‘Train to Busan’ đại bại ở giải thưởng điện ảnh Rồng Xanh
Giải thưởng điện ảnh lớn nhất Hàn Quốc mỗi dịp cuối năm chứng kiến thất bại thê thảm của bom tấn ăn khách “ Train to Busan” trước các đối thủ “ Inside Men” hay “ The Wailing”.
Trước buổi tối 25/11, bom tấn Train to Busan tràn trề cơ hội càn quét Rồng Xanh – giải thưởng điện ảnh lớn nhất dịp cuối năm của điện ảnh Hàn Quốc do tờ Chosun Ilbo tổ chức – với tổng cộng 10 đề cử, trong đó có Phim truyện xuất sắc.
Song, phim chỉ giành được một giải thưởng duy nhất từ ban giám khảo là Kỹ thuật xuất sắc cho phần hóa trang của Kwak Tae Yong và Hwang Hyo Gyun.
Kỹ thuật xuất sắc là giải thưởng duy nhất từ ban tổ chức Rồng Xanh mà Train to Busannhận được. Ảnh: NEW.
Ở hạng mục Phim truyện xuất sắc, Inside Men là tác phẩm giành chiến thắng. Đây là bộ phim xoay quanh những mối quan hệ phức tạp giữa báo chí, giới chính trị và các băng đảng xã hội đen. Bản thân ngôi sao của bộ phim là Lee Byung Hun cũng thắng giải Nam diễn viên chính xuất sắccho màn hóa thân nổi bật trong phim.
Trên sân khấu nhận giải, tài tử 46 tuổi nhấn mạnh tình hình chính trị tại Hàn Quốc hiện còn rối ren hơn những gì mà Inside Men khắc họa và khích lệ mọi người không được phép mất hy vọng dù chuyện có tồi tệ đến đâu.
Inside Men là tác phẩm thắng giải Phim truyện xuất sắc, đồng thời giúp Lee Byung Hun lên ngôi Ảnh đế tại Rồng Xanh lần thứ 37. Ảnh: Yonhap.
Hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc chứng kiến Kim Min Hee của bộ phim mang đề tài đồng tính The Handmaiden lên ngôi. Người đẹp mới ly dị chồng sau khi mối quan hệ ngoại tình giữa cô với đạo diễn Hong Sang Soo bị phanh phui hồi đầu năm và gây ra tranh cãi lớn tại Hàn Quốc.
Vai diễn nhiều ẩn ức và đòi hỏi phải khỏa thân trước ống kính đã giúp Kim Min Hee vượt qua hai ứng viên nặng ký là Son Ye Jin (The Last Princess) và Youn Yuh Jung (The Bacchus Lady). Song, nữ diễn viên không có mặt tại lễ trao giải Rồng Xanh năm nay do vẫn đang trong quãng thời gian tránh mặt báo giới.
Bạn diễn của Kim Min Hee trong The Handmaiden là Kim Tae Ri nhận giải Nữ diễn viên mới xuất sắc. Trước đó, đạo diễn Park Chan Wook đã tìm ra gương mặt trẻ sau cuộc tuyển chọn rầm rộ với sự tham gia của hàng nghìn cô gái.
Hai diễn viên nữ của The Handmaiden đều có giải tại Rồng Xanh năm nay. Ảnh: Cine21.
Tuy Inside Men thắng giải Phim truyện xuất sắc, nhưng tác phẩm không thể giúp Woo Min Ho lên ngôi ở hạng mục Đạo diễn. Người chiến thắng là nhà làm phim nổi tiếng Na Hong Jin với tác phẩm kinh dị giật gân được giới phê bình ngợi khen The Wailing. Tuy bị hạn chế độ tuổi, nhưng bộ phim vẫn thu hút tới 6,87 triệu lượt khán giả Hàn.
The Wailing cũng đồng thời tạo nên cột mốc lịch sử mới tại Rồng Xanh. Tài tử Nhật Bản Jun Kunimura của bộ phim thắng giải Nam diễn viên phụ xuất sắc, vượt qua Ma Dong Seok và Kim Eui Sung của Train to Busan. Đây là lần đầu tiên giải thưởng của Rồng Xanh được trao cho một người ngoại quốc.
Đây là bộ phim mang đề tài chiến tranh, lấy bối cảnh thập niên 1920 khi bán đảo Triều Tiên còn nằm dưới ách đô hộ của Nhật Bản. Do đạo diễn Kim Jee Woon thực hiện và có sự góp mặt của Song Kang Ho, The Age of Shadows mới được Hội đồng Điện ảnh Hàn Quốc chọn làm tác phẩm đại diện cho quốc gia để thi tài ở hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc tại Oscar 2017.
Video đang HOT
Danh sách giải thưởng điện ảnh Rồng Xanh lần thứ 37
Phim truyện xuất sắc: Inside Men
Đạo diễn xuất sắc: Na Hong Jin với The Wailing
Nam diễn viên chính xuất sắc: Lee Byung Hun với Inside Men
Nữ diễn viên chính xuất sắc: Kim Min Hee với The Handmaiden
Nam diễn viên phụ xuất sắc: Kunimura Jun với The Wailing
Nữ diễn viên phụ xuất sắc: Park So Dam với The Priests
Nam diễn viên mới xuất sắc: Park Jung Min với Dongju: The Potrait of a Poet
Nữ diễn viên mới xuất sắc: Kim Tae Ri với The Handmaiden
Đạo diễn mới xuất sắc: Yoon Ga Eun với The World of Us
Quay phim xuất sắc: Lee Mo Gae, Lee Sung Hwan với Asura: The City of Madness
Nhạc nền xuất sắc: Jang Young Kyu và Dalparan với The Wailing
Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc: Ryu Sung Hee với The Handmaiden
Dựng phim xuất sắc: Kim Sung Min với The Wailing
Kỹ thuật xuất sắc: Kwak Tae Yong và Hwang Ho Gyun với Train to Busan
Kịch bản xuất sắc: Shin Yeon Sik với Dongju: The Portrait of a Poet
Giải thưởng công chúng: Jung Woo Sung, Son Ye Jin, Bae Doona, Kunimura Jun
Phim ăn khách nhất: Train to Busan
Phim ngắn xuất sắc: Summer Night
Theo Zing
Điện ảnh Việt học được gì từ phim kinh dị hay nhất năm 2016
Thất bại thảm hại về doanh thu, phim kinh dị Việt Nam rất cần học hỏi kinh nghiệm thành công của các tác phẩm nước ngoài, điển hình là "bom tấn" Hàn Quốc "Train to Busan".
Phim ma/kinh dị đang tràn ngập thị trường phim Việt Nam như một trào lưu mới. Dòng phim hài của những ngày làm mưa làm gió các rạp chiếu bắt đầu kém dần uy thế.
Kịch bản cũ nhàm, diễn viên hài mải miết chạy sô truyền hình, chiêu trò gây cười bế tắc... khiến phim hài giảm dần sự hấp dẫn. Nhiều nhà sản xuất quay sang các dự án phim ma/kinh dị như một mảnh đất đầu tư màu mỡ mới.
Năm 2016 chứng kiến loạt phim ma/kinh dị Việt ra rạp, có thể kể đến Ma nữ báo thù, Mặt nạ máu, Bệnh viện ma, Phim trường ma, Cô hầu gái... Tuy nhiên, theo nguồn tin của Zing, các dự án ma/kinh dị Việt đều thảm bại về doanh thu. Điều đó tất nhiên là có lý do.
Cú đột phá về mặt doanh thu của dòng phim kinh dị ở thị trường phim Việt năm 2016 thuộc về tác phẩm điện ảnh đến từ Hàn Quốc Train to Busan (tựa Việt là Chuyến tàu sinh tử).
Câu chuyện về nước mắt trong phim kinh dị
Phim kinh dị vốn được ví như đồng hồ sinh học đo nỗi sợ hãi của khán giả. Mỗi đạo diễn khi bắt tay vào một dự án phim ma/kinh dị đều phải nghiên cứu kỹ &'đồng hồ sinh học' trong kịch bản của mình.
Ở phút nào khán giả phải giật mình, ở giây nào khán giả sẽ hét lên, ở trường đoạn nào khán giả sẽ nín thở... tất cả điều đó, đạo diễn phim ma/kinh dị phải tính toán rất kỹ.
Train to Busan được đánh giá là cú đột phá của dòng phim kinh dị năm 2016. Ảnh: CGV
Những thế lực siêu nhiên gánh trách nhiệm hù dọa con người cũng được tính toán kỹ. Xác sống, ma, hay các oan hồn xuất hiện trong bối cảnh như thế nào, âm nhạc ra sao, xuất hiện ở giây thứ bao nhiêu... để có được các cú giật mình sợ hãi của khán giả cũng đều nằm trong chủ ý của đạo diễn.
Train to Busan phá vỡ tất cả mọi nguyên tắc và lý thuyết về "đồng hồ sinh học" trong phim kinh dị. Những xác sống (zombie) trong Train to Busan không đóng vai chính và chỉ gánh một phần trách nhiệm hù dọa con người.
Ở tác phẩm của đạo diễn Yeon Sang-ho, zombie chỉ làm nền cho một câu chuyện về tình người, về một xã hội thu nhỏ khốc liệt mà đạo diễn muốn khắc họa. Chính vì thế, khi xem phim khán giả không thấy sợ, mà hầu hết đều bật khóc.
Phim là câu chuyện về loài virus bí ẩn có thể biến con người thành xác sống hung hãn đã biến đoàn tàu đến Busan thành một xã hội thu nhỏ. Trong đó, khi đứng trước hiểm nguy, các nhân vật, mỗi con người đều bộc lộ hết tính cách của mình.
Trước ranh giới của sự sống và cái chết, sự khác biệt giữa người giàu - kẻ nghèo, tình yêu và sự ích kỷ, sự cao thượng và tính hèn nhát... đã đẩy lùi mọi nỗi sợ hãi, và biến mỗi tình tiết phim thành đời sống sinh động, đầy nước mắt.
Nói như đạo diễn Đặng Thái Huyền, "Khi xem Train to Busan, tôi và khán giả có thể nhận thấy thông điệp khốc liệt của bộ phim. Đó là xác sống hay ma không phải là điều đáng sợ nhất".
"Thứ đáng sợ hơn cả mọi thế lực siêu nhiên chính là con người. Chính sự ích kỷ, vô cảm và nhẫn tâm của loài người đối với đồng loại của mình mới là thứ đáng sợ nhất. Thông điệp ấy khiến bộ phim trở nên ám ảnh và xúc động", chị nhấn mạnh.
Xác sống chỉ là những nhân vật phụ trong phim. Sự xuất hiện của các xác sống giống như sự ẩn dụ về một biến cố có thể xảy ra để những con người trong xã hội hiện đại bộc lộ hết bản chất của mình. Ảnh: CGV
Xem Train to Busan, khán giả như đang được chứng kiến xã hội mà mình đang sống. Khi có một biến cố xảy ra, người ta có thể nhìn thấy sự trở mặt, sự thấp hèn, sự vô cảm của những người sống ngay bên cạnh mình, đáng sợ đến mức nào.
Trên chuyến tàu đến Busan ấy, khoảnh khắc khủng khiếp nhất không phải là cảnh các zombie hung hãn và khát máu xuất hiện, mà là khi con người lạnh lùng, tàn nhẫn giết hại lẫn nhau.
Phim ma/ kinh dị Việt cần một cú bứt phá
Trở lại với trào lưu phim ma/kinh dị Việt tràn ngập thị trường phim nội địa năm 2016, có thể thấy lý do của sự thảm bại doanh thu là không khó đoán. Sản xuất ồ ạt, nhưng phim ma/kinh dị Việt không có được lối đi riêng và không thể có được một "đồng hồ sinh học" hợp lý.
Xem phim ma/kinh dị Việt dễ dàng bắt gặp những mô típ cũ rích của thể loại này mà Mỹ, Nhật, Hàn đã sản xuất cách đây hàng mấy chục năm. Vẫn một kiểu dọa khán giả, gây giật mình như thế, vẫn theo cách oan hồn/ma xuất hiệu như thế, vẫn sắp đặt âm nhạc đầy hù dọa như thế...
Đạo diễn Đặng Thái Huyền lý giải: "Chúng ta đi sau thế giới bấy nhiêu năm, việc học hỏi là không tránh khỏi. Nhưng tất nhiên, từ việc học hỏi mỗi đạo diễn nên biến những thủ thuật đó thành của mình, theo cách riêng".
Để biến những điều học hỏi được từ phim ma/kinh dị thế giới thành chất của riêng mình cần rất nhiều đến tài năng của người đạo diễn. Tài năng xưa nay lại luôn là thứ khan hiếm của cả nền điện ảnh Việt.
Phim ma/kinh dị Việt cần một cú bứt phá, cần một 'đồng hồ sinh học' được tính toán kỹ hơn, logic hơn. Ảnh: CGV
Trong loạt phim ma/kinh dị Việt ra mắt năm 2016, Bệnh viện ma và Cô hầu gái được đánh giá là hai phim khá nhất, nhưng cách kể chuyện của 2 bộ phim bị chê là bất hợp lý. Những cái kết của các phim ma/kinh dị Việt khi tiết lộ lại thường bẻ gãy toàn bộ logic của nội dung phim.
Đầu tư cho thể loại ma/kinh dị sẽ tốn kém hơn một phim tâm lý tình cảm vì chi phí cho kỹ xảo là khá lớn. Vì thế, nếu cứ mãi quẩn quanh với cách kể cũ, thiếu tính toán và bất hợp lý, việc thu hồi vốn và sinh lãi của thể loại ma/kinh dị Việt sẽ còn là một câu chuyện dài, chưa thể có hồi kết.
Cuối năm 2016, nhiều nhà sản xuất vẫn đang ấp ủ đầu tư cho các dự án phim ma/kinh dị mới để tung ra thị trường năm 2017 (gần nhất là Lời nguyền gia tộc vừa bấm máy ngày 22/11). Thị trường phim 2017 vẫn dành những dấu hỏi để ngỏ về doanh thu cũng như sự thành công của các dự án phim ma/kinh dị Việt.
Lẽ thường, doanh thu phim ma/kinh dị vẫn được đo bằng nỗi sợ hãi, sự ám ảnh mà khán giả truyền tai cho nhau nghe sau khi rời rạp chiếu. Sự sợ hãi đôi khi không chỉ đến từ kỹ xảo hình ảnh, âm thanh ma quái, hình ảnh zombie, ma mãnh đầy máu me mà đến từ chính thông điệp ẩn sau truyện phim.
Theo Zing
Truyền thông Mỹ đưa tin Song Joong Ki đóng vai chính Train to Busan (Chuyến tàu sinh tử) phần 2 Với những thành công ngoài sức mong đợi của bộ phim đề tài xác sống này ở Hàn Quốc và Quốc tế, nhiều người dự đoán siêu phẩm sẽ tiếp tục có phần 2. Ngày 15/10, một phương tiện truyền thông của Mỹ đưa tin, có thể Train to Busan phần 2 đang được quay với nhân vật chính là Song Joong Ki,...