Trầm Bê qua mặt HĐQT Sacombank cho vay 1.800 tỉ đồng
Sacombank chỉ cho Danh vay 1.800 tỉ đồng vì Trầm Bê với chức danh là Chủ tịch Hội đồng tín dụng chỉ được cấp phép tối đa là 1.800 tỉ đồng. Nếu cho vay lớn hơn số này thì phải trình lên hội đồng quản trị, sẽ rất mất thời gian và không thể cho vay ngay được.
Vay 1.800 tỉ đồng dùng tiền gửi từ VNCB để làm tài sản bảo đảm
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng – Bộ Công an (C46) cho biết đơn vị này đã hoàn tất kết luận điều tra giai đoạn 2, đề nghị truy tố đối với Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam – VNCB) và đồng phạm về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Đáng chú ý trong kết luận điều tra bổ sung, cơ quan điều tra đã đề nghị truy tố bổ sung ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank) và 46 bị can liên quan đến vụ án Phạm Công Danh cùng đồng phạm.
Phạm Công Danh tại phiên tòa phúc thẩm giai đoạn 1.
Trong kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Trầm Bê khai nhận là đã bàn bạc với Phạm Công Danh và Phan Huy Khang (nguyên tổng giám đốc Sacombank), sau đó chỉ đạo Khang cho Danh vay hàng ngàn tỉ đồng.
Tháng 4/2013, Phạm Công Danh đến Sacombank gặp ông Trầm Bê và đặt vấn đề vay khoảng 2.000 tỉ đồng và được Trầm Bê đồng ý. Tuy nhiên, Trầm Bê yêu cầu phải có tài sản bảo đảm. Sau đó, Trầm Bê dẫn Danh xuống phòng làm việc của Phan Huy Khang.
Tại đây Trầm Bê, Phan Huy Khang, Phạm Công Danh đã thống nhất việc Sacombank sẽ cho Phạm Công Danh vay từ 1.300 tỉ đồng đến tối đa 1.800 tỉ đồng nhưng phải có tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc tiền gửi.
Video đang HOT
Sau đó, Phạm Công Danh đến gặp Khang và Khang báo cáo về việc thống nhất cho Danh vay 1.800 tỉ đồng dùng tiền gửi từ VNCB để làm tài sản bảo đảm. Lý do Sacombank chỉ cho Danh vay 1.800 tỉ đồng vì Trầm Bê với chức danh là Chủ tịch Hội đồng tín dụng chỉ được cấp phép tối đa là 1.800 tỉ. Nếu cho vay hơn số này thì phải trình lên hội đồng quản trị sẽ rất mất thời gian, không thể cho vay ngay được.
Sau đó, ông Trầm Bê giao cho Khang tổ chức thực hiện việc này. Do vậy, khi cấp dưới trình hồ sơ các khoản vay của 6 công ty (do Phạm Công Danh sở hữu), mặc dù hồ sơ chưa đầy đủ nhưng Trầm Bê vẫn duyệt cho các công ty này vay.
Cho vay nghìn tỉ không thẩm định thực tế
Sau khi thống nhất về mặt chủ trương và quyết định của Chủ tịch Hội đồng tín dụng Trầm Bê, Tổng giám đốc Phan Huy Khang, Phạm Công Danh đưa Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn đến gặp Khang, giới thiệu là những người sẽ thực hiện việc vay tiền.
Khi cấp dưới trình hồ sơ về các khoản vay của 6 công ty mặc dù hồ sơ chưa đầy đủ nhưng Khang vẫn phê duyệt. Sau khi nhận sự chỉ đạo của Trầm Bê và Phan Huy Khang, Phó tổng giám đốc phụ trách phía Nam là ông Phan Đình Tuệ đã chỉ đạo cho cấp dưới thực hiện việc thẩm định hồ sơ và giải ngân.
Tuệ gọi cho Bùi Văn Thành (giám đốc chi nhánh Hưng Đạo) và Trần Thị Hải Triều (giám đốc chi nhánh quận 8) đến và giao cho chi nhánh Hưng Đạo cho vay 600 tỉ đồng; chi nhánh quận 8 cho 4 công ty vay 1.200 tỉ đồng.
Tuy nhiên, hồ sơ của 6 công ty không được thẩm định thực tế hoặc thẩm định sơ sài về năng lực tài chính, nguồn vốn tự có và nguồn vốn trả nợ… nhưng vẫn được xem xét quyết định cho vay, chưa thực hiện đầy đủ điều kiện cho vay theo quy định.
Dẫu vậy, ngoại trừ ông Trầm Bê và Phan Huy Khang bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Phan Đình Tuệ và 12 người khác là cán bộ, nhân viên của Sacombank tham gia vào việc cho vay trên được cơ quan điều tra xác định không đủ căn cứ để xử lý trách nhiệm hình sự.
Theo cơ quan điều tra, những người trên có hành vi sai phạm trong việc cho vay nhưng thực hiện theo chỉ đạo của Phan Huy Khang, không trực tiếp gặp gỡ trao đổi bàn bạc với Trầm Bê và Phạm Công Danh. Những người này không biết các công ty vay tiền là của Danh.
Xuân Duy
Theo Dantri
Ông Trầm Bê bị bắt
Cựu lãnh đạo Ngân hàng Sacombank Trầm Bê bị cho có sai phạm, tiếp tay cho Phạm Công Danh gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng.
Ngày 1/8, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46 - Bộ Công an) bắt tạm giam ông Trầm Bê (58 tuổi, nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch HĐTD Ngân hàng Sacombank) về hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo buộc cùng hành vi, nguyên thành viên hội đồng tín dụng, nguyên Tổng giám đốc Sacombank - ông Phan Huy Khang - cũng bị bắt giam 4 tháng.
Nhà chức trách đang khám xét nơi ở và làm việc trước đây của hai nghi phạm tại Sài Gòn.
Động thái này được Bộ Công an đưa ra trong tiến trình điều tra giai đoạn hai của đại án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - VNCB, Tập đoàn Thiên Thanh) gây thất thoát tổng cộng hơn 15.000 tỷ đồng.
Ông Trầm Bê trong đại hội cổ đông giữa năm ngoái.
Theo điều tra ban đầu, ông Trầm Bê cùng hàng loạt cán bộ của Sacombank đã cố tình lách quy định, giúp ông Danh vay tiền của nhà băng.
Cụ thể, tháng 4/2013, để có tiền trả các khoản vay trước đó tại Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ông Danh cùng dàn lãnh đạo cấp dưới đến gặp ông Trầm Bê đề nghị vay 1.800 tỷ đồng.
Biết ông Danh không thể trực tiếp vay tiền của VNCB, ông Bê đồng ý cho vay với tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB tại Sacombank và giao cho cấp dưới triển khai.
Ông Danh sau đó phân công Phan Thành Mai (Tổng giám đốc VNCB), Mai Hữu Khương (34 tuổi, TV HĐQT) chuẩn bị tiền đảm bảo và làm 6 bộ hồ sơ pháp nhân của 6 công ty (do ông Danh thành lập) để vay khống theo phương án kinh doanh bất động sản. Giám đốc các công ty này hầu hết là nhân viên bảo vệ, tài xế... của Tập đoàn Thiên Thanh được thuê đứng tên.
Cơ quan điều tra xác định, trong phi vụ này ông Trầm Bê có chủ trương "giải ngân trước bổ sung chứng từ sau" nên chỉ trong một ngày giám đốc các chi nhánh của Sacombank đã chuyển tổng cộng 1.800 tỷ đồng cho 6 công ty của ông Danh.
Số tiền này ông Danh trả nợ cho BIDV 1.700 tỷ đồng - khoản vay để chuyển nhượng 5 lô đất thuộc dự án Khu phức hợp TM&DV cao tầng tại Sân vận động Chi Lăng, Đà Nẵng.
Đến ngày 24/2, ông Trầm Bê và con trai Trầm Khải Hòa có đơn xin từ nhiệm các chức vụ tại Sacombank.
Ông Trầm Bê là người gốc Hoa, tham gia đầu tư và trở thành thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phương Nam vào năm 2004. Đến giữa năm 2012, ông và một loạt lãnh đạo từ Southern Bank trúng cử vào ban quản trị và điều hành Sacombank. Sau đó, ông làm Phó chủ tịch Sacombank.
Quốc Thắng
Theo VNE
Điều tra cái chết bí ẩn của người đàn ông sau khi được công an cho tự về nhà Cần tiền để trả nợ cho ngân hàng BIDV, Phạm Công Danh đã đi vay của Sacombank 1.800 tỷ đồng. Rất nhiều hồ sơ, chứng từ liên quan đến thủ tục vay mượn là giả nhưng nhanh chóng được giải ngân và Danh có tiền để trả nợ. Vay Sacombank trả nợ BIDV Theo kết luận điều tra, sau khi tái cơ cấu...