Trai TQ bị đánh bầm dập trên tàu ở Tây Ban Nha
Chàng trai người TQ bị một người da trắng đến cà khịa và đánh vào mặt trên tàu điện, hành động này bị tình nghi là phân biệt chủng tộc.
Đoạn video ghi lại cuộc ẩu đả trên tàu điện ngầm ở Barcelona, Tây Ban Nha được đăng lên Youtube hôm 29/6 đang gây ra rất nhiều tranh cãi trên cộng đồng mạng quốc tế. Theo thông tin từ người đăng tải video sở hữu tài khoản Youtube mang tên Payo_Cura, một thanh niên người Trung Quốc đang ngồi trên tàu điện ngầm thì một người đàn ông đầu trọc, da trắng tiến đến, hai người lời qua tiếng lại và bất ngờ người da trắng đấm liên tiếp vào mặt thanh niên người Trung Quốc. Cũng theo người đăng tải clip, vụ đánh người này mang tính chất phân biệt chủng tộc và người đàn ông da trắng chính là bên gây sự trước.
Vụ ẩu đả trên tàu điện ngầm ở Barcelona, Tây Ban Nha được cho là liên quan đến vấn đề phân biệt chủng tộc:
Clip đăng trên Youtube hiện có hơn 900 nghìn lượt xem. Có thể thấy nam thanh niên được cho là người Trung Quốc ở trong tình thế khá bị động, chỉ khi bị đánh tới tấp vào mặt, anh mới bắt đầu có hành động phản kháng, đẩy người đàn ông da trắng ra và bắt đầu đánh trả. Hành khách trên tàu đã kịp thời can thiệp, giữ và can ngăn hai người. Tuy nhiên, sau đó chàng trai người Trung Quốc lại bị đẩy ra khỏi tàu và ngã xuống đất trông rất tội nghiệp.
Video đang HOT
Người da trắng bất ngờ đấm tới tấp vào mặt chàng thanh niên người Trung Quốc đang ngồi trên tàu điện.
Người đăng tải video này trên Youtube còn chia sẻ lại đoạn hình ảnh lên Twitter và khẳng định đây là một vụ đánh người mang tính chất phân biệt chủng tộc. Người đàn ông da trắng đã gây gổ và đánh đập một người châu Á da vàng trên tàu điện ở Tây Ban Nha, nơi hầu như chỉ có những người gốc châu Âu đang có mặt ở đó.
Chàng trai được cho là người Trung Quốc sau đó bị đẩy ra khỏi tàu điện.
Trên Twitter, phản ứng của cộng đồng mạng đều tỏ ra thông cảm với chàng thanh niên bị đánh. Tuy nhiên, do thông tin về vụ việc vẫn chưa được kiểm chứng nên nhiều người vẫn hoài nghi và có những ý kiến trái chiều về vụ việc này. Nickname Andrew88 bình luận: “Theo tôi nghĩ có thể chàng trai người Trung Quốc kia đã có những lời lẽ xúc phạm, động chạm gì đó nên người kia mới tức giận và đánh anh ta”. Nickname Marvel Sonya lại cho rằng: “Clip không nói lên nhiều điều, chúng ta thường mặc định người ra tay trước là người có lỗi nhưng trong vụ việc này vẫn chưa thể xác định ai đúng ai sai. Chia sẻ của người đăng tải video cũng chưa chắc đã là chính xác. Điều tôi muốn nói là hành động thiếu kiềm chế của cả hai người đã gây ra cảnh hỗn loạn, mất mỹ quan trên tàu điện. Rất may người hành khách khác đã can thiệp nếu không vụ việc sẽ còn nghiêm trọng hơn”.
Theo Kiến thức
Đã có phương án đối phó với giàn khoan Nam Hải 9
Tối qua 19.6, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho hay theo thông tin mà Cục Hải sự Trung Quốc công bố thì giàn khoan mới mà nước này đang kéo ra biển Đông sẽ hạ đặt tại thềm lục địa của Trung Quốc. Tọa độ dự kiến hạ đặt giàn khoan này là 17 độ 14,1 vĩ bắc, 109 độ 31 kinh đông trên biển Đông thuộc vùng biển đảo Nam Du Lâm trong thềm lục địa Trung Quốc khoảng 50 - 60 hải lý.
Ảnh minh họa
Vị trí này cách các đảo của Việt Nam là đảo Cồn Cỏ chừng 130 hải lý, đảo Lý Sơn khoảng 140 hải lý. "Đây là khu vực mà cách đây 5 năm, Trung Quốc đã đặt một vài giàn khoan vẫn hoạt động đến bây giờ. Hiện chúng tôi vẫn theo dõi sát sao tình hình và đã có những phương án dự liệu luôn sẵn sàng các kịch bản đối phó với nhiều tình huống có thể xảy ra", thiếu tướng Đạm cho hay.
Lãnh đạo Cảnh sát biển cũng cho biết thêm, giàn khoan Nam Hải 9 là loại giàn nửa chìm nửa nổi thuộc Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Giàn khoan này bắt đầu di chuyển từ tọa độ 17 độ 38 vĩ bắc, 110 độ 12,3 kinh đông đến vị trí mới từ ngày 18.6. Dự kiến, hôm nay 20.6 giàn khoan Nam Hải 9 sẽ đến vị trí dự kiến hạ đặt.
Theo TNO
GS Carl Thayer: Cần đưa vấn đề giàn khoan ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc Căng thẳng leo thang xoay quanh giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam cần được đưa ra bàn luận ở cấp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) và từ đó cộng đồng quốc tế có thể yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan, theo Giáo sư Carl Thayer. Giáo sư Carl Thayer (phải)...