Trạm BOT Cai Lậy chuẩn bị thu phí trở lại
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, nhà đầu tư hoàn tất các công việc chuẩn bị thu phí lại dự án đầu tư xây dựng công trình Quốc lộ 1 đoạn thị trấn Cai Lậy và tăng cường mặt đường đoạn Km1987 560 – Km2014, tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT, thực hiện thu phí trở lại vào cuối tháng 8/2022.
Trạm BOT Cai Lậy. Ảnh tư liệu: Nam Thái/TTXVN
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, từ tháng 2/2022 cơ quan này đã nhiều lần chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, nhà đầu tư khẩn trương hoàn thiện các công việc liên quan đảm bảo tiến độ dự án.
Nhà đầu tư dự án này cũng đã 2 lần cam kết hoàn thành xây dựng trạm thu phí trên tuyến tránh và sửa chữa hư hỏng mặt đường. Tuy nhiên, tiến độ các công việc để có thể thu phí lại không đảm bảo quy định tại phụ lục hợp đồng (hoàn thành trong quý IV/2021). Lý do của sự chậm trễ, theo báo cáo của nhà đầu tư là do khó khăn về tài chính, ảnh hưởng của thời tiết trong thời gian qua.
Trước đó, ngày 27/6/2022, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục họp về việc chuẩn bị thu phí lại dự án BOT Cai Lậy. Theo báo cáo của nhà đầu tư hiện đã cơ bản đã hoàn thành các công việc về xây dựng trạm thu phí, lắp đặt và kết nối thu phí trạm.
Video đang HOT
“Sau khi hoàn thành sửa chữa hư hỏng trên tuyến tránh, tổ chức lại giao thông cho các xe khách từ 29 chỗ trở lên và xe tải 3 trục phải lưu thông vào tuyến tránh khi đi qua thị xã Cai Lậy”, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết.
Ghi nhận nỗ lực của nhà đầu tư, song Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẳng định, việc không thực hiện đúng tiến độ theo phụ lục hợp đồng đã ký và các cam kết thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư.
“Nhà đầu tư đã cam kết thực hiện nghiêm túc trách nhiệm hoàn thành xây dựng, cải tạo và kết nối thu phí không dừng các trạm thu phí của dự án, sửa chữa, đảm bảo giao thông trên tuyến trước ngày 15/7/2022. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan có thẩm quyền về việc chậm hoàn thành các cam kết này”, Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẳng định.
Dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy dài hơn 38 km, tổng mức đầu tư ban đầu tư gần 1.400 tỷ đồng, bao gồm tăng cường mặt Quốc lộ 1 dài hơn 26 km và xây dựng tuyến tránh thị xã Cai Lậy dài 12 km. Trạm thu phí đặt trên Quốc lộ 1 để thu phí cho hai tuyến đường.
Từ khi trạm đi vào hoạt động ngày 1/8/2017, nhiều tài xế đã sử dụng tiền lẻ mua vé, tụ tập đông người gây ùn tắc, mất an ninh trật tự khiến chủ đầu tư phải liên tục xả trạm. Từ ngày 14/12/2017, BOT Cai Lậy đã phải tạm dừng thu phí.
Tỷ lệ sử dụng thu phí không dừng tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ đạt 54%
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Vũ Ngọc Oánh, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần BOT Pháp Vân-Cầu Giẽ thông tin, hiện lưu lượng trên tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ đang đạt khoảng 70.000 lượt xe/ngày đêm doanh thu đạt 2,2 tỷ; trong đó, số lượng phương tiện sử dụng hình thức thu phí điện tử không dừng (ETC) là 54%, tăng 14% so với đầu năm.
Trạm thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Ông Vũ Ngọc Oanh cho biết thêm, dự báo trong cao điểm nghỉ lễ 30/4-1/5, lưu lượng phương tiện trên tuyến sẽ tăng cao, dự kiến khoảng 100.000-110.000 lượt phương tiện/ngày đêm.
Về các giải pháp chống ùn tắc dịp nghỉ lễ sắp tới, ông Vũ Ngọc Oánh cho hay, hiện làn thu phí ETC trên tuyến đã có 7 làn, tăng 2 làn so với trước, vì thế lượng xe sẽ được giải tỏa nhanh hơn.
Tuy nhiên, đơn vị cũng đã phối hợp với các lực lượng như công an, thanh tra xây dựng các kịch bản để xử lý nếu có ùn tắc và tai nạn trên tuyến, qua đó đảm bảo lưu thông thuận lợi tại cửa ngõ phía Nam Thủ đô.
Trước đó, báo cáo doanh thu theo định kỳ với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ cho biết, doanh số thu phí năm 2021 của các trạm thu phí trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đạt trên 606 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu vé lượt ở mức cao nhất với gần 546 tỷ đồng, vé tháng đạt hơn 43 tỷ đồng và vé quý đạt trên 16 tỷ đồng.
Về lưu lượng xe trên tuyến, đơn vị này cũng cho hay, trong năm 2021, lưu lượng xe trên tuyến đạt hơn 17 triệu lượt xe. Trong đó, lưu lượng xe ở các làn thu phí thủ công (MTC) vẫn chiếm áp đảo với hơn 11 triệu lượt xe. Trong khi đó, lưu lượng xe ở các làn ETC đạt trên 6 triệu lượt xe.
Theo đánh giá, tuyến dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ nằm ở tuyến cửa ngõ Thủ đô Hà Nội là một trong những tuyến có lưu lượng xe lớn nhất cả nước hiện nay. Ngay trong dịp cao điểm Tết vừa qua, lãnh đạo Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ cho biết, lưu lượng xe trong những ngày này thường đạt khoảng 150.000 xe/ngày đêm, gấp 3 lần so với ngày bình thường.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là tuyến huyết mạch cửa ngõ phía Nam Thủ đô Hà Nội được đầu tư theo hình thức BOT. Tuyến đường dài 29 km với 6 làn, có tổng mức đầu tư 6.731 tỷ đồng. Dự án được đầu tư theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1 nâng cấp mặt đường hiện hữu 4 làn xe với tổng mức đầu tư 1.973 tỷ đồng, hoàn thành năm 2015; giai đoạn 2 đầu tư mở rộng lên quy mô 6 làn xe với tổng mức đầu tư 4.757 tỷ đồng, hoàn thành năm 2018.
Mới đây, Bộ Giao thông vận tải cũng đã yêu cầu các nhà đầu tư dự án BOT chấp hành nghiêm các quy định trong quản lý thu, chi. Các nhà đầu tư dự án BOT cần phối hợp với các cơ quan chức năng không để xảy ra việc cản trở hoạt động thu phí và xử lý kịp thời các hành vi gian lận.
Trạm thu phí chậm triển khai ETC sẽ bị dừng thu phí, xả trạm Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và các địa phương tập trung chỉ đạo các nhà đầu tư triển khai thu phí điện tử đồng bộ trên toàn quốc từ ngày 1/8/2022; trong đó triển khai thu phí hoàn toàn tự động đối với tất cả các tuyến đường cao tốc. Trường hợp chậm tiến độ,...