thu giá vé cao hơn nhiều lần so với trước đây, trao đổi với PV, đại diện Tổng Công ty Phát triển Hạ tầng và Đầu tư Tài chính Việt Nam (Vidifi) – chủ đầu tư cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đồng thời khai thác thu phí hoàn vốn trên QL5) – cho biết, vừa trình Chính phủ 2 phương án giảm phí cho tất cả các phương tiện lưu thông qua tuyến quốc lộ này trong thời gian tới.
Trạm thu phí số 1 quốc lộ 5 – đoạn qua huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Thành An
Cụ thể, theo Vidifi, với phương án thứ nhất, loại xe nhóm 1 (xe dưới 12 chỗ ngồi, xe tải dưới 2 tấn, xe buýt) sẽ giảm từ 40.000 đồng xuống 35.000 đồng. Xe loại 2 (từ 12-30 chỗ ngồi, xe tải 2-4 tấn) giảm từ 55.000 đồng xuống 45.000 đồng. Xe loại 3 (trên 31 chỗ ngồi, xe tải 4-10 tấn) giảm từ 75.000 đồng xuống 65.000 đồng. Xe loại 4 (xe tải từ 1-18 tấn, container 20 fit) giảm từ 125.000 đồng xuống 110.000 đồng. Xe loại 5 (xe tải trên 18 tấn, container 40 fit) giảm từ 180.000 xuống 160.000 đồng.
Tuy nhiên, phương án này sẽ phát sinh 2 kịch bản. Thứ nhất, nếu áp dụng mức giảm giá này trong 3 năm (2018 – 2020), sau đó tăng giá trên cơ sở mức giá này theo lộ trình như quy định tại phương án tài chính năm 2016 đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ (3 năm tăng 1 lần, mỗi lần 18%) thì Nhà nước phải cấp bù thêm 5.200 tỷ đồng cho giai đoạn 2021 – 2025.
Thứ hai, nếu việc giảm giá sau 3 năm (2018 – 2020), đến năm 2021 tăng lại đúng như phương án tài chính hiện nay (xe loại 1 vào thời điểm năm 2021 là 47.200 đồng/lượt), dòng tiền dự án thâm hụt 456 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc tăng giá đột ngột từ 35.000 đồng lên 47.000 đồng vào năm 2021 sẽ khó khả thi.
Đại diện Vidifi cho biết vừa trình Chính phủ 2 phương án giảm phí cho tất cả các phương tiện lưu thông qua tuyến quốc lộ này trong thời gian tới. Ảnh: Thành An
Với phương án thứ hai, Vidifi đề nghị Nhà nước đưa phí đối với xe loại 1 từ 40.000 đồng hiện nay xuống 30.000 đồng. Xe loại 2 từ 55.000 đồng xuống 45.000 đồng, loại 3 từ 75.000 đồng xuống 65.000 đồng, loại 4 từ 125.000 xuống 110.000 đồng, loại 5 từ 180.000 xuống 170.000.
Phương án này cũng có 2 kịch bản tương tự. Trong đó, mức cao nhất Vidifi đề nghị Nhà nước cấp bù đến 5.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2021 – 2025.
Được biết, ngoài hai phương án trên, Vidifi đã thống nhất với Tổng cục Đường bộ Việt Nam đưa ra phương án miễn hoặc giảm cho các chủ phương tiện có xe không kinh doanh vận tải trong phạm vi cách trạm 5 km. Xe hoạt động vận tải trong phạm vi này sẽ giảm 20%.
Video đang HOT
Với mức phí trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Vidifi cho biết vừa qua đã tiến hành giảm giá đối với các xe loại 4 và loại 5 nên sẽ không đề nghị giảm phí vì lo vỡ phương án tài chính.
Các lái xe dùng tiền mệnh giá nhỏ mua vé qua trạm thu phí số 1 quốc lộ 5 – đoạn qua huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Thành An
Theo đại diện Vidifi, hiện chưa có cơ sở ước tính số tiền thiếu hụt nếu thực hiện miễn giảm giá nên sau khi triển khai nếu dòng tiền thiếu so với phương án tài chính thì doanh nghiệp sẽ đề nghị Nhà nước cấp bù.
Trường hợp Bộ GTVT có chỉ đạo về việc giảm giá dịch vụ với các trạm quốc lộ 5 và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Vidifi kiến nghị Bộ Giao thông báo cáo Chính phủ hỗ trợ các khoản theo quyết định của Thủ tướng, cấp bù khoản thiếu hụt do giảm giá trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.
Đại diện Vidifi cho hay, từ năm 2015, Chính phủ giao doanh nghiệp này dùng nguồn tiền thu phí quốc lộ 5 để sửa chữa, bảo trì tuyến đường này và bổ sung vốn cho cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Hiện nay, doanh nghiệp đã chuyển cho Bộ GTVT 500 tỷ đồng sửa chữa quốc lộ 5 giai đoạn trước năm 2015 và đang sửa chữa tổng thể tuyến quốc lộ với kinh phí gần 2.000 tỷ đồng đến năm 2020.
Mỗi năm Vidifi thu được khoảng 500 tỷ đồng phí quốc lộ 5. Việc thu phí này thực chất là phần vốn góp của Nhà nước vào dự án chứ không phải là thu phí BOT. Nếu không giao cho Vidifi thu thì Nhà nước sẽ thu phí quốc lộ 5 và lấy tiền đó góp cùng Vidifi làm cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng hoàn thành ngày 5.12.2015. Theo Quyết định số 1621 của Thủ tướng, Vidifi được quản lý, thu phí trên quốc lộ 5 từ khi Bộ GTVT bàn giao cho đến hết thời gian kinh doanh BOT Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với mức thu theo quy định của Bộ Tài chính.Theo đó, thời gian thu phí (cả đường cao tốc và quốc lộ 5) là 28 năm 8 tháng 27 ngày, sau đó sẽ bàn giao cả 2 đường cho Nhà nước. Trước khi có cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, các phương tiện đi trên quốc lộ 5 phải nộp phí với mức 10.000 đồng/lượt/trạm/xe tiêu chuẩn (mức thu từ năm 2003). Nhưng nay, mức phí này tăng gấp nhiều lần và dao động từ 40.000 – 180.000 đồng/lượt (tùy loại xe).Ghi nhận của PV Dân Việt cho thấy, khoảng 7h30 sáng 11.12, một số lái xe điều khiển ô tô di chuyển trên QL5 dùng tiền lẻ trả phí đường bộ tại trạm thu phí BOT – đoạn qua địa phận huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên khiến khu vực này bị ùn tắc kéo dài.Một tài xế sử dụng tiền lẻ trả phí đường bộ cho biết, anh trả 40.100 đồng để trả phí qua trạm là 40.000 đồng.Nhân viên trạm không có tờ mệnh giá 100 đồng trả lại nên đưa lại 200 đồng nhưng anh không chấp nhận, chỉ lấy đúng số tiền thừa. Trước đó, trong các ngày từ 4-6.9, hàng trăm lái xe đã sử dụng tiền lẻ để phản đối việc thu phí trên quốc lộ 5, đoạn đi qua huyện Văn Lâm, Hưng Yên gây ùn tắc cục bộ.Vidifi sau đó có công văn đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra hành vi gây rối.Giữa tháng 10.2017, UBND tỉnh Hưng Yên gửi văn bản kiến nghị di dời trạm thu phí số 1 trên quốc lộ 5 và miễn, giảm phí cho các phương tiện. UBND tỉnh Hưng Yên cũng đề nghị cơ quan chức năng xem xét di dời trạm thu phí này về vị trí tiếp giáp giữa tỉnh Hưng Yên với TP.Hà Nội hoặc giáp ranh với tỉnh Hải Dương.Sau nhiều lần tài xế sử dụng tiền lẻ qua trạm BOT Quốc lộ 5, ngày 18.10, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị giảm 12-15% cho tất cả phương tiện lưu thông qua quốc lộ 5, miễn phí cho người dân sinh sống trong bán kính 5 km quanh trạm thu phí, dự kiến từ 1.11.2017.
Theo Danviet
Trạm BOT quốc lộ 5: Tài xế dùng "chiêu trò", lãnh đạo BOT nói gì?
"Chúng tôi đang trông chờ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để có giải pháp cơ bản, lâu dài chứ không muốn như "mèo vờn chuột" với người tham gia giao thông" - vị lãnh đạo Vidifi nói về việc các tài xế dùng tiền lẻ qua trạm BOT quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng
Tổng cục Đường bộ Việt Nam điều xe cẩu "khủng" trị giá hơn 20 tỷ đồng đến trạm thu phí BOT quốc lộ 5 khi các tài xế dùng tiền mệnh giá nhỏ 200 đồng, 500 đồng trả phí qua trạm.
Thời gian gần đây, tại trạm thu phí số 1 trên quốc lộ 5, thuộc địa phận huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, các tài xế liên tục dùng tiền mệnh giá nhỏ 200 đồng, 500 đồng để trả tiền thu phí khi đi qua trạm BOT này.
Cụ thể, trong 3 ngày từ 4-6.9, hàng trăm tài xế đã sử dụng tiền lẻ để phản đối việc thu phí, gây ùn tắc cục bộ đoạn đường qua khu vực trạm. Sự việc diễn ra khá căng thẳng. Vidifi sau đó có công văn đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra hành vi gây rối.
Ngay sau đó, UBND tỉnh Hưng Yên gửi văn bản kiến nghị di dời trạm thu phí số 1 trên quốc lộ 5 và miễn, giảm phí cho các phương tiện. UBND tỉnh Hưng Yên cũng đề nghị cơ quan chức năng xem xét di dời trạm thu phí này về vị trí tiếp giáp giữa tỉnh Hưng Yên với TP.Hà Nội hoặc giáp ranh với tỉnh Hải Dương.
Tài xế dùng tiền mệnh giá nhỏ trả phí khi qua trạm BOT số 1 trên quốc lộ 5 Hải Phòng - Hà Nội (đoạn qua địa phận huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên).
Đến ngày 18.10, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị giảm 12-15% cho tất cả phương tiện lưu thông qua quốc lộ 5; miễn phí cho người dân sinh sống trong bán kính 5km quanh trạm thu phí, dự kiến từ 1.11.2017.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thống nhất giảm giá phí qua trạm BOT từ cơ quan chức năng. Điều này khiến các tài xế không hài lòng.
Đến ngày 11.12, các tài xế tiếp tục dùng tiền lẻ để qua trạm BOT trên. Ghi nhận của PV Dân Việt cho thấy, các tài xế dùng tiền lẻ mua vé vào buổi sáng và chiều cùng ngày. Để thực hiện việc trả tiền lẻ, 3 tài xế trên 3 ô tô dàn hàng ngang tại 3 làn thu phí. Các tài xế đều mang theo những xấp tiền dày mệnh giá 200 đồng, 500 đồng đã được chuẩn bị từ trước.
Khi tới khu vực bốt thu phí, cánh tài xế chậm rãi đưa từng tờ tiền,... thậm chí có tài xế còn "tranh thủ" nghe điện thoại trong lúc thanh toán tiền cho nhân viên trạm thu phí, còn các nhân viên của trạm vẫn tiến hành thu tiền như bình thường. Sự việc kéo dài, khiến quốc lộ 5 qua khu vực này bị ùn ứ, lộn xộn nhưng trạm thu phí không xả trạm.
Khi các tài xế dùng tiền lẻ trả phí, trạm BOT quốc lộ 5 bị ùn ứ kéo dài.
Trước tình trạng tài xế trả tiền lẻ tại quốc lộ 5, trao đổi với PV, Lãnh đạo Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) cho biết, việc lái xe trả tiền lẻ là đúng pháp luật, do vậy đơn vị đã bố trí người phục vụ ngay cả khi tài xế trả bằng tiền với mệnh giá 100 đồng.
Lãnh đạo Vidifi nhìn nhận, sau vụ việc lái xe dùng tiền lẻ gây tắc đường tại trạm BOT Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang), tình hình cũng trở nên căng thẳng hơn với các trạm thu phí khác.
Theo Thanh tra Giao thông Cục Quản lý Đường bộ I (Bộ GTVT), chiều 11.12, các lái xe lại tiếp tục dùng tiền lẻ để qua trạm thu phí BOT quốc lộ 5. Trong vòng khoảng 1 giờ (từ 16h45-17h45), có khoảng 16 xe quay đi quay lại qua trạm. Có xe quay vòng 5-6 lượt. Lực lượng CSGT, Thanh tra giao thông và Cảnh sát cơ động đã tiến hành phân luồng ra hai bên nên trạm thu giá chỉ ùn tắc nhẹ.
"Chúng tôi đang trông chờ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để có giải pháp cơ bản, lâu dài chứ không muốn như "mèo vờn chuột" với người tham gia giao thông" - vị lãnh đạo Vidifi cho hay.
Vị này cho biết, việc thu phí quốc lộ 5 nằm trong phương án hỗ trợ của Nhà nước đối với việc xây dựng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Thời điểm làm tuyến đường (2007), Nhà nước không có tiền mặt nên đối ứng bằng quyền thu phí quốc lộ 5. Do vậy, trạm thu phí trên quốc lộ 5 chỉ bỏ được khi Nhà nước chuyển sang hỗ trợ Vidifi bằng tiền.
Theo quyết định của Thủ tướng khi làm cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Vidifi được hỗ trợ giải phóng mặt bằng và hỗ trợ khác khoảng 6.000 tỷ đồng. Do ngân sách khó khăn nên Vidifi chưa nhận được đồng nào từ khoản hỗ trợ này.
"Nếu khoản hỗ trợ này không được cấp, đến năm 2018 sẽ phát sinh thêm lãi suất ngân hàng khoảng 930 tỷ đồng. Đây là áp lực rất lớn với đơn vị" - đại diện Vidifi nói.
Ngoài việc điều lực lượng hỗ trợ công tác giải quyết ùn ứ giao thông trong khi các tài xế dùng tiền lẻ trả phí, Vidifi phối hợp với lực lượng cơ quan chức năng bố trí người ghi hình các tài xế mua vé và các phóng viên báo chí tác nghiệp tại khu vực này.
Được biết, Vidifi được Nhà nước giao nhiệm vụ thu phí quốc lộ 5 để bù cho việc đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nhưng đến nay nguồn thu chỉ đủ cho việc tu sửa lại chính con đường này chứ chưa hỗ trợ được nhiều cho đường cao tốc. Qua 18 năm sử dụng, quốc lộ 5 chỉ được bảo trì chứ không có tiền để đại tu nên đang xuống cấp nghiêm trọng. Theo tính toán, trong năm 2018 Vidifi phải bố trí khoảng 2.000 tỷ đồng để sửa chữa cấp bách.
Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với PV, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hưng Yên cho biết, hiện tình hình ATGT tại trạm thu phí này vẫn bình thường. Sở GTVT đã tham mưu UBND tỉnh đề xuất Bộ GTVT và Bộ Tài chính giảm mức phí cho các loại phương tiện lưu thông trên quốc lộ 5; miễn giảm phí cho nhân dân quanh trạm thu phí; về lâu dài sẽ chuyển trạm thu phí về vị trí giáp ranh giới giữa Hà Nội và Hưng Yên hoặc Hưng Yên và Hải Dương.
Ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng giám đốc Vidif cho biết, đơn vị này vừa đề xuất gửi Bộ GTVT 2 phương án giảm phí qua trạm thu phí trên quốc lộ 5."Chúng tôi gửi 2 phương án cho Bộ GTVT từ tuần trước và ngày 11.12, Bộ GTVT đã trình Chính phủ. Chúng tôi đang chờ Thủ tướng và các bộ ngành xem xét chấp thuận" - Tổng giám đốc Vidifi thông tin.Theo Vidifi, có 2 phương án giảm giá được đưa ra là. Thứ nhất, loại xe nhóm 1 (xe dưới 12 chỗ ngồi, xe tải dưới 2 tấn, xe buýt) sẽ giảm từ 40.000 đồng xuống 35.000 đồng; Xe loại 2 (từ 12-30 chỗ ngồi, xe tải 2-4 tấn) giảm từ 55.000 đồng xuống 45.000 đồng; Xe loại 3 (trên 31 chỗ ngồi, xe tải 4-10 tấn) giảm từ 75.000 đồng xuống 65.000 đồng; Xe loại 4 (xe tải từ 1-18 tấn, container 20 fit) giảm từ 125.000 đồng xuống 110.000 đồng; Xe loại 5 (xe tải trên 18 tấn, container 40 fit) giảm từ 180.000 xuống 160.000 đồng.Thứ hai, Vidifi đề nghị Nhà nước đưa phí đối với xe loại 1 từ 40.000 đồng hiện nay xuống 30.000 đồng; Xe loại 2 từ 55.000 đồng xuống 45.000 đồng; Xe loại 3 từ 75.000 đồng xuống 65.000 đồng; Xe loại 4 từ 125.000 xuống 110.000 đồng; Xe loại 5 từ 180.000 xuống 170.000.
Theo Danviet
Vì sao lại thu phí quốc lộ 5 để hoàn vốn... cao tốc Hà Nội - Hải Phòng? Trả tiền lẻ và đỗ xe khiến quốc lộ 5 ùn tắc kéo dài trong chiều tối ngày 4/9 vì người dân không đồng tình với hoạt động thu phí tại đây nhằm hoàn vốn cho dự án BOT cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Câu hỏi đặt ra là tại sao người dân đi đường này lại phải trả phí cho...