Trái tim nhân tạo tiên tiến nhất thế giới sẽ chính thức ra mắt vào đầu năm 2031
Chính phủ Australia đang chi 50 triệu AUD (gần 33 triệu USD) để chế tạo và bán trái tim nhân tạo tiên tiến nhất thế giới, một công nghệ đột phá dự kiến có khả năng giúp giảm một nửa số ca tử vong do suy tim trên toàn cầu.
Trái tim nhân tạo của BiVACOR. Ảnh: fiercebiotech.com
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, công nghệ này mô phỏng cách làm việc của trái tim người bằng cách sử dụng lực đẩy bằng từ trường tân tiến, lần đầu tiên mang lại cho bệnh nhân suy tim một cuộc sống năng động trong hơn 10 năm.
Hành trình bắt đầu khi nhà phát minh người Australia Daniel Timms và cha của ông, một thợ sửa ống nước, chế tạo nguyên mẫu trái tim nhân tạo từ những vật liệu mua tại cửa hàng Bunnings. Sau khi người cha qua đời do suy tim, ông Daniel Timms đã quyết tâm phát triển thiết bị tim nhân tạo như một phần trong luận án tiến sĩ cách đây 20 năm, và hiện nó đã sẵn sàng cho thử nghiệm lần đầu tiên trên người.
Ông Timms, người được đề cử giải thưởng Công dân tiêu biểu của bang Queensland năm 2023, cho biết khi chế tạo trái tim này, ông sử dụng một đĩa quay có tác dụng đẩy máu đi khắp cơ thể. Điều khiến trái tim này khác biệt chính là công nghệ đẩy bằng từ trường, vì nam châm hoạt động sẽ loại bỏ bất kỳ sự mài mòn cơ học nào của trái tim, khiến nó vô cùng bền.
Video đang HOT
Ông Timms cho rằng tình trạng khan hiếm tim hiến tặng khiến nhiều bệnh nhân tim không được cứu chữa kịp thời. Chưa kể, nhiều khi người bệnh nhận được tim hiến tặng nhưng lại gặp rủi ro từ thuốc ức chế miễn dịch. Vì vậy, trái tim nhân tạo sẽ được cấy ghép vào bệnh nhân ngay khi có nhu cầu và có khả năng cứu sống được rất nhiều người.
Bộ trưởng Y tế Australia Mark Butler nhận định đây là một câu chuyện đáng kinh ngạc về sự khéo léo và khả năng tự chủ trong sản xuất của Australia, với sự hợp tác giữa các trường đại học, bệnh viện lâm sàng và ngành công nghiệp để phát triển trái tim nhân tạo tiên tiến nhất thế giới.
Giáo sư Michael Simmonds làm việc tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu cơ sinh học ở Đại Học Griffith đã tiến hành các thử nghiệm độc đáo trên trái tim nhân tạo để bảo đảm có các thích ứng tốt. Kết quả thử nghiệm cho thấy có sự cải thiện đáng kể so với các thiết bị hiện tại vốn thường duy trì tốc độ bơm máu cố định, điều có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau cho bệnh nhân như không thích ứng với nhu cầu thay đổi của cơ thể khiến bệnh nhân khó thở. Giáo sư Simmonds cho rằng đây là yếu tố làm “thay đổi cuộc chơi” dành cho những người bị suy tim nặng thường phải nằm liệt giường, đặc biệt đối với 95% những người bị suy tim không thể được ghép tim tại địa phương. Ông nhấn mạnh công nghệ tạo ra trái tim nhân tạo mới xuất hiện nhờ sự hợp tác đặc biệt giữa các kỹ sư, chuyên gia thiết kế, các nhà khoa học và chuyên gia y tế để giải quyết thách thức của bệnh suy tim.
Trong khi đó, Giáo sư kỹ thuật cơ khí và hàng không vũ trụ Shaun Gregory khẳng định những tiến bộ công nghệ không chỉ dừng lại ở việc chế tạo tim mà còn cả ở một loạt sản phẩm bổ sung ngoại vi như bộ điều khiển đeo, đường truyền chống nhiễm trùng, cố vấn thông minh cho bác sĩ lâm sàng, ứng dụng điện thoại di động, trang web cho bệnh nhân, cổng phản hồi trực tuyến cho bác sĩ lâm sàng, thiết bị đeo có thể tùy chỉnh cho bệnh nhân và các công cụ phẫu thuật nâng cao, cùng nền tảng đào tạo lâm sàng cho bác sĩ phẫu thuật.
Ông cho biết những đổi mới có thời hạn 15 năm, từ năm 2022-2036, dự kiến sẽ tạo ra ít nhất 1,8 tỷ AUD (tương đương 1,2 tỷ USD) cho nền kinh tế Australia, bao gồm giúp tiết kiệm cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, mở rộng ngành nghiên cứu và sản xuất, tạo việc làm và giúp bệnh nhân Australia tiếp cận sớm với các thử nghiệm lâm sàng và các công nghệ cứu sinh mới nổi. Các thử nghiệm lâm sàng sẽ bắt đầu được thực hiện tại bệnh viện Alfred ở thành phố Melbourne và bệnh viện St Vincent ở thành phố Sydney, và dự kiến trái tim sẽ được chính thức ra mắt vào đầu năm 2031.
Tại Australia có tới 500.000 người bị suy tim, với hơn 50.000 ca chẩn đoán mới mỗi năm. Bệnh suy tim thường trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, bệnh nhân phải đến bệnh viện nhiều hơn và tuổi thọ bị rút ngắn.
Australia cấm nhập khẩu vape dùng một lần
Chính phủ Australia thông báo nước này sẽ cấm nhập khẩu vape (thiết bị hút thuốc lá điện tử) dùng một lần từ ngày 1/1/2024.
Thuốc lá điện tử. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo Bộ trưởng Y tế Mark Butler, việc cấm sử dụng vape dùng một lần nhằm mục đích giảm thiểu tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng một cách "đáng lo ngại" trong giới trẻ ở nước này.
Bộ trưởng Butler cho biết vape từng được coi các chính phủ nhập khẩu như một biện pháp giúp những người hút thuốc lá lâu năm từ bỏ thói quen này. Ông nêu rõ: "Mặt hàng này không được bán như một sản phẩm để giải khuây, lại càng không phải là sản phẩm dành cho con em chúng ta, nhưng hiện tại thì đã trở thành như vậy. Phần lớn vape có chứa nicotin và giới trẻ ngày càng nghiện".
Một báo cáo của Chính phủ Australia cho thấy có tới 1/7 trẻ em trong lứa tuổi 14-17 tại nước này sử dụng vape. Báo cáo cũng trích dẫn "những bằng chứng nhất quán", khẳng định rằng những người trẻ tuổi tại Australia sử dụng vape có nguy cơ hút thuốc lá thông thường cao gấp 3 lần.
Chính phủ Australia cho biết đạo luật liên quan vape được ban hành năm 2024 sẽ hướng tới mục tiêu cấm sản xuất, quảng cáo hoặc cung cấp vape dùng một lần ở nước này. Lệnh cấm nhập khẩu vape đã được Hiệp hội Y khoa Australia đánh giá cao.
Chủ tịch hiệp hội này - ông Steve Robson - nêu rõ: "Australia là quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc giảm tỷ lệ hút thuốc và các tác hại về sức khỏe sau đó, vì vậy hành động quyết đoán của chính phủ nhằm ngăn chặn tình trạng hút thuốc lá điện tử hiện nay, cũng như những tác hại của thói quen này là rất đáng hoan nghênh".
Chính phủ Australia cũng dự kiến triển khai kế hoạch cho phép các bác sĩ và y tá kê đơn dùng thuốc lá điện tử trong trường hợp "thích hợp về mặt lâm sàng" kể từ ngày 1/1/2024.
Bà Kim Caudwell - Giảng viên cấp cao về tâm lý học tại trường Đại học Charles Darwin của Australia - cho biết đối với những người chưa từng hút thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử là "cửa ngõ nguy hiểm" dẫn đến hành động này.
Australia lên kế hoạch thiết lập mạng lưới cảnh báo lũ đáng tin cậy Ngày 15/5, Chính phủ Australia thông báo kế hoạch thiết lập một mạng lưới cảnh báo lũ lụt đáng tin cậy ở cấp quốc gia. Một tuyến đường bị đóng cửa do ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Richmond, New South Wales, Australia, ngày 4/3/2022. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Trong tuyên bố, Bộ trưởng Môi trường và Nước Australia Tanya Plibersek...