“Trái tim” của công nghiệp 4.0: Thời đại Internet bùng nổ và kết nối vạn vật
Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng mới: Cách mạng công nghiệp 4.0.
Ảnh: Youtube/KUKA Robot Group
Ngày nay, trong bối cảnh bùng nổ thông tin của mạng Internet, chúng ta thường nghe đến cụm từ “Cách mạng Công nghiệp 4.0″ ở khắp nơi: Từ nhà kinh tế, chính trị, nhà báo, nhà phân tích, chuyên gia, kiến trúc sư trên khắp các phương tiện truyền thông.
Những cụm từ liên quan đến cuộc cách mạng này như Smart Factory, Smart Manufacturing, Big Data, Internet of Things… cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc cũng như mục đích mà nó hướng tới.
Internet of Things – Internet kết nối vạn vật. Ảnh minh họa: Internet
Đây là cụm từ có nguồn gốc từ nước Đức kể từ năm 2011 trong một dự án của chính phủ nhằm đẩy mạnh tin học hóa và cải tiến điện toán hóa sản xuất. Lý thuyết của cuộc cách mạng này được ứng dụng mạnh mẽ và mang lại nhiều thành công vang dội.
Thuật ngữ “Công nghiệp 4.0″ đã được nhắc lại vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover. Tháng 10 năm 2012, Nhóm Công tác về Công nghiệp 4,0 trình bày một loạt các khuyến nghị về thực hiện Công nghiệp 4.0 cho chính phủ liên bang Đức.
Nhiều công ty của Đức đã trở thành biểu tượng của Nhà máy Thông minh (Smart Factory). Tại Ý, mặc dù khởi động muộn hơn sau vài năm nhưng quốc gia này đã nhanh chóng bắt kịp thành tựu mà Đức đạt được.
Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Italia Carlo Calenda (tại nhiệm 2016-2018) đã ban hành Kế hoạch Quốc gia “Cách mạng Công nghiệp 4.0″ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể ứng dụng và phát triển thành tựu của công nghệ thông tin cũng như vốn đầu tư.
Một phần mềm mang tên Open Data của Ý nhằm phát triển công cụ IT trong việc quản lý tổ chức sản xuất thậm chí còn khiến cuộc cách mạng này mang ý nghĩa rộng hơn khi ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, làm thay đổi lý thuyết trước đó.
Cách mạng 4.0 nghĩa là gì?
Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0)thường được xem là cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Sau cuộc cách mạng hơi nước, điện và IT, đây là thời điểm để Internet mang lại sự thay đổi toàn diện hệ thống sản xuất.
Trong đó, khái niệm Internet of Things và hệ thống vật lý máy tính đóng vai trò vô cùng quan trọng, ước tính đến năm 2020, sẽ có ít nhất 60 tỷ đối tượng thông minh online. Đây chính là trái tim của Smart Factory.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Sự kết nối thực tế giữa con người, máy móc và vật thể; một khái niệm vượt xa so với quá trình cách tân Công nghệ Thông tin – Information Technology của thế kỷ trước.
Thách thức lớn nhất của Smart Factory là phải luôn vật lộn với sự thay đổi và những điều bất định hay thực thể của toàn bộ những gì liên quan đến chuỗi cung ứng, từ người cung cấp tới khách hàng, thông qua việc xem xét mọi chủ thể, điều kiện và vị thế như:
Dây chuyền sản xuất, thời gian, sự hỏng hóc hay trục trặc, sự chậm trễ tiến độ, sự thay đổi của công nghệ và nhiều yếu tố bất định khác không thể lường trước được.
Một Smart Factory sẽ có thể thích ứng với chính bản thân nó trong thời gian thực tới yêu cầu thị trường để trở nên đủ sức cạnh tranh nhất có thể. Để có được điều này, tính linh động và thông tin liên tục là điều rất cần thiết.
Từ thị trường tới việc quyết định phải sản xuất thứ gì, cũng như sự phản ứng linh động trước các sự việc bất ngờ xảy ra không mong muốn. Trong môi trường này, mỗi thực thể vật lý máy tính sẽ có thể làm việc thông minh và hoàn thành các hoạt động được yêu cầu với hiệu suất tối đa.
Vậy làm thế nào để điều này trở thành thực tế?
Có thể thấy lý thuyết vừa đề cập bên trên rất tuyệt vời nhưng vẫn còn mang tính lý thuyết cao. Điều này làm cho việc ứng dụng nó nhà máy, xí nghiệp của bạn gặp không ít khó khăn. Cách mạng Công nghiệp 4.0 vẫn còn rất lý thuyết và như một giấc mơ vậy!
Nhưng thực tế, đã có những ứng dụng vào thực tiễn và đã có những thành công bước đầu ở các công ty Ý. Như một cuộc cách mạng, khái niệm này vẫn tiếp tục được nghiên cứu và cái tiến, phát triển, đổi mới quá trình.
Để đạt được đứng như những gì mà khái niệm này đề ra thì điều quan trọng là:
- Tự động hóa quá trình sản xuất như máy móc, cảm biến, công cụ đo lường, trang thiết bị, bốc dỡ hàng, in ấn và xa hơn, tự động kết nối với mạng lưới.
Ảnh minh họa: Internet
- Trang thiết bị cho người điều khiển như máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, máy tính bảng… để kết nối với mạng lưới liên tục (luôn online).
- Hủy bỏ “bút và giấy” khi chuyển giao thông tin như cách truyền thống hiện nay, điều đó có nghĩa là tránh việc gửi thông tin như thiết kế, chỉ dẫn, ghi chú vào giấy hay báo cáo bất cứ thông tin bằng tài liệu…
- Cuối cùng, nó là nền tảng để ứng dụng hệ thống IT (“Information Technology” hay “công nghệ thông tin”) như một ngôn ngữ, phương thức giao tiếp giữa người và máy móc nhằm tạo nên sự thống nhất, nền tảng của khái niệm Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Hệ thống IT này chính là Hệ thống Thực thi Sản xuất – MES (Manufacturing Execution System). Một MES chính là một hệ thống IT, hay một phần mềm được MOM (Quản lý Hệ thống Sản xuất) giám sát, tạo nên một môi trường tích hợp.
Thật ra, việc ứng dụng phần mềm vào sản xuất không phải là vấn đề mới vì từ năm 1994, phần mềm Open Data đã được sử dụng và giờ đây, nó trở thành nền tảng cho MES.
Tuy vậy, nghiên cứu cho thấy chỉ có khoảng 20% các nhà máy trên toàn cầu có hệ thống MOM/MES này, con số vẫn còn rất khiêm tốn so với sự phát triển công nghệ thông tin như hiện nay.
MES sẽ đảm nhiệm mọi vai trò trong khâu sản xuất từ đầu vào (đơn đặt hàng, lịch hay kế hoạch sản xuất, nguyên liệu, thu thập thông tin trong quá trình hay thậm chí xử lý các tình huống bất ngờ…) tới cả đầu ra, kiểm định chất lượng sản phẩm và đưa tới thị trường.
Xu hướng của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 như một hệ quả tất yếu của sự phát triển sản xuất giúp nâng cao hiệu suất và tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, nói cách khác nếu bạn nằm ngoài xu hướng này thì chắc chắn sớm muộn gì bạn cũng sẽ bị tụt lại phía sau.
Bài viết sử dụng các nguồn: Opendatasrl, Engineersjournal, Nhamaythongminh
Theo Helino
Báo chí trước thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động đến nhiều ngành nghề. Báo chí Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc trong xu thế hội nhập mạnh mẽ.
Sự phát triển công nghệ truyền thông mới, đặc biệt là sức ép cạnh tranh thông tin từ truyền thông xã hội vừa tạo ra thách thức, vừa tạo cơ hội cho những người làm báo Việt Nam.
Áp lực phải thay đổi
Với sự bùng nổ internet, đặc biệt là tốc độ truy cập ngày càng nhanh, vài năm trở lại đây, truyền thông xã hội đang phát triển mạnh mẽ với bất kỳ ai cũng có thể đăng thông tin lên mạng xã hội. Do đó, truyền thông xã hội được cho là một trong những cách thức truyền thông mới được đề cập nhiều trong vài năm gần đây. "Truyền thông xã hội dựa trên sự giao lưu, chia sẻ thông tin trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến với sự kết nối hai hay nhiều cá nhân và được lan truyền nhanh chóng. Đây là sự khác biệt giữa truyền thông xã hội với các phương tiện thông tin truyền thống - nơi các cơ quan truyền thông chuyên nghiệp giữ vai trò hạt nhân, kết nối truyền thông và đưa tin", ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ.
Gian trưng bày các ấn phẩm của TTXVN tại Hội báo toàn quốc 2019.
Trong một xã hội "mở", truyền thông xã hội gắn với hoạt động truyền thông không chính thức, gắn với việc đưa ra quan điểm riêng của cá nhân và một vấn đề nhóm người quan tâm. Truyền thông xã hội lan truyền nhanh chóng và có tính tương tác cao giữa những người tham gia. Do đó, sự phát triển truyền thông xã hội phụ thuộc lớn và môi trường internet. Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động cơ quan báo chí, thậm chí đảo lộn và thay đổi môi trường truyền thông hiện nay.
"Nghiên cứu về những tác động đến báo chí truyền thống năm 2019 cho thấy cho thấy: 22% tác động bởi truyền thông xã hội; 20% đến từ nguồn nhân lực; 19% bị tác bởi tin giả; 8% từ áp dụng công nghệ... Điều đó cho thấy truyền thông xã hội đang có chi phối rất lớn đến báo chí truyền thống hiện nay. Khảo sát tại một số trường đại học cho thấy nhiều bạn trẻ tiếp cận thông tin chủ yếu qua mạng xã hội, thậm chí không nghe đài, không đọc báo in, không xem truyền hình", ông Cao Hoàng Nam, Điều phối viên trưởng Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết.
Các nghiên cứu của chương trình cho thấy với tác động của truyền thông xã hội, thông tin lan truyền mang tính cá nhân hóa. Với công nghệ đường truyền 5G đang thử nghiệm với khả năng tải dữ liệu gấp 4 lần hiện nay. "Đồng thời, phương tiện đầu cuối (smartphone) với nhiều tính năng, xu hướng đọc báo trên điện thoại sẽ ngày càng phổ biến. Thay vì đọc tin, người dùng sẽ chuyển hướng xem video, thoại hơn là đọc sẽ là xu hướng. Đây còn gọi là thời kỳ của báo chí di động", ông Cao Hoàng Nam nhận định.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đinh Thị Thúy Hằng, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ (Hội Nhà báo Việt Nam) nhận định: Thời đại thông tin số đã cho phép con người từ khắp nơi trên trái đất có thể kết nối chia sẻ ý tưởng và làm việc cùng nhau. Mọi người không còn chỉ ràng buộc bởi tin tức do báo chí chính thống cung cấp mà họ tự tạo ra tin. Công chúng trở thành nhà truyền thông cho chính họ và những cộng đồng mà họ chia sẻ ý tưởng. Bên cạnh những lợi thế của thời đại thông tin số mang lại cho sự phát triển của báo chí thì nhà báo cũng như các cơ quan báo chí phải đương đầu với thách thức số hóa và sự mất quyền độc tôn là người "gác cổng" thông tin trong xã hội.
Bên cạnh đó, "nhà báo người máy" hay "trí tuệ nhân tạo-AI", hoặc "báo chí tự động" không còn là khái niệm mới mà thực tế đã trở thành một tác nhân làm thay đổi nghề làm báo truyền thống đã được hình thành trong khoảng 4 thế kỷ nay. "Với đà này, sự suy giảm báo in hiện hữu khi công chúng truyền thông đã quá quen với việc lấy thông tin trên điện thoại di động hay máy tính bảng, vừa thuận tiện, gọn nhẹ vừa nhanh chóng và đầy ắp thông tin. Với những thách thức của báo chí truyền thống trong hai thập kỷ qua, từ báo miễn phí đến sự xuất hiện của báo điện tử, rồi mạng xã hội, và nay là sự xuất hiện của "nhà báo" robot khiến các nhà báo lo lắng về tương lai của nghề nghiệp", PGS, Tiến sỹ Đinh Thị Thúy Hằng chia sẻ.
Đánh giá về sự thích ứng của báo chí Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ông Hồ Quang Lợi cho rằng một nhà báo không chỉ cần thành thạo kỹ năng viết tin, bài, chụp ảnh mà còn phải biết quay video clip về cùng một sự kiện, bảo đảm rằng sản phẩm của mình có thể được sử dụng cho cả báo in, báo điện tử, báo hình và phát thanh. Phương tiện tác nghiệp giờ không còn là cuốn sổ với cây bút hay máy tính xách tay. Thay vào đó, nhiều khi, nhà báo cần phải biết sử dụng chiếc điện thoại thông minh như một "tòa soạn thu nhỏ".
"Việc sử dụng mạng 5G sắp tới tại Việt Nam sẽ có lợi không chỉ riêng đối với báo chí, truyền thông mà còn tác động tích cực đến nhiều ngành kinh tế. Đối với ngành báo chí, chúng ta không thể đứng ngoài cuộc cách mạng công nghệ bởi công chúng đã thay đổi thói quen tiêu thụ báo chí. Các cơ quan báo chí cần áp dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong qui trình tác nghiệp tin tức của nhà báo như thu thập và phân tích dữ liệu, viết và xuất bản tin tức trong thời đại công nghệ số. Các cơ quan báo chí lớn, đa phương tiện, đa nền tảng sẽ có nhiều lợi thế hơn các cơ quan báo chí nhỏ bởi họ có tiềm lực để xây dựng các kênh truyền thông mới vươn tới khán giả, độc giả", PGS, Tiến sỹ Đinh Thị Thúy Hằng đánh giá.
Nội dung giữ vai trò quyết định
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn truyền thông Lê, ông Lê Quốc Vinh chỉ ra thực trạng mạng xã hội hiện nay và cho rằng: Đặc tính của báo chí truyền thống hiện nay là thông tin bị động. Báo chí không thể cạnh tranh với mạng xã hội về tốc độ, nhưng có thể cạnh tranh về tính pháp lý, độ tin tưởng, chính xác của thông tin. Để có thể là kênh thông tin được lựa chọn, tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ đối với mạng xã hội, báo chí phải cùng lúc đạt được ba yếu tố: Có chất lượng cao (có tính xác thực, trung thực, độc lập cao), tạo ra được cơ chế trong bảo vệ tác quyền, các giải pháp thu từ người đọc với bài viết chất lượng.
Đứng ở góc độ đào tạo, Tiến sĩ Đinh Thị Thu Hằng, Phó trưởng Khoa Phát thanh - Truyền hình (Học viện Báo chí tuyên truyền) cho rằng: Báo chí không còn vai trò cung cấp thông tin độc tôn mà còn có cả sự tham gia của mạng xã hội. Tuy nhiên, báo chí hơn truyền thông xã hội ở giá trị thông tin và thông tin được kiểm định. Do đó báo chí khai thác lại thông tin từ truyền thông xã hội cần có chọn lọc.
Ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ truyền thông, trong "cuộc đua" về thông tin, nhất là thông tin trên mạng xã hội với vô van tin giả, tin chưa được kiểm chứng thì báo chí truyền thống đang năm giữ nhiều lợi thế, đặc biệt người đọc đang hướng tìm thông tin được kiểm chứng, toàn cảnh và có sự bình bình luận sắc sảo. Do đó cơ quan báo chí phải đi đầu và có trách nhiệm cung cấp thông tin nhanh nhạy, trung thực, chính xác.
"Để sàng lọc được thông tin thì người làm báo cần rèn kỹ năng khai thác sử dụng thành tựu khoa học - công nghệ, mà còn cần tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, nâng cao vốn sống, hiểu biết, vốn nghề, xác định tâm thế dấn thân. Bên cạnh cập nhật kiến thức làm báo của thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, các nhà báo phải thường xuyên tự bồi đắp kiến thức, viết về lĩnh vực gì thì phải nắm chắc lĩnh vực đó", ông Hồ Quang Lợi nhận xét.
Còn ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam cho rằng: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội để báo chí phát triển hơn. Từ khi xuất hiện truyền thông xã hội, báo chí đã thay đổi, nhanh hơn, đa dạng hơn. Tuy nhiên, để có chỗ đứng trong lòng độc giả thì nội dung chất lượng vẫn là yếu tố hàng đầu để có người đọc thường xuyên, trung thành. Nội dung muốn được người dân quan tâm tìm đọc là những vấn đề đời sống. Internet là cuộc cách mạng thông tin và muốn làm chủ thì báo chí không chỉ làm chủ công nghệ mà cả vấn đề nội dung.
Theo Báo Tin Tức
Tác động của cách mạng khoa học công nghệ đối với lĩnh vực điện ảnh Trong xu thế phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, ngành điện ảnh cần có giải pháp nhằm phát huy tối đa lợi thế, hạn chế mức tối thiểu khó khăn, thách thức khi tiếp cận để phát huy hiệu quả thuận lợi mà cách mạng 4.0 mang đến. Ngày 10/9, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp...