Trạm BOT gian lận tiền thu phí sẽ bị tạm dừng hoạt động
Bộ Giao thông Vận tải vừa có dự thảo quy định cụ thể những trường hợp tạm dừng thu phí và các cơ quan có quyền quyết định tạm dừng thu phí.
Trạm thu phí An Phú đường ĐT 743 (thị xã Thuận An) được UBND tỉnh Bình Dương mua lại để “xóa sổ”
Bộ Giao thông Vận tải vừa có tham gia ý kiến Dự thảo Thông tư quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu phí sử dụng đường bộ của Bộ Giao thông Vận tải. Theo đó, quy định cụ thể những trường hợp tạm dừng thu phí và các cơ quan có quyền quyết định tạm dừng thu phí.
Theo dự thảo, có 10 trường hợp sẽ được tạm dừng thu phí. Trong đó, có trường hợp sẽ tạm dừng thu phí tối thiểu 1 ngày khi nhà đầu tư vi phạm chất lượng bảo trì công trình đường bộ hoặc để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông, ùn tắc giao thông kéo dài trên tuyến đường, công trình đường bộ.
Trong trường hợp, đơn vị thu phí để xảy ra gian lận phí sử dụng đường bộ, biển thủ tiền phí hoặc tự ý can thiệp vào hệ thống công nghệ giám sát, quản lý thu phí, hệ thống kiểm tra tải trọng nhằm gian lận doanh thu phí thì trạm thu phí cũng được tạm dừng để thu phí.
Dự thảo cũng quy định rõ trường hợp được tạm dừng thu phí khi đơn vị thu phí không chấp hành việc nâng cấp hệ thống công nghệ thu phí theo chủ trường của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc hệ thống công nghệ quản lý thu phí bị hỏng.
Video đang HOT
Tạm dừng thu phí đối với đơn vị thu phí để số lượng xe ô tô xếp hàng chờ trước trạm thu phí trên một làn xe chờ dài nhất hơn 100 xe hoặc chiều dài từ 750m trở lên hoặc để thời gian đi qua trạm thu phí của một xe ô tô bất kỳ kể từ lúc dừng chờ thu phí đến lúc ra khỏi trạm lớn hơn 10 phút. Thời gian tạm dừng thu tối thiểu một lần là 3 giờ.
Ngoài ra, dự thảo còn quy đinh những trường hợp được tạm dừng thu phí khác như: Nhà đầu tư chậm nộp báo cáo quyết toán công trình BOT, các đơn vị thu phí không thực hiện việc sao lưu dữ liệu thu phí, không thực hiện báo cáo theo quy định….
Đối với các trạm thu phí trên hệ thống quốc lộ, đường cao tốc, Bộ Giao thông Vận tải có quyền quyết định tạm dừng thu phí với các trạm thu phí có thời gian dừng từ 10 ngày trở lên trong khi Tổng cục Đường bộ quyết định trong trường hợp dưới 10 ngày.
Đối với các trạm thu phí trên hệ thống đường địa phương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định hoặc uỷ quyền quyết định việc tạm dừng thu phí theo thẩm quyền.
Liên quan tới việc tạm dừng thu phí, mới đây, Tổng Cục đường bộ Việt Nam gửi công văn đến UBND tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Cục Đường bộ IV và chủ đầu tư – Tổng công ty 319 thông báo về việc tạm ngừng thu phí Quốc lộ 1 qua trạm Sông Phan (Bình Thuận).
Nguyên nhân là đoạn Quốc lộ 1 có vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng qua Bình Thuận và Đồng Nai bị hư hỏng nặng, nhiều đoạn lún bánh xe tạo thành các rạch gây mất an toàn giao thông. Dù liên tục được yêu cầu nhưng tới ngày 20/5 theo kiểm tra thực tế của Cục đường bộ IV, chủ đầu tư chỉ mới khắc phục 3.800 m2 đường hằn lún trong số hơn 15.000 m2 phải khắc phục.
Hay như mới đây, một vụ việc cũng gây ra nhiều dư luận trái chiều như việc UBND tỉnh Bình Dương đã mua lại Trạm thu phí An Phú đường ĐT 743 (thị xã Thuận An) từ Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây dựng Bình Dương. Sau đó, tỉnh này bàn giao lại tuyến đường cho Tổng công ty Becamex IDC (trực thuộc UBND tỉnh) nâng cấp, mở rộng tuyến đường mà không thu phí.
Phương Dung
Theo Dantri
Nhiều tài xế gian lận cuống vé BOT trên quốc lộ 5
Đoàn kiểm tra Tổng cục Đường bộ xác định nhiều lái xe đã mua lại cuống vé để thanh toán gian lận với đơn vị chủ quản, khiến phát sinh nạn buôn bán cuống vé gần trạm thu phí.
Tổng cục đường bộ vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải việc kiểm tra, giám sát công tác thu phí tại các trạm thu phí quốc lộ 5 và trạm thu phí Đại Yên (quốc lộ 18).
Theo đó, về hiện tượng buôn bán cuống vé phía sau trạm thu phí quốc lộ 5 (huyện Văn Lâm, Hưng Yên), đoàn kiểm tra của Tổng cục đường bộ cho biết, các trạm thu phí được lắp đặt công nghệ thu phí một dừng sử dụng vé có mã vạch. Cuống vé quẹt vào hệ thống để mở barie, sau đó không sử dụng lại được. Sau khi qua trạm, nhiều lái xe vứt cuống vé và một số người dân thu nhặt lại, bán cho một số tài xế đi đường khác tránh trạm thu phí. Các tài xế này sử dụng cuống vé để thanh toán với đơn vị chủ quản.
Thu phí BOT trên quốc lộ 5. Ảnh: Thanh Tra
Qua thống kê 10 ngày thu phí trên quốc lộ 5, đoàn kiểm tra không phát hiện chênh lệch giữa số thu thực tế và số giám sát.
Tổng số vé lượt bán ra trong 10 ngày là 82.250 vé, tương đương số tiền hơn 9 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 10 ngày thực hiện công tác kiểm tra giám sát, có 2 ngày mưa bão lớn đã làm số thu phí giảm.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, số lượng xe mua vé tháng, vé quý tại trạm thu phí trên quốc lộ 5 rất nhiều, vì vậy việc tính toán doanh thu phí đơn thuần từ lưu lượng xe nhân với mức phí sẽ không chính xác. Từ kết quả giám sát trên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam kết luận, thông tin phản ánh về việc gian lận hàng chục tỷ đồng mỗi tháng tại trạm thu phí quốc lộ 5 là chưa có cơ sở.
Tại trạm thu phí Đại Yên (quốc lộ 18), Tổng cục Đường bộ cho biết, hiện tượng gian lận vé trong công tác thu phí được báo chí phản ánh là có. Công ty Đại Dương - chủ đầu tư dự án đã tiến hành kiểm tra, làm rõ, sa thải 2 nhân viên, điều chuyển công tác khác 3 nhân viên vi phạm.
Nhằm tăng cường giám sát và công khai, minh bạch công tác thu phí, Tổng cục Đường bộ đang triển khai xây dựng phần mềm giám sát thu phí trên cả nước.
Trước đó, báo chí phán ánh một số sai phạm trong công tác thu phí trên quốc lộ 5 và quốc lộ 18, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã ra quyết định thực hiện giám sát công tác thu phí liên tục 10 ngày, từ ngày 21/8 đến 31/8.
Đoàn Loan
Theo VNE
Thiếu thân thiện, nhân viên thu phí BOT bị nhắc nhở Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị giải trình về hoạt động của trạm thu phí Tào Xuyên trên quốc lộ 1A, đoạn qua khu vực TP Thanh Hóa, trong đó có nội dung về thái độ nhân viên. Ảnh minh họa Tổng cục Đường bộ vừa yêu cầu Công ty CP BOT đường tránh Thanh Hóa tu bổ, nâng cấp...