Trại tê giác lớn nhất thế giới vô tư bán sừng lấy tiền
Hiện nay, giá thị trường chợ đen một cân sừng tê giác lên tới 1,3 tỉ đồng, đắt hơn cả vàng hay ma túy.
Sừng tê giác có giá trị hơn cả vàng và ma túy.
Một tòa án ở Nam Phi đã “bật đèn xanh” cho việc bán đấu giá sừng tê giác trên mạng tại trang trại lớn nhất thế giới. Ban đầu, chính quyền Nam Phi không đồng ý cho thương vụ đấu giá 3 ngày diễn ra vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình đấu tranh chống buôn bán sừng tê giác.
Tuy nhiên, tòa án tối cao ở thành phố Pretoria đã ra phán quyết, cho phép John Hume, chủ trang trại tê giác lớn nhất thế giới, được phép công khai bán sừng tê. Luật sư của Hume cho biết cách đây 3 tháng, lệnh cấm buôn bán sừng tê giác ở Pretoria đã được dỡ bỏ. Tuy nhiên, chính quyền thành phố không đồng ý cấp giấy phép cho trang trại này.
Luật sư của Hume nói rằng ông hy vọng sẽ có được giấy phép trước 10 giờ sáng ngày 21.8 để phiên đấu giá được bắt đầu. Hiện nay, ông Hume đang có hơn 6 tấn sừng tê và muốn bán 264 chiếc trong số này. Giá thị trường chợ đen hiện nay mỗi cân sừng tê là 1,3 tỉ đồng. Giá của sừng tê giác còn đắt hơn vàng hay ma túy.
Ông Hume nói: “Chúng tôi rất vui vì quyết định của tòa án tối cao. Tôi hy vọng rằng chính phủ biết họ cần phải công bằng với chúng tôi”.
Nam Phi là quê hương của 20.000 con tê giác, chiếm hơn 80% tổng lượng toàn cầu. Những năm gần đây, số lượng tê giác sụt giảm nghiêm trọng do nạn săn bắn trộm. Ông Hume nói rằng, cách duy nhất để tê giác không bị săn trộm là “đáp ứng nhu cầu của thị trường sừng tê ở châu Á”.
Video đang HOT
Một con tê giác vừa bị cưa sừng ở trang trại tại Nam Phi.
Theo ông, xây trang trại và nuôi tê giác rồi cưa sừng bán là một biện pháp hiệu quả. Ông Hume là chủ trang trại tê giác lớn nhất thế giới hiện nay. Nhiều chuyên gia phản đối ý tưởng này vì sẽ thúc đẩy bọn săn trộm giết hại tê giác nhiều hơn.
Sừng tê có thành phần chủ yếu là keratin, tương tự hợp chất tạo thành móng tay người. Nó được bán dưới dạng bột và được cho là có thể chữa khỏi ung thư.
Nam Phi hiện nay có 300 trại nuôi tê giác và mỗi năm họ chi khoảng 116 triệu bảng Anh (khoảng 3.300 tỉ đồng) để bảo vệ bầy tê giác của mình.
Theo Danviet
Zimbabwe chặt toàn bộ sừng tê giác để chống săn trộm
Để bảo vệ loài động vật đang bị đe dọa này, chính phủ Zimbabwe sắp tới sẽ lấy sừng của chúng, khiến những kẻ săn trộm không còn lý do gì để ra tay.
Một con tê giác tên là Kuda vừa bị chặt sừng ở Zimbabwe ngày 25.8
Zimbabwe đang có kế hoạch chặt toàn bộ sừng tê giác trong các công viên quốc gia để ngăn chặn săn trộm sau khi 50 con tê giác đã bị giết trái phép vào năm ngoái, một nhóm bảo tồn động vật hoang dã cho biết ngày 30.8.
Sừng tê giác được đánh giá cao ở châu Á, nơi tin rằng sừng của loài động vật này có tác dụng trong y học cổ truyền. Nhu cầu tăng cao đã dẫn đến gia tăng nạn săn bắn tê giác.
1.305 con tê giác, một số lượng kỉ lục, đã bị giết hại trái phép ở châu Phi năm ngoái, hầu hết ở Nam Phi, theo nhóm bảo tồn.
Kuda đứng dậy đi lại sau khi bị chặt sừng
Lisa Marabini, giám đốc của tổ chức Aware Trust Zimbabwe, cho biết tổ chức này đang giúp Khu bảo tồn Zimbabwe và Cơ quan quản lý động vật hoang dã chặt bỏ sừng của 100 con tê giác ở các khu vui chơi, những con vật ít được bảo vệ, là mục tiêu của những kẻ săn trộm.
Khoảng 600 con tê giác khác đang được bảo vệ trong các khu bảo tồn tư nhân, những nơi này có thể cắt bỏ sừng tê giác hoặc tăng cường an ninh, Marabini nói.
"Chúng tôi muốn gửi một thông điệp tới những người săn trộm rằng họ sẽ không lấy được sừng tê giác ở Zimbabwe. Chính sách của công viên là chặt sừng tất cả tê giác," Marabini nói.
Một con tê giác khác tên Carol với chiếc sừng đã bị chặt
Phải mất khoảng 1.200 USD (gần 27 triệu đồng) để lấy sừng một con tê giác, Marabini nói.
Mua bán sừng tê giác trên thế giới đã bị cấm vào năm 1977. Tại Zimbabwe, giết chết một con tê giác có thể phải đi tù 9 năm.
Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới cho biết 50 tê giác đã bị giết ở Zimbabwe vào năm 2015, gấp đôi con số này của năm trước.
Theo Trà My - Reuters (Dân Việt)
Thú chơi "rồng trong bể kính" trăm nghìn USD ở châu Á Nhà báo Emily Voigt đã dành 3 năm tìm hiểu về thị trường buôn cá rồng bạc tỷ ở châu Á và phát hiện nhiều bí mật ít người biết. Con cá rồng xanh ngọc ánh vàng mang tên "Tiểu Long" có cái giá lên tới 150.000USD (hơn 3 tỷ VND) trong bể của một dân chơi Malaysia. Việc lách luật sở hữu...